Kỹ Thuật Nuôi Kỳ Đà Đem Lại Nguồn Thu Nhập Lớn

0
2474
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trong tự nhiên, Kỳ Đà thường sống ẩn nấp trong những hang hốc, gốc cây mục, kẽ hở đất, đá… Sau khi được thuần hóa, chúng được đánh giá là loài vật nuôi kinh tế dễ nuôi với sức đề kháng cao, ít dịch bệnh mà hiệu quả thì hơn hẳn so với việc chăn nuôi nhiều loài động vật khác. Bạn có biết làm sao để đảm bảo kỹ thuật nuôi kỳ đà đạt chuẩn mang lại thu nhập lớn không? Nội dung bài viết chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về chủ đề này.

Nuôi kỳ đà là nguồn thu nhập “khủng” nếu áp đụng dúng kỹ thuật
Nuôi kỳ đà là nguồn thu nhập “khủng” nếu áp đụng dúng kỹ thuật

Nội dung chính

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi kỳ đà cũng giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là chuồng lưới hay chuồng xi-măng, chuồng bán mái xi măng, mỗi chuồng nuôi 5 đến 10 con. Trong chuồng, có thể làm hang bêtông hoặc để sẵn một số ống cống phi 0,1 – 0,2 m, dài trên 4 m. Đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng… có hệ thống thoát nước hợp lý khi rửa chuồng hay xịt nước tắm cho kỳ đà. Nếu có điều kiện nên trồng cây hay đặt cây cảnh để tạo cảnh quan và để tránh nắng cho kỳ đà.

Diện tích chuồng: dài 3 – 4 m, rộng 2 – 3 m, cao 2 – 3 m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Vị trí: Nơi có mái che hoặc tận dụng các sân trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào

Nhiệt độ chuồng nuôi: Kỳ đà là con vật ưa nóng, có thể chịu đựng ở nhiệt độ 60 C nhưng không chịu được lạnh dưới 10 C. Thông thường, kỳ đà khi nặng 2 kg thì bắt đầu động dục, mỗi năm chỉ một lần đẻ từ tháng 5 – tháng 10. Sau 4 tháng mang thai, mỗi con kỳ đà trong một giờ đồng hồ đẻ từ 27 – 35 trứng, sau 280-290 ngày ấp công nghiệp, trứng nở kỳ đà con ra đời.

Chuồng nuôi kỳ đà nên để không mái ở khoảng sân vì chúng là loài lưỡng cư ưa nắng nóng
Chuồng nuôi kỳ đà nên để không mái ở khoảng sân vì chúng là loài lưỡng cư ưa nắng nóng

Kỳ đà rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi kỳ đà thường hay ăn và uống nước vào chiều tối, nên phải thay nước hàng ngày.Trước khi vào chuồng nuôi phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu, tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng.

Chọn giống và thả giống

Chọn giống: Chọn những con to khỏe có kích thước trung bình trở lên.

Cách nhận biết kỳ đà đực, kỳ đà cái bằng cách lật ngửa bụng con kỳ đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt:

  • Kỳ đà đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt.
  • Kỳ đà cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra.

Thả giống: Thả giống vào chuồng lưới hay chuồng xi-măng. Mỗi chuồng thả 1 con đực với 1 con cái hoặc 1 con đực với vài ba con cái.

Thức ăn

Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc, ếch nhái, gà vịt, chim chóc hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn mồi không cử động như trứng gia cầm, cua, tôm, cá hay thịt, lòng gia súc, gia cầm… Vào lúc chiều tối thả mồi côn trùng, sâu bọ hay chuột vào chuồng cho kỳ đà ăn. Mỗi con kỳ đà ăn khoảng 2 – 3 con chuột hay ếch nhái… là đủ bữa cho cả ngày. Tuy nhiên, trong chuồng nên đặt sẵn máng đựng thức ăn, nước uống cho kỳ đà ăn, uống tự do.

Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên có ích cho con người tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng. Nuôi kỳ đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được chuột, côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng. Chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc nuôi dưỡng kỳ đà giống như nuôi cá sấu. Kỳ đà vừa là nguồn thực phẩm, vừa là nguồn dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay, trong thiên nhiên loài bò sát này đang ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chính vì vậy, việc phát triển nghề nuôi kỳ đà tại hộ gia đình là cần thiết và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kỳ đà yêu thích những loại thức ăn như sâu bọ, côn trùng
Kỳ đà yêu thích những loại thức ăn như sâu bọ, côn trùng

Vốn đầu tư để chăn nuôi kỳ đà ít và hiệu quả kinh tế cao. Thịt kỳ đà ngon mà không gây cảm giác sợ như thịt cá sấu; mật và lưỡi kỳ đà còn là bài thuốc quý, da kỳ đà với lượng lớn cũng có thể xuất khẩu. Hiện nay, một số hộ dân ở các tỉnh miền Đông Nam bộ đã bắt đầu nuôi kỳ đà và cho hiệu quả rất khả quan.

Bệnh dễ mắc của kỳ đà

Kỳ đà là động vật hoang dã nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, kỳ đà cũng thường bị một số bệnh như:

  • Chấn thương cơ học

Chấn thương nhỏ thì bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn phải khâu. Da kỳ đà có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành.

  • Viêm cơ dưới da

Dưới lớp da nổi những mụn nước nhỏ bằng hạt ngô, hạt đậu, kỳ đà biếng ăn, không ăn rồi chết. Dùng thuốc tím rửa chỗ sưng tấy và chích kháng sinh tổng hợp…

  • Táo bón

Dùng thuốc tẩy dạng dầu bơm vào lỗ huyệt, có khi phải dùng ngón tay móc phân cục ra. Cho ăn thức ăn nhuận tràng…

  • Tiêu chảy

Thường do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng nên kỳ đà có thể bị tiêu chảy. Ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng… Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc…

Khẩu phần ăn cung cấp không đảm bảo là nguyên nhân khiến kỳ đà bị tiêu chảy
Khẩu phần ăn cung cấp không đảm bảo là nguyên nhân khiến kỳ đà bị tiêu chảy
  • Ký sinh trùng đường ruột

Kỳ đà còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán lãi cho kỳ đà.

  • Ký sinh trùng ngoài da

Ve (bét) bám trên da hút máu và truyền bệnh cho kỳ đà. Dùng thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ…

Phòng bệnh tổng hợp là biện pháp phòng bệnh tốt nhất: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá…

Chúng tôi vừa tổng hợp và chia sẻ đến bạn kỹ thuật nuôi kỳ đà mang đến thu nhập cao. Bà con nông dân có thể áp dụng thử nhằm xây dựng cho mô hình nuôi kỳ đà của mình một hệ thống quy trình đạt chuẩn. Chúc bà con thành công, đừng quên theo dõi Agri.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây