Cá duồng khó quên khi đến hồ Trị An

0
3866
cá duồng - đặc sản hồ Trị An
cá duồng - đặc sản hồ Trị An
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá duồng – một tên gọi khá xa lạ đối với người dân miền Bắc. Nhưng đối với người dân miền Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, khi nhắc đến đặc sản hồ Trị An Đồng Nai không thể không nhắc đến cá duồng. Hãy tìm hiểu thêm về loại cá đặc sản này ngay dưới đây.

Nội dung chính

Cá duồng trông như thế nào? 

Cá duồng (hay còn gọi cá trôi vảy nhỏ) thuộc chi Cá trôi trong họ Cá chép. Kích thước tối đa 65cm chỉ duy nhất ở con đực, trọng lượng tối đa khoảng 5kg.

Thân cá hình thoi dài, dày, phần sau bị dẹp bên. Đầu cá duồng khá to và ngắn. Miệng ngắn, trên mút có nốt sần, xếp ngang. Miệng nằm ở đầu mõm, không có ria. Mắt lớn vừa phải, nằm ở trục giữa. Môi trên nhô ra, môi dưới thì mỏng. Màng của mang phát triển, khởi điểm vây lưng nằm trước khởi điểm vây bụng. Có một lớp vảy nhỏ phủ toàn thân, đầu thì không có vảy. Thân cá từ màu vàng xám đến nâu, bụng màu trắng nhạt.

đặc điểm cá duồng
đặc điểm cá duồng

Cá được phân bố ở đâu? 

Cá duồng phân bố nhiều ở lưu vực các con sông Chao Phraya và Mekong tại Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam cá tập trung ở các con sông lớn ở Nam Bộ như hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây (vào mùa lũ) và sông Cửu Long.

Tập tính của loại cá này

Cá duồng là loài cá sinh sống dưới tầng đáy.

Thức ăn chủ yếu của cá là các sinh vật nổi: phù du thực vật, các vẩn cặn ở trong tầng nước, các loài giáp xác thấp.

Cá sinh sản như thế nào? 

Cá thực sự thành thục về chuyện sinh sản vào năm thứ hai của vòng đời. Mùa sinh sản vào tầm tháng 6 – 7. Mỗi lần sinh của cá cho từ 50.000 -60.000 trứng (số lượng trứng trong buồng trứng). Cá tập trung đẻ ở dòng chảy trung và thượng lưu của sông. Cá nở ra theo dòng nước chảy vào kênh rạch, các vùng ngập trong mùa lũ.

Hiện trạng của loại cá này

Cá duồng khá phổ biến trước năm 1975, sản lượng khá cao trong khai thác, nhất là vùng sông nước Cửu Long. Vào 10 năm trở lại đây, sản lượng cá mỗi năm đã giảm đi nhiều, lí do điều kiện sống thay đổi, khai thác đánh bắt không hợp lý: đánh bắt cá kể cả trong mùa sinh sản, cá con không thể sinh trưởng.

Một số biện pháp bảo vệ:

Cá duồng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam kể từ năm 1992. Không được đánh bắt cá trong mùa sinh sản: từ tháng 5 đến tháng 8, quy định cá khai thác có chiều dài thân phải lớn hơn 40cm. Nghiên cứu cá sinh sản nhân tạo và gây nuôi, giảm khai thác quá nhiều ngoài thiên nhiên.

Cá duồng làm món gì ngon?

Cá duồng chưng tương

món cá duồng chưng tương ngon tuyệt
món cá duồng chưng tương ngon tuyệt

Đây là một trong những món ăn ngon nhất chế biến từ cá duồng. Thịt cá thơm ngon, dai và ngọt được cuốn trong bánh tráng và rau sống sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.

Cá duồng kho lạt

Cá vốn đã có hương vị thơm ngon, béo nên chỉ cần chế biến đơn giản bằng cách kho lạt ăn kèm cơm, bánh mì cũng rất ngon.

Ăn kèm với các loại rau rừng như: rau súng, càng cua, đọt xoài… sẽ vô cùng thơm ngon. Hoặc có thể ăn kèm món này với bún mắm ớt, xoài sống bằm…

Hiện nay, món cá duồng kho lạt được chế biến đóng hộp để tiện lợi hơn trong sử dụng.

Cá duồng nấu thơm

Vị thơm chua của dứa và gia vị hoà quyện cùng vị ngọt dai, béo ngậy của cá đã tạo nên 1 món ăn hoàn hảo cho người dùng.

Cá có hàm lượng canxi cao, thích hợp đối với mọi đối tượng.

Xem thêm: Nuôi cá lăng nha – đặc sản hồ Trị An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây