Nuôi cá lăng nha – đặc sản hồ Trị An

0
2473
cá lăng nha
Lợi nhuận cao nhờ nuôi cá lăng nha
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá lăng nha được xem là đặc sản trời ban hồ Trị An không chỉ vì chất thịt thơm ngon của nó, mà còn vì sự phát triển tự nhiên vô cùng phong phú của cá lăng nha tại dịa thế nơi đây.

Cá lăng nha được khai thác và đánh bắt trong tự nhiên ở hồ Trị An khá nhiều, và nơi đây cũng sớm đã phát triển mô hình du lịch với loài cá này, họ cũng chủ động trong công tác khôi phục số lượng của cá.

Nhưng hôm nay tôi không chỉ nói về cá lăng nha hồ Trị An, mà còn nói về phương pháp tự nuôi cá lăng nha – món cá đặc sản này, để mỗi người có thể tự tìm cho mình một nguồn cung cá lăng nha riêng nhé.

Tuy chưa thể làm nên đặc sản hồ Trị An, nhưng có thể tự làm cho mình một mẻ cá lăng nha dư sức nhé bà con.

Nội dung chính

Cá lăng nha đặc sản hồ Trị An

Ngoại hình người đẹp đuôi đỏ

Cá lăng nha còn được gọi là cá lăng đuôi đỏ vì chiếc đuôi với màu sắc đỏ tươi đặc trưng của mình.

Trong họ Cá Lăng thì cá lăng nha là loài có kích thước lớn nhất, là loài cá nước ngọt có kích thước đáng kể.

Cá lăng nha có thân hình to và thuôn dài nhưng phần đầu khá dẹt mà to đấy, chúng là loài cá da trơn và trên mình không có hệ thống vảy.

Cá lăng nha có bốn cái râu, ở trên mũi có một cái, còn lại thì phân bố ở trên hàm và cằm. Thân cá hơi bè ngang ở phần trên, từ phần giữa sau thì hơi dẹt khi trông từ trên xuống.

cá lăng nha
Chị đại đuôi đỏ giới cá lăng

Miệng chúng rộng và phần hàm dưới kéo dài tới góc sau đầu, môi trên dày thịt và phủ kín cả phần môi dưới, miệng vòm lại hình cung.

Mắt của cá lăng nha khá hẹp và là mắt trần không bọc da, nằm lệch về phía đỉnh đầu.

Thân cá thường có màu nâu đen nhạt, phần bụng nhạt màu hơn hẳn. Các vây lưng, vây ngực, vây hậu môn,… đều có màu đỏ với sắc đỏ ở vây đuôi là rực rỡ và nổi bật nhất, nhưng phần mang thì có hơi đen.

Tiềm năng của cá lăng nha

Cá lăng nha Việt Nam phân bố tự nhiên nhiều và phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chúng thích nguồn nước từ sông Tiền, sông Hậu cũng như môi trường nước yên tĩnh nơi đây.

Cá lăng nha nổi tiếng vì chất thịt trắng, chắc dẻo, không có nhiều xương dăm và vị thịt thơm bùi ăn rồi nhớ mãi. Đặc biệt là giá trị thương phẩm của loài cá này khá cao, từ 120.000 – 150.000đ một kg.

Ban đầu cá lăng đuôi đỏ chủ yếu được khai thác thông qua hình thức đánh bắt trong tự nhiên, khi chúng phát triển thành một dạng hoạt động “đặc sản” ở hồ Trị An thì người dân cũng chủ động tìm cách bù đắp về số lượng.

cá lăng nha
Nuôi cá lăng nha đảm bảo lời

Và một số người dân đã cùng hợp tác với chính quyền để nhân giống nhân tạo và đem cá về nuôi trong các môi trường ao, bè,… Họ đã thành công với năng suất cá nhân tạo cho ra kết quả không hề thua kém trong tự nhiên.

Nhiều người cũng tìm được nguồn lợi từ trong việc nuôi trồng cá lăng nha nhân tạo nên bây giờ nguồn giống từ nhân giống nhân tạo đã trở thành nguồn chính ở nhiều nơi.

Nuôi cá lăng nha không lời chỉ có ăn tiền

Tôi muốn chia sẻ với bà con hình thức nuôi cá lăng nha trong lồng bè vì hình thức này vừa phù hợp với cả những bà con chỉ nuôi trồng quy mô nhỏ, vừa có thể sinh lời cao với vốn đầu tư thấp.

Năng suất cũng không thua kém gì các mô hình khác đâu nhé.

Điều kiện nuôi trồng cá lăng nha

Cá lăng nha thích những môi trường nước có độ pH 6,5 – 7,5, ngưỡng chịu đựng của nó là từ 6 – 8.

Oxy hòa tan trong nước nuôi cá lăng nha trên 3mg một lít nước, độ mặn vừa phải trong tầm 50%o, hoặc có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ.

Không nền có quá nhiều amoniac trong nước, hàm lượng duy trì chỉ nên dưới 0,01mg trên một lít nước.

Lồng bè nuôi cá

Kích thước lồng tùy vào điều kiện và mục tiêu của mỗi người, hộ chăn nuôi, tối thiểu thì bè cũng phải đạt 5 mét vuông.

Mực nước trong lồng phải cỡ 2m vì loài cá này sinh sống ở tầng giữa nên mực nước cần trên tầm trung.

Có thể lắp thêm mái che để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc làm mát cho lồng bè, hơn nữa công tác bảo vệ cá cũng thuận lợi hơn, khi cho ăn chỉ cần lật mái lên.

cá lăng nha
Nuôi cá lăng đuôi đỏ trong lồng bè siêu lời

Đặt lồng bè ở những nơi có lưu lượng nước vừa phải, không quá mạnh sẽ kinh động đến cá, tránh những nơi có nhiều hoạt động giao thông qua lại vì cá thích những vùng nước yên tĩnh.

Đỡ bè bằng thùng phuy hoặc bó tre để đảm bảo độ chắc chắn, không để bè chao liệng quá nhiều, cũng nên kiểm tra thùng phuy, phao đỡ,… thường xuyên để tránh tình trạng thủng quá nhiều.

Đáy bè có phủ lớp đất bùn thịt khoảng 10 – 15cm để cá có chỗ lẩn trốn, chui lẩn, nhưng trước khi bơm nước vào thì dùng bột vôi hoặc muối ăn để khử trùng cho bùn với lượng 100g vôi trên 10kg đất bùn, hoặc 150g muối với 10kg đất bùn.

Chọn cá giống

Cá giống cần chọn những con cá không bị bạc màu hoặc cùn đuôi, râu. Cá không bị mất đi lớp nhớt tự nhiên, đồng đều kích cỡ khoảng 5 – 7cm và một kg có khoảng 30 con cá, cá bơi lội khỏe mạnh.

Không mua những con cá cùn vây, vây bị hao mòn, hoặc cá có dấu hiệu bệnh tật, dị hình, bơi lờ đờ.

Nếu bạn không tự nhân giống mà tìm mua cá giống thì nên tìm những nơi uy tín, có chất lượng và đảm bảo thông tin về mọi nguồn gốc cá giống.

Chăm sóc cá đúng cách

Về vấn đề cho ăn, cá lăng đuôi đỏ có nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp tươi, có thể cắt miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn để cá dễ tiêu hóa.

Có thể bổ sung thêm thức ăn tự pha trộn với hàm lượng cám và cá tạp tươi là tỉ lệ 1:1 để đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng và các chất thiết yếu. Mọi loại thức ăn tự chế biến đều ép dẻo và tạo dạng viên cho cá dễ ăn.

Cũng đừng bỏ qua thức ăn công nghiệp vì đây là nguồn thức ăn cung cấp nhanh cho cá một lượng đạm lớn trong thời gian ngắn, đảm bảo duy trì mức đạm cần thiết cho cá tiêu thụ.

Cho cá ăn trong sàng ăn, sàng ăn nên đan từ tre thưa để tránh thất thoát thức ăn, cho sàng vào xâm xấp mặt nước để cá tự tìm mồi, hơn nữa cách này có thể giúp ta quản lý mức ăn, khả năng ăn và tiến trình phát triển của cá.

Cho cá ăn với lượng thức ăn bằng 5 – 7% trọng lượng cá, khi cá đến giai đoạn sinh sản thì cá ăn ít và khá kén nên hãy cân nhắc giảm lượng thức ăn dần.

Cho cá ăn ngày ba lần, định kỳ vào ba buổi sáng, chiều và chiều muộn, chỉ cho ăn vào những thời điểm mát mẻ và thời tiết không gay gắt, mưa lớn trong ngày.

Bữa ăn vào buổi chiều muộn có lượng thức ăn chỉ bằng một nửa lượng thức ăn hai buổi trong ngày, không nên cho ăn quá nhiều.

Không cho ăn bừa, luôn giám sát mức ăn và tiến trình ăn uống của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, không nên cho ăn quá ít hoặc quá nhiều, chú ý điều chỉnh nếu thức ăn bị thừa.

Nếu thức ăn bị thừa thì cần vệ sinh và loại bỏ hết đi, nếu để lâu và tích tụ dần thì sẽ tăng lượng chất thải và làm ô nhiễm môi trường nước.

Định kỳ bổ sung vitamin và các chất khoáng, đặc biệt là vào khi mùa dịch bệnh bắt đầu cần bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá, trung bình 100kg thức ăn thì cho thêm 5mg vitamin.

Bà con thấy đấy, quy trình nuôi cá lăng đuôi đỏ không hề quá phức tạp, mà còn có thể dễ dàng nâng cao năng suất đúng không? Hãy tự tìm cho mình công thức phù hợp nhất và kiếm lợi cho mình nhé.

Xem thêm: Đặc sản gỏi cá Biên Hòa với cá tai tượng có 102

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây