Kỹ Thuật Nuôi Chồn Nhung Đen Cho Người Mới Bắt Đầu

0
1613
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chồn nhung đen là động vật thuộc họ gặm nhấm có xuất xứ từ Nam Mỹ. Đây là giống vật nuôi rất phù hợp với người nghèo bởi chúng chỉ ăn cỏ và các loại rau, củ, quả bình thường, nhưng lại cho thịt nhiều hàm lượng dinh dưỡng và được bán với giá khá cao. Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen yêu cầu những gì? Nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Nội dung chính

Chọn giống

Trong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc trong quá trình người nuôi gây giống từ đàn chồn gốc, cần phải chú ý chọn con chồn khỏe mạnh, có nhiều ưu thế làm con giống.

Khi chọn chồn nhung đen giống có những đặc điểm hình thái bạn cần lưu ý
Khi chọn chồn nhung đen giống có những đặc điểm hình thái bạn cần lưu ý  

Đặc điểm để chọn chồn giống là: thể hình đầy đặn, béo tốt, khỏe mạnh, xương cốt chắc chắn, cứng cáp, toàn thân có lông một màu đen tuyền và bóng mượt, lông dày đều và sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ, cử động linh lợi, hoạt bát, vùng đầu tròn đều, cổ ngực bụng săn chắc, tứ chi đầy đủ, có lực và không bị biến dạng; mắt đen và sáng, không bị ghèn mắt, mũi ươn ướt, không có hiện tượng rụng lông, hô hấp bình ổn, da mềm mại và có tính đàn hồi, không bị bệnh ngoài da, không có bọ.

Con đực khỏe mạnh, sức ăn khá tốt, khă năng chống bệnh khá tốt, bộ phận sinh dục phát triển tốt, hai tinh hoàn vừa to vừa cân đối với nhau,dương vật phát triển bình thường. khả năng phối giống tốt, tính tình hiền lành, dễ thuần hóa.

Con cái có thể trạng khỏe mạnh, sức ăn tốt, sức kháng bệnh cao, âm hộ phát triển bình thường và sạch sẽ, hai vú phát triển tốt, đầu núm vú nhô hẳn ra ngoài, tỷ lệ mang thai và sinh con thành công cao, phát triển bình thường, tính tình hiền lành, và có nhiều sữa.

Thức ăn và dinh dưỡng

Cũng như đã nói ở trên, thức ăn của chồn nhung đen rất phong phú, có thể là : thức ăn xanh, thức ăn tinh, thức ăn củ quả hoặc có thể là phế phụ phẩm… Chính vì vậy tuỳ từng điều kiện chăn nuôi từng nơi khác nhau có thể áp dụng một trong các khẩu phần sau để có thể phù hợp với từng điều kiện thực tế.

Chồn nhung đen có thể xem là loài ăn tạp vì thức ăn của chúng rất phong phú
Chồn nhung đen có thể xem là loài ăn tạp vì thức ăn của chúng rất phong phú

Nhu cầu nước uống: Do thức ăn của chồn có tỷ lệ các loại thức ăn xanh chứa khá nhiều nước nên nhìn chung nhu cầu nước uống tiêu thụ rất ít. Trung bình mỗi ngày một chồn trưởng thành tiêu tốn khoảng 40g nước (dao động khoảng 25 – 60g).

Chuồng trại

Tuỳ điều kiện từng gia đình, chuồng trại chăn nuôi có thể không cần phải quá đặc biệt đầu tư, các phòng ở thông thường hoặc có thể dùng những phòng cũ, chuồng lợn cũ cải tạo lại là có thể sử dụng được, yêu cầu không cao. Nhưng để đảm bảo cho chồn có thể thoải mái sinh sống, nâng cao hiệu quả và số lượng chăn nuôi thì vẫn phải đáp ứng một số các điều kiện sau:

  • Phải thoáng khí

Kể cả chuồng trại mới xây hay là cải tạo lại thì chuồng nuôi tốt nhất là ở hướng Bắc quay hướng cửa về hướng Nam, không hạn chế kích thước to hay nhỏ. Trong chuồng nuôi thì tốt nhất là đông ấm, hè mát, không khí lưu thông, thoáng mát và không bị ô nhiễm, hạn chế bị nhiễm bụi và ẩm ướt; ở cửa ra vào và cửa sổ tốt nhất nên bố trí cao hơn so với tầm với của chồn nhung đen để tránh gió lạnh trực tiếp thổi thẳng vào người chồn khiến chồn bị nhiễm lạnh.

Chuồng trại nuôi chồn nhung đen phải đảm bảo thoáng khí
Chuồng trại nuôi chồn nhung đen phải đảm bảo thoáng khí
  • Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng

Dựa trên tập tính sinh hoạt ưa ấm áp, thích khô ráo thì chuồng trại nên được duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vào mùa hè nắng nóng nên thiết kế sao cho đảm bảo nhiệt độ khống chế ở khoảng 25~30 độ, vào mùa đông lạnh giá nên duy trì nhiệt độ ẩn định ở khoảng 20 độ, không được thấp dưới 10 độ, và độ ẩm không khí là khoảng 50~60 %; môi trường ẩm ướt không chỉ ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của chồn nhung đen mà còn dễ dẫn đến việc phát sinh bệnh dịch; chuồng trại nên được bảo đảm ánh sáng phù hợp, duy trì môi trường ánh sáng yếu cho chồn nhung đen, không được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào người chồn nhưng đồng thời lại không được để trong chuồng quá tối.

  • Phải yên tĩnh và chống được chuột

 Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng, bởi 95% chồn con sau khi sinh qua thực nghiệm chết nguyên nhân do chuột cắn chết. Bởi vậy chuồng tốt nhất phải được làm bằng lưới mắt cáo cỡ nhỏ tránh chuột có thể vào cắn chết chồn con. Ngoài ra chôn nhung đen rất nhát gan, nên khi xây dựng chuồng trại phải lựa chọn nơi có môi trường xung quanh yên tĩnh.

Tuy nhiên cũng nên khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng nuôi chuồng lồng có thể nhiều tầng cách ly với mặt đất nuôi theo nhóm để dễ theo dõi quản lý và tăng khả năng bảo vệ cho đàn chồn con.

Vệ sinh thú y – phòng trị bệnh

Chồn nhung đen là loại động vật rất ít bệnh tật. Trong thực tế (nghiên cứu tại VCN) thường gặp những bệnh sau:

+ Bệnh nội kí sinh trung đường tiêu hoá (nguyên nhân do cầu trùng sinh ra).

+ Bệnh ngoại kí sinh trùng (nguyên nhân ve, ghẻ, chấy, rận, bọ chét gây ra)

+ Bệnh xuất huyết bại huyết ( nguyên nhân do virus gây ra).

+ Bệnh nội khoa, viêm phổi, phủ tạng (nguyên nhân do vi khuẩn gây ra)

+ Hội chứng viêm hạch lâm ba hàm, hầu, cổ (nguyên nhân do vi khuẩn)

  • Phòng – trị bệnh

+ Phòng, trị bệnh cầu trùng bằng: Rigercorcin, Aprolium.

+ Phòng trị bệnh ngoại kí sinh trùng, nội kí sinh trùng bằng Ivermectin.

+ Phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra bằng văcxin và thuốc kháng sinh.

+ Phòng bệnh xuất huyết bại huyết bằng văcxin xuất huyết truyền nhiễm thỏ.

Định kỳ phòng trị bệnh giúp chồn nhung đen đảm bảo sức khỏe
Định kỳ phòng trị bệnh giúp chồn nhung đen đảm bảo sức khỏe

Nội dung bài viết trên đây liên quan đến kỹ thuật nuôi chồn nhung đen mà chúng tôi muốn gửi đến bạn tham khảo. Mong rằng bạn có thể tích lũy cho bản thân thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc tốt loài vật nuôi này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây