Ngoài nhân sâm thì nấm Linh chi là một thuốc quý từ thiên nhiên được sử dụng để bồi bổ cơ thể và chữa được nhiều căn bệnh. Hôm nay, cùng Agri tìm hiểu công dụng của nấm Linh chi cũng như cách chọn mua và sử dụng sao cho hiệu quả nhé!
Thông tin về Nấm Linh chi
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, họ Ganodermataceae. Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.
Nấm Linh chi nổi tiếng là một loại dược liệu mà từ xa xưa con người đã sử dụng làm thuốc. Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: gecmani, axit ganoderic, axit ganodermic, axit oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosine, beta-D-glucan.
Đặc biệt trong nấm linh chi, có hàm lượng gecmani cao hơn trong nhân sâm đến 5 – 8 lần. Có thể, do đó mà trong Thần nông bản thảo nấm linh chi được xếp vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm. Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể.cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ.
Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất:
- Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi)
- Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi);
- Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi);
- Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi;
- Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi);
- Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi).
Trong đó Linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là loại Nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên.
Nấm linh chi đỏ đã được nuôi trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu sử dụng, có thể kể đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, …
Công dụng của nấm Linh chi
Công dụng của nấm Linh chi đối với cơ thể con người như sau:
Hệ miễn dịch: điều biến (kích thích khi hệ miễn dịch hoạt động kém và ức chế khi hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh) hệ miễn dịch. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan siêu vi (tăng hoạt động tế bào miễn dịch, giúp cơ cơ thể sản xuất interferon; chống dị ứng, chống viêm (do acid ganoderic); chống gốc tự do,… Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn.
Hỗ trợ bài tiết và tuần hoàn máu: Giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol xấu, giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp
Đối với hệ thần kinh: chống stress tâm – thể, tăng chất lượng giấc ngủ,
Đối với hệ tiêu hóa: giúp cải thiện tiêu hoá, chống táo bón mãn tính,…
Hỗ trợ chống ung thư: nhờ vào chất polysaccharide beta 1,3D glucan là chất antioxidant có lợi trong điều trị bệnh ung thư.
Chống dị ứng: nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng
Làm đẹp da: Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá.
Phòng bệnh: tốt nhất là sau tuổi trưởng thành, có thể dùng nấm ở dạng trà với liều thấp khoảng 5 – 10g / ngày. Khi đã bị bệnh tuổi nào cũng có thể sử dụng được, liều lượng phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại bệnh.
Cách sử dụng Nấm linh chi hiệu quả
Để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh và làm đẹp có rất nhiều cách sử dụng nấm, như sau:
Cách 1: Dùng nước Linh Chi uống thay nước (cách thường dùng và hiệu quả nhất)
- Bước 1: Dùng 50g Linh Chi cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2-3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi tiếp tục nấu khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 0.8 lít thì ta được nước đầu tiên.
- Bước 2: Sau khi được nước đầu lấy tai Nấm linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi cho nước vào nấu như lần đầu (đun lấy nước thứ hai và nước thứ ba). Đổ hỗn hợp 2.4 lít nước Linh Chi sau ba lần vào bình và bảo quản trong ngăn lạnh, sử dụng thay nước.
- Bước 3: Sau khi lấy được nước thứ ba, bã Lnấm phơi khô để dùng lần thứ tư nấu nước tắm, rất tốt cho da và tóc. Nấm Linh chi có vị đắng nên khi nấu nước có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
Cách 2: Uống dạng trà – Nghiền Nấm linh chi thành bột. – Cho bột Nấm linh chi vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút rồi uống hết cả bã. – Cách này có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
Cách 3: Ngâm rượu Dùng 200g Nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ), ngâm trong vòng 30 ngày thì sử dụng được (rượu Linh Chi ngâm càng lâu càng tốt). Nên uống rượu Linh Chi vào sau bữa ăn tối , mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ.
Cách 4: Nghiền nhỏ nấm trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da. Phần bã nấm sau khi đã nấu lấy nước có thể đun làm nước tắm cho da dẻ hồng hào.
Cách 5: Kết hợp nấm với một số vị thuốc khác để chữa bệnh như: viêm gan, mật (cho thêm Nhân trần hoặc Atiso); chữa dị ứng, ho (cho thêm kinh giới, ngân hoa). Để điều dưỡng cơ thể: cho thêm Nhân sâm, Tam thất.
Cách 6: Dùng nước Linh Chi để nấu canh hoặc súp Nấu Linh Chi lấy nước như trên, sau đó dùng nước linh chi để nấu canh, nấu súp ,cách này giúp chúng ta có được những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Lưu ý: Mặc dù nấm Linh chi có nhiều công dụng tuyệt vời, tuy nhiên khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi tùy vào thể trạng của mỗi người mà có nên hay không nên sử dụng nấm Linh chi và sử dụng với hàm lượng như thế nào là hợp lý.
Khi chọn mua nấm cần chọn những nơi uy tín để đảm bảo nấm được nuôi trồng theo quy trình khoa học và an toàn, đặc biệt đó phải là sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép phân phối khi đó nấm mới có tính dược liệu cao nhất và mang lại hiệu quả như mong muốn.