Kỹ thuật trồng cà tím cho sai trĩu quả từ mùa vụ đầu tiên

0
3767
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cà tím là một trong những loại thực phẩm được đông đảo người yêu thích. Đó cũng chính là lý do vì sao ngày càng nhiều hộ gia đình lựa chọn trồng cà tím để kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong bữa ăn mỗi ngày. Để cây cà tím cho năng suất cao và chất lượng ngay từ mùa đầu tiên không hẳn là điều dễ dàng. Vậy còn lý do gì mà bạn không thử tìm hiểu kỹ thuật trồng cà tím cho nhiều trái trong bài viết bên dưới?

  1. Nội dung chính

    Trồng cà tím sao cho đúng kỹ thuật?

  • Cần lựa chọn giống cây

Cà tím là một trong những giống cây dễ mắc bệnh nên việc lựa chọn giống ban đầu cần được lưu tâm. Bạn nên tìm đến những địa điểm bán hạt hoặc cây giống uy tín để sở hữu được loại cà tím kháng bệnh.

Thị trường hiện nay có nhiều giống cà tím mang lại năng suất cao cho người trồng
Thị trường hiện nay có nhiều giống cà tím mang lại năng suất cao cho người trồng

Nếu như bạn lựa chọn trồng cà tím từ hạt thì trước khi tiến hành trồng, bạn cần ngâm hạt trong 1 ngày. Thời gian ngâm lâu hơn những loại hạt giống khác vì hạt có lớp vỏ tương đối dày.

Sau khi ngâm hạt trong nước lạnh, bạn tiếp tục vớt hạt ra và ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C trong khoảng 1 giờ. Hạt giống lấy ra cần được ủ trong vải ẩm đến khi nứt hạt, nảy mầm thì mới đem trồng ra đất.

  • Chuẩn bị đất trồng cà tím

Nếu trồng cà tím trong chậu hoặc thùng xốp thì kích thước của nơi trồng phải có chiều rộng ít nhất là 40cm. Dưới đáy chậu hoặc thùng xốp phải có lỗ thoát nước.

Loại đất thích hợp để trồng cà tím là đất pha cát hay đất có thịt nhẹ, đặc biệt là phải tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, giữ ẩm tương đối.

Đất trồng cà tím phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt
Đất trồng cà tím phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt

Trong đất trồng cây nên được trộn thêm phân chuồng ủ hoai, phân vi sinh, xơ dừa, tro trấu,…và những loại thuốc chuyên dụng nhằm hạn chế tình trạng bệnh cho cây trồng.

Thời điểm thích hợp nhất để mang cây cà tím trồng ra chậu, thùng xốp là khi cây cao từ 8 – 10cm và có khoảng 8 lá thật.

  1. Kỹ thuật chăm sóc cây cà tím

Cà tím là loại cây ưa ánh sáng nên vị trí trồng cây nên là nơi có thể đón nhận được nhiều ánh sáng. Tối thiểu mỗi ngày cây cần được cung cấp ánh sáng từ 4 – 6 giờ.

Khi chuyển cây cà tím con sang chậu được 1 tuần, cây cần nhận được nước tưới là dung dịch trùn quế pha loãng để có đủ dưỡng chất phát triển mạnh và nhanh chóng.

Cà tím khá ưa nước nên việc cung cấp lượng nước tưới cho cây mỗi ngày là rất cần thiết. Bạn nên kiểm tra bề mặt đất trên chậu, thùng xốp thường xuyên để đảm bảo độ ẩm vẫn còn.

Sẽ tốt hơn nếu bạn thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây trồng, có như vậy bề mặt cây mới không bị khô, cây có nguồn nước vừa đủ để vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các bộ phận.

Cứ định kỳ mỗi tuần, bạn cần cắt bỏ phần lá già ở dưới phần gốc cây để tạo sự thông thoáng, giúp cây phát triển tốt và hạn chế phát sinh bệnh.

Người nông dân cần chú ý chăm sóc cây cà tím theo từng giai đoạn phát triển
Người nông dân cần chú ý chăm sóc cây cà tím theo từng giai đoạn phát triển
  1. Dinh dưỡng cho cây cà tím

Thời gian sinh trưởng của cà tương đối dài, lượng phân bón cho cà từ lúc trồng đến lúc thu hoạch tương đối nhiều. Lúc cây còn nhỏ nên bón lót nhiều lần bằng các loại phân chuồng đã ủ, phân hữu cơ vi sinh.

Riêng bón thúc sẽ chia thành 4 lần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây:

  • Đợt 1: Ngay sau khi trồng cây con được 1 tuần tiến hành bón thúc lần 1.
  • Đợt 2: Thời điểm cây cà tím bắt đầu có nụ, ra hoa và đầu quả.
  • Đợt 3: Thời điểm bón thúc tiếp theo đó là khi cây bắt đầu hình thành quả đến gần thời điểm thu hoạch.
  • Đợt 4: Bón thúc cho cây vào lúc bắt đầu thu hoạch rộ trở về sau.
  1. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cà tím

  • Bệnh lở cổ rễ

Thông thường bệnh này sẽ xuất hiện lúc ươm cây và khi mới hạ cây xuống đất trồng. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh đó là phần thân sát gốc bị teo lại và có màu đen. Tất cả mô vi sinh, hệ thống mạch dẫn, vỏ cây thối và chết.

Cách phòng trừ đơn giản và hiệu quả nhất là trồng luân canh với những loại cây trồng khác. Đồng thời vệ sinh đất sạch sẽ trước khi trồng cây.

  • Bệnh chết xanh

Với loại bệnh này, cây sẽ chết nhưng vẫn giữ lại màu xanh. Cách phòng trừ bệnh hiệu quả nhất đó là thâm canh và chú ý bón phân đầy đủ và loại bỏ những cây bị bệnh cách kịp thời.

  • Bệnh đốm nâu

Loại bệnh này trên cây cà tím thường sẽ cho biểu hiện là những đốm nâu trên lá, từ từ chuyển thành những đốm đen khiến lá khô và rụng dần. Thời điểm bệnh phát triển mạnh nhất là khi cây bắt đầu ra hoa. Cách phòng trừ bệnh hiệu quả đó là dọn thật kỹ tàn dư của mùa vụ trước, luân canh với những loại cây trồng khác.

Phòng trừ sâu bệnh hại giúp cà tím mang đến chất lượng và năng suất cao nhất
Phòng trừ sâu bệnh hại giúp cà tím mang đến chất lượng và năng suất cao nhất

Hy vọng rằng với kỹ thuật trồng cà tím mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tự tạo cho mình một vườn cà tím cho năng suất cao, chất lượng quả tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây