Có thể bạn chưa biết, đạm là một trong những loại phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng cùng với phân lân và phân kali. Vai trò chính của phân đạm là thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây giúp cây ra nhiều cành, lá, từ đó tăng năng suất. Không chỉ có duy nhất một loại, phân đạm chia ra nhiều loại khác nhau trong đó có phân đạm Nitrat. Với hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại đạm, hãy cùng xem thử đạm Nitrat là gì và có những đặc điểm nào nhé.
-
Phân đạm Nitrat là gì?
Phân đạm Nitrat là loại phân bón vô cơ được tổng hợp từ các loại muối Nitrat NO3-. Mang theo ion NO3- phân đạm Nitrat trở thành trung gian giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng mang điện tích dương theo nguyên tắc âm hút dương. Ví dụ như các khoáng chất Mg+, Ca+, Na+, … giúp cây phát triển một cách toàn diện.
Với tính chất như vậy, phân đạm Nitrat thích hợp sử dụng cho các loại cây trồng trên vùng đất mặn, đất chua giúp cải tạo đất hiệu quả.
-
Phân loại
Dựa theo các gốc muối Nitrat mà phân đạm Nitrat cũng có nhiều loại, dưới đây sẽ điểm qua một số loại phân đạm Nitrat thường gặp nhất trong nông nghiệp hiện nay:
- Natri Nitrat (NaNO3): có dạng hạt màu trắng, thành phần chứa 16% N, 25% Na20 và 1 ít vi lượng Bo. Đây là loại đạm Nitrat dùng nhiều cho các loại cây như mía đường, củ cải đường và các loại cây lấy củ khác như khoai tây, cà rốt, khoai lang,…
- Canxi Nitrat có công thức là Ca(NO3)2: dạng hạt màu trắng, thành phần chứa 15 – 15,5% N, 25% CaO. Đây là loại đạm Nitrat có tính kiềm mạnh, dùng cho các loại cây trồng trên vùng đất chua, đất mặn. Có tác dụng thúc đẩy sự hình thành rễ và mầm non của cây
- Magie Nitrat có công thức là Mg(NO3)2: dạng hạt tinh thể trong suốt, dễ tan trong nước, thành phần chứa 13 – 15% N và 8% MgO. Có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây và có thể sử dụng làm phân bón lá
- Amon Nitrat có công thức là NH4NO3: dạng tinh thể màu vàng xám, dễ chảy nước, có nhiều loại với thành phần % N khác nhau cùng nhiều chất phụ trợ khác. Thường dùng cho các loại cây ưa Nitrat như cây bông, đay, mía, cây công nghiệp như cà phê, cao su, cây lấy củ,…không làm chua đất
- Kali Nitrat (KNO3): dạng hạt màu trắng, thành phần chứa 13% N và 44% K2O. Có tác dụng kích thích cây trồng ra hoa nâng cao năng suất, dùng chung với thuốc phòng bệnh có khả năng chống sâu bệnh cao. Thích hợp cho các loại đất chua, đất xám bạc màu hay đất pha cát
- Canxi – Magie Nitrat có thành phần là dolomoit kết hợp acid nitric cung cấp 3 nguyên tố N, Ca và Mg cho cây trồng, tỷ lệ là 13 – 15% N và 8% MgO. Dùng cho các loại đất trồng thiếu Mg
Như vậy, tùy vào từng loại cây trồng, đất trồng và mục đích sử dụng mà bà con nên chọn loại phân đạm Nitrat thích hợp để sử dụng. Đặc biệt có thể sử dụng kết hợp nhiều loại để cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
-
Tác dụng của phân đạm Nitrat
Như chúng tôi đã đề cập, phân đạm Nitrat là loại phân bón sở hữu nhiều ưu điểm, mang đến nhiều lợi ích cho cây trồng:
- Thúc đẩy sự hình thành của rễ, mầm non, cành, nhánh, lá của cây trồng
- Kích thích quá trình ra hoa, kết trái, nâng cao năng suất cây trồng
- Sử dụng như phân bón lá nhờ đặc tính dễ tan trong nước
- Kết hợp cùng các loại thuốc phòng bệnh để trừ sâu bệnh cho cây
- Tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng mang điện tích dương của cây, từ đó giúp cây phát triển toàn diện, cho sản lượng và chất lượng cao
-
Cách sử dụng phân đạm Nitrat
Tuy nhiên, để có thể nhận được đầy đủ các tác dụng của từng loại phân đạm Nitrat, bạn cùng cần lưu ý cách sử dụng loại phân bón vô cơ này:
- Thích hợp cho các loại cây trồng lấy lá hoặc lấy củ
- Không bón phân đạm Nitrat vào những ngày trời mưa lớn dẫn đến rửa trôi dinh dưỡng gây lãng phí
- Phân đạm Nitrat có tính chua nên cần phối hợp cùng phân kiềm hay tro, vôi khi bón cho cây để cân bằng độ pH cho đất trồng
- Vì đặc tính dễ tan của phân nên bà con cần bảo quản đạm Nitrat ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc nơi có độ ẩm quá cao
- Có thể dùng phân đạm Nitrat như phân bón lá hay dùng chung với thuốc hóa học phòng sâu bệnh
Từ những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về phân đạm Nitrat từ cách sử dụng cho đến tác dụng. Hãy sử dụng đúng phương pháp để nhận được hiệu quả kinh tế cao nhất trong trồng trọt nhé!