Mô hình nuôi mối – tạo nguồn thức ăn bổ sung cho vật nuôi

1
7047
Mô hình nuôi mối để tạo thức ăn bổ sung cho vật nuôi
Cho gà ăn mối rất tốt
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mô hình nuôi mối là loại hình khá mới mẻ và độc đáo hiện nay. Ta đã nghe nhiều về nuôi côn trùng, ấu trùng để làm thức ăn cho vật nuôi, nhưng có lẽ rất ít khi nghe đến mô hình nuôi mối nuôi mối để làm thức ăn khoái khẩu cho con vật. Mô hình nuôi mối rất đơn giản, chỉ cần cung cấp kiến thức về một số kỹ thuật nuôi là có thể nuôi được.

Mối là loài côn trùng có hại, gây phiền nhiễu đến cuộc sống con người. Nhưng lại là thức ăn khoái khẩu của nhiều loài vật nuôi, trong đó có gà, tắc kè, rắn mối. Nhiều nông hộ khai thác, thực hiện mô hình nuôi mối để làm thức ăn bổ sung cho gà nhằm nâng cao chất lượng cho thịt gà.

Nội dung chính

Con mối

Mối là một loài côn trùng leo trèo kém và không có khả năng tự vệ. Chúng không có thói quen đi ra khỏi tổ để kiếm ăn, chính vì vậy công việc đào bắt mối khá đơn giản.

Mối là loại thức ăn giàu đạm và rất tốt cho gia cầm.

Mô hình nuôi mối

Lợi ích

Nhờ bí quyết dùng mối làm thức ăn cho gà, nhiều hộ nuôi gia cầm đang thua lỗ vì dịch bệnh vẫn thu được lãi lớn. Việc sử dụng mối làm thức ăn trong chăn nuôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho người chăn nuôi. Như ta đã biết, để gà lớn nhanh phát triển tốt thì cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể. Người ta thường cung cấp đạm qua các loại thức ăn như bột cá, đỗ tương, dầu nhưng có giá thành khá cao, không rẻ như khai thác mối. 

Vì vậy việc sử dụng mối thay thế vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho vật nuôi, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhiều bà con nông dân. 

Nuôi mối

Mô hình nuôi mối như thế nào?
Tổ nuôi mối bằng thùng nhựa

Cách tìm mối: Tìm ở rừng hoặc nương rẫy. Có một vài tổ mối đen, loại này không cắn chúng thường nổi lên mặt đất, ở rất nông và dễ đào. Chỉ tìm vùng đất có mối và đào, sau đó lật ngang chở về bỏ vào nền xi măng co mái che, để ngay cạnh tổ là thức ăn (cỏ, lá rơm rạ, cây khô mục…). Hoặc có thể tìm hỏi mua ở những nơi có cung cấp tổ mối. Mỗi u mối mang về có thể chia nhỏ cho gà ăn có thể để dành đến 1 tuần sau.

Cách làm chuồng nuôi mối: Ta có thể dùng chậu nhựa hay xây hồ nuôi… miễn là mối không bò được ra ngoài là được. Lót một lớp đất bên dưới chậu, có thể bố trí được nhiều chậu nuôi. Chậu nên đậy nắp và chừa kẽ hở cho mối thở. Nên đặt chậu ở nơi tối và mát mẻ.

Làm tổ cho mối: Rất đơn giản, ta có thể làm tổ cho mối bằng các tấm gỗ ghép lại, ở giữa để khe hở có kích thước chừng 1.5 li để mối bò. Các tấm gỗ khoét lỗ đường kính khoảnh 10 phân, giữa nhét khăn ăn hoặc giấy vệ sinh.

Độ ẩm trong chuồng nuôi mối: Mối cần độ ẩm nhưng không nên quá ẩm ướt. Nên phun sương vào chậu nuôi vài tuần. Chung ta có thể đặt thêm một tấm xốp hoặc khăn ăn thấm nước để độ ẩm luôn cao.

Thức ăn cho mối: Thứ ăn cho là gỗ, bao gồm mọi vật liệu có chất xơ như gỗ, cành cây khô, lá khô, mùn cưa, .v.v… Trong một nghiên cứu về mối ở Mỹ, các nhà khoa học trộn mùn cưa với chất kết dính (agar) làm các thỏi thức ăn cho mối và mối ăn rất ngon.

Thức ăn trong mô hình nuôi mối
Cho mối ăn bằng que kem

Thu hoạch mối

Mô hình nuôi mối không khó
Con mối

– Cuốn chiếu: Gỡ bỏ hai tấm ván ở trên cùng, mặt tấm ván dưới cùng chứa đầy mối, nhấc lên và rũ mối vào chậu rồi đem mối cho gà ăn.

– Toàn bộ mối: Tuyển lại mối vua, mối chúa và một vài mối thợ cho bầy sau. Phần còn lại thì đem cho gà ăn.

Lưu ý: Mối là loài côn trùng có hại, bởi vậy cần hết sức cẩn trọng khi thực hiện mô hình nuôi mối:

– Chỉ tìm và nuôi những con mối có sẵn ở địa phương.

– Không nuôi mối ở trong thành phố.

– Không để mối thất thoát ra ngoài dù rất ít. Nếu ngừng mô hình nuôi mối phải tiêu hủy hết tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. 

Ta vừa tìm hiểu mô hình nuôi mối vừa đơn giản vừa tốn ít chi phí, nhưng lại có thể bổ sung cho vật nuôi lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Bà con chăn nuôi nên thực hiện mô hình nuôi mối này để bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi nhanh lớn, lấy thịt ngon.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây