Kỹ Thuật Trồng Cây Chôm Chôm Cho Trái Nhiều

0
1441
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chôm chôm được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới. Ngoài công dụng ăn tươi, chôm chôm còn có giá trị xuất khẩu mang lại nguồn thu kinh tế cao. Để cây chôm chôm cho năng suất, chất lượng cao đòi hỏi nhà vườn cần có kiến thức đầy đủ về cây trồng. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi tới quý bà con kỹ thuật trồng cây chôm chôm cho đạt kết quả tốt nhất.

Nội dung chính

Mật độ, khoảng cách trồng chôm chôm

Mật độ trồng 250 cây/ ha, khoảng cách trồng là 6,5 * 6.0 m.

Thông thường với mỗi hecta đất sẽ trồng được khoảng 250 cây chôm chôm
Thông thường với mỗi hecta đất sẽ trồng được khoảng 250 cây chôm chôm   

Chuẩn bị hố trồng

Hố trồng có kích cỡ vuông 80 * 80 cm, sâu 75cm. Khi đào hố nên để riêng trên mặt ( lớp đất phía trên đến 30cm) ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên.

Lượng phân cho mỗi hố: 10kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai, 200-300 g Super Lân, trộm đều với mặt đất xung quanh.

Trên các vườn cũ đã có trồng cây dùng 50g Basudin 10H và 0,4- 0,6 kg vôi trộn đều với hỗn hợpp mặt + phân lấp đầy hố.

Sau đó tưới đẫm nước ( hoặc có ít nhất 2 đến 3 cơn mưa) cho hỗn hợp đất + phân phân hủy nhanh.

Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ Basalt, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước đất lún xuống mặt hồ sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10- 15cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10-15cm sau khi tưới nước, đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa.

Hố trồng phải chuẩn bị xong trước khi trồng từ 20-30 ngày.

Trồng cây

Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như : Dithane M-45, Mancozerb… phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.

Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắ rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng.

Dùng dao rạch một đường thằng từ trên xuống dưới và bóc túi nilon ra.

Sau đó dùng tay vun đất và ấn nhẹ xung quanh gốc, không được dùng chân đạp đất. Sau đó phải làm bồn cho cây, đường kính bồn từ 1-1,2 m, sao cho gốc chôm chôm cao hơn đất mặt bồn để tránh gốc bị ngâm nước (hình mu rùa). Nếu cây giống đã lớn có một thân chính thì dùng kéo sắc cắt bỏ phần ngọn đi, chỉ chừa lại chiều cao tính từ mặt đất lên khoảng 60 cm hoặc 70 cm.

Sau khi trồng xong, dùng 30 cc Bayfolan hoặc HVP-801 cho 1 bình 8 lít (liều lượng theo chỉ dẫn trên chai thuốc), phun xịt thật đậm trên toàn bộ thân và lá cây. Mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.

Cây giống cần được trồng theo đúng quy trình để đảm bảo khả năng sống sót cao
Cây giống cần được trồng theo đúng quy trình để đảm bảo khả năng sống sót cao

Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc. Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che năng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không khí được dễ dàng (thời gian che khoảng 60 ngày). Trồng xong phải tưới nước ngay cho cây, mỗi cây 25-20 lít.

Chăm sóc

  • Tưới nước

Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Tuy nhiên, trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.

  • Bón phân

Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Phân bón cho chôm chôm có thể áp dụng như sau:

Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 50-100 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.

Phân NPK nên pha loãng với nước dùng bình vòi sen tưới quanh gốc hay rải đều phân một vòng tròn xung quanh gốc và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau mỗi lần rải hay tưới phân nên cách xa gốc thêm 5-10 cm sẽ tạo điều kiện cho rễ cây vươn xa, cây sẽ phát triển nhanh và hạn chế đổ ngã khi có gió.

Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả, lượng bón cho một cây là: 1,5 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.

Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:

+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả tiến hành tỉa cành, bón toàn bộ lân, 1/3N và 1/3 K2O.

+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.

+ Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.

+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.

– Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3 kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30 kg phân chuồng.

Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.

Lượng phân bón cho cây chôm chôm qua từng giai đoạn là khác nhau
Lượng phân bón cho cây chôm chôm qua từng giai đoạn là khác nhau

Chăm sóc để cây ra hoa

Sau thu hoạch đợt trước tỉa bỏ hoàn toàn các phát hoa đã cho trái, cắt bỏ cành khô, chồi vượt, bón phân hóa học, phân hữu cơ để cây nhanh phục hồi. Khi đợt đọt thứ 2 già hoàn toàn, tiến hành xiết nước làm bông, xiết nước cho đến khi lá hơi héo, quan sát trên các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm, bắt đầu tưới nhữ nước, lượng nước bằng 2/3 lượng nước thông thường, chờ khoảng 4-6 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh.

Nếu mầm đỉnh xòe ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra hoa.

Nếu thấy mầm đỉnh xòe to phát triển tốt thì khi tưới sẽ ra lá non. Gặp trường hợp này ta ngưng không tưới nữa theo dõi 7-10 ngày thấy hoa lộ rõ ta tiếp tục tưới. Nếu ra lá non ta ngưng tưới, sau 10-15 ngày lá non sẽ rụng lúc này ta tưới lại cây sẽ ra hoa.

Việc chăm sóc quyết định phần lớn đến khả năng ra hoa của cây chôm chôm
Việc chăm sóc quyết định phần lớn đến khả năng ra hoa của cây chôm chôm

Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây. Có thể dùng thêm các vật liệu tủ như rơm rạ để giảm ẩm độ trên mặt bồn và tăng cường giữ ẩm cho cây.

Ngoài bón phân qua đường gốc cần phun thêm Basfoliar hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung đạm, canxi và một số vi lượng như Mg2+ , Zn2+ ,Bo…, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Chôm chôm có đặc điểm vỏ mỏng, tỷ lệ ăn được lớn do đó dễ bị nứt trái trong giai đoạn tạo cơm, vì vậy phun canxi và vi lượng là hết sức cần thiết.

Ngoài phân bón, bà con nông dân còn chú ý phun thêm thuốc phòng bệnh để tăng sức đề kháng cho cây
Ngoài phân bón, bà con nông dân còn chú ý phun thêm thuốc phòng bệnh để tăng sức đề kháng cho cây

Agri.vn rất vui vì được chia sẻ đến bà con nông dân những thông tin về kỹ thuật trồng cây chôm chôm. Mong rằng nội dung bài viết này sẽ giúp bà con có thêm kinh nghiệm để chăm sóc vườn chôm chôm của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây