Kỹ Thuật Nuôi Chim Họa Mi Khỏe – Đẹp – Hót Hay

0
1692
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chim họa mi là loài hót hay và tương đối dễ chăn sóc. Tuy nhiên để đảm bảo chú chim họa mi được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh và hót hay. Chúng tôi mời bạn cùng dành chút thời gian theo dõi kỹ thuật nuôi chim họa mi ở nội dung bên dưới bài viết nhé.

Nội dung chính

Phương pháp tuyển chọn chim họa mi trống

Họa mi trống và mái có cùng màu sắc, dáng vóc tương tự nên phân biệt rất khó. Cho nên trong giới nghệ nhân có câu nói: “Họa mi không hót, thần tiên cũng khó biết được!”. Để phân biệt họa mi trống, mái thông thường chỉ có cách “quan sát” tiếng hót của chúng. Một số người cho rằng chim có lông màu đen, hoa văn sọc rằn sáng rõ ở trên lưng và trước ức là con trống, nếu không có màu rõ ràng là con mái. Và còn có một số nhận định, như sau:

Con trống thân hình to và dài hơn con mái

  • Đầu con trống lớn rộng, đầu con mái hẹp ở hai bên, tròn, nhỏ.
  • Cặp giò của con trống cứng cáp, to.
  • Cục thịt u của ngón chân sau của con trống lớn hơn.
Có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá chim họa mi như thế nào là đẹp
Có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá chim họa mi như thế nào là đẹp  

Như vậy, một con họa mi xuất sắc phải đạt những tiêu chuẩn sau:

  • Mỏ vót dài hơi cong.
  • “Mày” như sợi chỉ suốt dài đôi xứng.
  • Hai mắt và mỏ tỏe nhau cùng trên một đường.
  • Chóp của cọng lông khít sát mà mỏng (nhuyễn).
  • Đường sọc của lông phải xuôi.
  • Tròng mắt sâu mà sáng.
  • Khổ đầu lớn hình dài.
  • Mỏ dài, chân cao, tiếng hót lanh lảnh.
  • Trong lồng, từ cầu (bắc lưng chừng lồng) chim nhảy phóng lên và xuống, dáng vóc của chim luôn giữ thẳng (bụng không được áp sát đáy lồng), thân không bị chạm vào cầu.

Phương pháp chăm sóc chim họa mi

Khi bắt chim con khỏi ổ thường là thời điểm sau khi chim nở khoảng 15 ngày, thì chim mới cứng cáp. Cần phải chú ý, vào buổi sáng cần cho chim ăn với lượng thức ăn dồi dào, chim con được no đủ, thân thể khỏe mạnh. Nếu qua đêm, khi trời thay đổi lạnh, thức ăn hoang dã thiếu, chim cha mẹ tìm mồi khó nên chim con dễ yếu sức, tiều tụy, ảnh hưởng đến việc thuần dưỡng, Vì vậy người nuôi cần theo dõi ổ chim con, bằng cách nhìn hướng tha mồi vẽ của chim cha mẹ. Ngoài ra, có thể nhìn các tàn cây, bụi rậm có rải rác phân chim để tìm thấy các ổ chim.

Sau khi tìm được ổ chim, thì người nuôi cần chọn ra con trống trong ổ và để yên ổ của chúng. Nên chọn con có thể hình lớn, mỏ lộ hình gồ lên, lỗ mũi rộng, sóng mũi nhô cao. Các con còn lại thì để yên, không nên khuấy động ổ hoặc làm động các nhánh cây bụi rậm chung quanh ổ, phải cẩn thận giữ gìn nguyên trạng ban đầu, đợi vài ngày sau thì trở lại bắt.

Thức ăn cho chim họa mi cần được lựa chọn kỹ lưỡng
Thức ăn cho chim họa mi cần được lựa chọn kỹ lưỡng

Trước khi bắt chim khỏi ổ thì người nuôi nên chuẩn bị thực phẩm ngon cho chim con, bắt xong nên đặt chim con trên cỏ khô lót đáy lồng. Hãy giữ nhiệt độ ấm, trên đường về cần tránh mưa làm ướt con chim con.

Sau khi chọn ra con trống trong ổ chim con, cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp, thời kỳ chim đang nhú mọc lông nhung, lông tơ cần phôi hợp thực phẩm như sau:

  • Bột đậu hoặc đậu nành: 2g.
  • Lòng đỏ trứng gà luộc: 3g.
  • Rau cỏ xanh: 2g.
  • Thịt cá tươi tán nhuyễn (bột cá, thịt nạc): 3g.

Cả 4 thứ trộn chung với lượng nước vừa đủ thành dạng hồ nhão.

Đến giai đoạn chim đã mọc “lông đủ” phải đến năm thứ hai thì chim mới có thể trạng và sức lực tăng trưởng. Thời kỳ này phải cho tăng thêm chất khoáng cho chim từ vỏ trứng gà xay nhuyễn hoặc bột xương.

Ngoài ra cần cho ăn thêm các loại côn trùng như: Sâu keo (loại sâu hay ăn hại lúa), cào cào, châu chấu…

Kỹ thuật chăm sóc chim họa mi trong mùa thay lông

Họa mi trong thời kỳ thay lông có dáng điệu yếu, đuôi thiếu linh hoạt, không thích hót, lông rụng xù, thần sắc đờ đẫn. Tiếp theo đến thời điểm họa mi sau thời gian thay lông, tinh thần trở nên hưng phấn, phủ láp áo lông mới sáng bóng đẹp, chúng cất tiếng hót sang sảng. Do đó, người nuôi có thể so sánh sự cách biệt của hai thời kỳ phát triển, theo quy luật tồn sinh của chúng.

Họa mi trước khi thay lông biểu lộ bản tính hiếu thắng hoặc yếu đuối, thiếu dinh dưỡng, không thích hót…nên sau khi thay lông thì những điểm yếu cố hữu đó của chúng tạm thời tiềm ẩn. Do đó, người nuôi nên tuyển chọn họa mi trước mùa thay lông để dễ đánh giá đúng bản chất thực của chúng. Các loại chim khác cũng có chung sự phát triển ưu, nhược điểm giống như họa mi. Một số chim bắt đầu mùa hạ rời khỏi ổ gọi là “chim mùa xuân”, thân to lớn khỏe mạnh rất rõ. Nhưng khi chúng rời ổ sau mùa thu, gọi là “chim mùa thu” nhỏ con ốm yếu, so sánh có sự khác biệt nhau.

Thời điểm thay lông của chim họa mi nuôi trong lồng sẽ khác nhau
Thời điểm thay lông của chim họa mi nuôi trong lồng sẽ khác nhau

Họạ mi nuôi trong lồng thì có con thay lông sớm và có con thay muộn. Đối với con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, còn con muộn thì cuối năm.

Họa mi thuần thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi). Để chăm chim họa mi thay lông có rất nhiều cách ví dụ như của một số người kinh nghiệm nuôi hiện tại cần biết:

Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông là: Họa mi sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quản và gọi, nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thể con chim sẽ lâu nổi và quá trình thay lông sẽ lâu và không đều).

Về thức ăn cho chim thông thường thì người nuôi họa mi hót bằng cám có trứng hoặc ngô trứng, chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/1 lạng cám cò (hoặc ngô), có thể lấy thêm lòng trắng. Lúc này cần tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều đặn.

Khi nuôi chim họa mi bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì người nuôi có thể tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng một ít mồi tươi, chim sẽ phải ăn, sau đó lắp lại cóng đựng cám. Không nên cho chim họa mi ăn sâu quy vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn.

Nếu có điều kiện các bạn nên cho chim tắm buổi chiều để trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm cho chim bị yếu nhưng chim họa mi thân nhiệt cao nên không bị ảnh hưởng. Thực hiện như vậy chim họa mi tuột lông rất mau. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông sau cánh, sau mỗi một đợt trút lông chím nuôi lông măng ra hẳn rồi mới trút tiếp đợt mới.

Bạn có thể cho chim họa mi trường thành ăn thêm hạt lạc sống
Bạn có thể cho chim họa mi trường thành ăn thêm hạt lạc sống

Hơn nữa, khi nuôi chim họa mi thì người nuôi có thể thường xuyên cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1 – 2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. Khi họa mi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vần cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng.

Chúng tôi rất vui vì được chia sẻ đến bạn kỹ thuật nuôi chim họa mi đạt chuẩn. Bạn có thể dựa vào nội dung bài viết để có thêm kinh nghiêm tốt nhất trong việc chăm sóc chim họa mi. Cảm ơn bạn đã qaun tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây