Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Chanh Cho Nhiều Trái

0
2328
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chanh là loại cây ăn quả thuộc họ cam quýt có nguồn gốc á nhiệt đới. Chanh có nhiều giống, các giống thường gặp như: chanh giấy được nhiều người ưa chuộng vì mỏng vỏ, nhiều nước, vị thơm, chanh núm quả tròn, chanh thơm Indo, được nhập nội từ Indonesia, trái tròn, đẹp, chanh lima persa không hạt, chanh Eureka… Kỹ thuật trồng cây chanh đơn giản, dễ ra hoa, đậu quả, thích nghi với nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái ở nước ta. Mời bạn cùng dành chút thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

  1. Nội dung chính

    Đất trồng dành cho chanh

Chanh thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên để đạt được chất lượng và năng suất quả tốt nhất cần trồng chanh trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước

Đất trồng cây chanh cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng
Đất trồng cây chanh cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng   
  1. Khí hậu tốt nhất dành cho chanh

Phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của cây là khoảng 15 -32 độ C. Tránh trồng chanh ở những nơi dễ ngập lụt.

  1. Dinh dưỡng cần thiết cho chanh

Để cây sinh trưởng tốt nhất cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Đối với cây chanh, vừa là loại cây ăn quả, vừa lạ loại cây sử dụng lá hằng ngày nên cần nhiều phân giúp cho lá phát triển tốt cùng với quả. Đạm giúp lá chanh xanh, dày dặn, nhiều quả, thời gian thu hoạch quả ngắn. Kali giúp cây cứng cỏi, phòng được nhiều bệnh hại. Lân giúp rễ cây cứng cáp, canxi giúp lá to và ít sâu bệnh.

4. Kỹ thuật trồng Chanh

  • Thời vụ trồng chanh

Cần trồng chanh vào tháng 2,3,8,10 hàng năm. Đây là các tháng thích hợp nhất cho Chanh phát triển tốt.

  • Làm đất trồng Chanh

Cần quốc làm tơi đất kĩ càng, mật độ thích hợp trồng Chanh là khoảng 55 – 85cm/cây, không nên trồng Chanh dày quá sẽ làm lá, quả nhỏ và dễ sâu bệnh.

Mật độ trồng cây chanh cần vừa phải, không quá dày cũng không quá thưa
Mật độ trồng cây chanh cần vừa phải, không quá dày cũng không quá thưa
  • Trồng cây

Bước 1: Vệ sinh cỏ dại

Bước 2: Đào hố trồng cây. Độ sâu của hố trồng phụ thuộc rất lớn vào loại đất trồng. Đối với loại đất đồi núi thì khoảng cách thích hợp nhất là từ 25- 40cm. Kích thước của hố là 3,5 x 4cm

Bước 3: Bón lót vào hố trồng: Lượng phân bón hữu cơ phụ thuộc vào độ dinh dưỡng của đất. Cần bón phân chuồng hoai mục + trấu + phân lân + một chút thuốc trừ sâu nhằm mục đích ngăn không cho rệp sáp và các loại tuyến trùng làm hại rễ cây, khoảng 20kg là đủ. Sau đó lấp một lượng nhỏ đất mặt.

Bước 4: Tháo túi nilon bầu của cây giống -> Đặt cây chanh rồi lấp một phần đất. Cần nhẹ nhàng hạn chế tối đa việc làm tổn thương rễ. Thời điểm thích hợp trồng cây là chiều mát (khoảng 18h).

Bước 5: Sử dụng cành cây thẳng cắm kèm vào cây giúp cây giống trồng đứng thẳng, gốc không bị gió thổi làm bật rễ lên và giúp cho rễ Chanh giống mau phát triển. Cuối cùng là tưới nước cho cây.

  1. Biện pháp chăm sóc

Sau khi trồng cây 10 ngày nếu thấy hiện tượng cây giống bị chết cần thay thế giống ngay để kịp cho vụ thu hoạch với những cây giống khác.

Sau khi trồng khoảng 20 ngày đến 1 tháng những cành cây mới sẽ dần non hơn, màu xanh nhạt, dạng cành bánh tẻ cần bón thêm giúp cây có thể ra nhiều cành mới.

Sau khi trồng 1,5 tháng cần vệ sinh cỏ cho cây, nếu để quả mọc um tùm, cây sẽ bị cỏ lấy đi nhiều chất dinh dưỡng từ đất. làm cây còi cọc, phát triển chậm.

Cần tưới nước thường xuyên cho cây. Tần suất tưới thích hợp là 2 ngày một lần trong khoảng 1 tháng đầu tiên.

Bà con nông dân nên chú ý đến việc tưới cho cây chanh thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất
Bà con nông dân nên chú ý đến việc tưới cho cây chanh thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất

Riêng đối với cây chanh cần bón thúc cho cây phát nhanh vào những năm đầu giúp cây có nhiều dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây nhanh ra hoa và đậu nhiều quả. Cần tưới thúc cho cây với liều lượng: 10 lít nước + 1 muỗng phân urê. Mỗi năm tưới như thế khoảng ba lần. Sau khi tưới cần tưới lại một lần bằng nước sạch.

  • Cắt tỉa lá già và yếu

Cần chú ý tỉa cành cho cây và chăm sóc cho cây thường xuyên. Cắt tỉa lá già, lá yếu và lá bị bệnh giúp sâu bệnh hại cây không có chỗ cư trú và không tốn thêm chất dinh dưỡng nuôi lá bị sâu bệnh. Loại bỏ những cành Chanh rậm rạp quá sát gốc, những cành cây khô già và cành nhỏ để tạo độ thông thoáng giúp cây đạt được  năng suất tốt nhất.

  • Giảm thời gian cây ra hoa, đậu quả

Bằng cách hạn chế tưới nước cho cây, loại bỏ các lá nhỏ trên cây, cắt bỏ toàn bộ các chồi vượt, cành già, cành nhỏ đã mọc trong các tán cây. Khi cây bắt đầu ra những nụ hoa bé xíu cần tưới đẫm nước 2 ngày liền. Khi chanh đã đậu quả bằng nhỏ như đốt ngón tay út cần bón phân NPK với liều lượng 0,5kg/cây giúp quả nhanh lớn.

  • Phương pháp cho Chanh ra trái vụ

Khi chanh đúng vụ đang nở hoa cần cuốc xung quanh tán cây với độ sâu sâu 20cm và ngừng  tưới nước, tưới phân, loại bỏ bớt quả và  lấp đất lại.Sau một thời gian khoảng 1 tuần, cuốc rãnh  và bón phân với mỗi gốc bón khoảng 1kg kali clorua, trong vòng 1 tháng không tưới cho cây, sau 1 tháng tưới ẩm và chăm sóc cho cây bình thường.

Bà con nông dân có thể kích thích chanh ra quả trái vụ
Bà con nông dân có thể kích thích chanh ra quả trái vụ
  1. Sâu bệnh hại và cách phòng trừ

  • Bệnh đốm đen

Có biểu hiện là xuất hiện những đốm tròn nhỏ, màu nâu. Cách diệt trừ là phải phun Zineb 0,5% cho cây.

  • Bệnh phấn trắng

Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm nhỏ, màu xanh vàng bị bao phủ một lớp nấm dày đặc như bột phấn. Loại trừ bệnh bằng cách phun Topsin M 0,075-0,1%  +  vôi bột

  • Bọ xít, rệp

Cần quan sát tỉ mỉ cây hằng ngày, nếu thấy hiện tượng cây bị bọ xít cần bắt loại bỏ ngay. Đối với rệp do côn trùng quá nhỏ cần phun Bi58 0,05-0,1% cho cây ngay, tránh để rệp lan ra những cây xung quanh, nếu thấy hiện tượng rệp ở cây nhiều mà không diệt trì kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả.

  • Sâu bùa vẽ

Là loại sâu thường hại các loại cây có múi, đặc điểm nhận dạng là cây bị sâu đục thành những đường ngoằn nghèo, biểu bì mô cây bị phồng, các lá non bị biến dạng. Cần diệt trừ loại sâu bùa vẽ bằng cách phun Padan 95WP với nồng độ 0,05-0,1% cho cây.

  • Nhện trắng

Là loài côn trùng gây rám quả làm xấu hình dạng bên ngoài quả giảm hiệu quả kinh tế. Cần diệt trừ bằng cách phun lưu huỳnh bột  với lượng phun là 25kg/ha

  • Nhện đỏ

Là loài côn trùng gây hại trên lá. Diệt trừ nhện đỏ bằng cách phun Polytrin 40EC 0,1% cho cây. Đây là loại thuốc đặc hiệu để diệt trừ loại sâu bệnh này.

  • Sâu đục thân, đục cành

Từ chỗ đục của sâu sẽ tiết ra những chất nàu vàng đục. Cần nhanh chóng bắt xén tóc diệt trừ, sau đó loại bỏ ngay cành chớm héo.

Xén Tóc là loại côn trùng chuyên đục cành cây chanh
Xén Tóc là loại côn trùng chuyên đục cành cây chanh
  1. Mẹo trồng chanh cho các nhà phố trồng với số lượng ít

Để chanh ra sai quả cần lưu ý

– Vào tháng 11 âm lịch, đảo bầu gốc chanh, cắt mạnh rễ xung quanh bầu, sau đó trồng lại, tưới nước nhẹ.

Vài ngày sau tưới thưa dần để bầu đất hơi khô, cây hơi héo thì tưới nhẹ dần trở lại.

– Bón phân xa gốc.

– Lưu ý: khi chanh đã ra hoa, hoặc quả còn nhỏ xíu thì tuyệt đối ko tưới phân, không được để khô đất, đất phải luôn ẩm, nếu không hoa và quả sẽ rụng.

Trên đây là những gì Agri.vn muốn chia sẻ đến bà con nông dân về kỹ thuật trồng chanh. Rất mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bà con nông dân có thêm kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn chanh của chính mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây