Bật mí kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ chuẩn nhất

0
1798
Bật mí kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ chuẩn nhất 1
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Monstera hiện đang là một loại cây cảnh nội thất được nhiều gia đình ưa chuộng, đặc biệt  những người yêu thiên nhiên không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến trên toàn cầu. Vốn sinh trưởng và phát triển ở những khu rừng rậm nhiệt đới Nam Mỹ xa xôi nhưng trầu bà lá xẻ – một loại cây monstera lại có kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, ai cũng có thể làm. Vì thế, hãy nhanh tay “bỏ túi” kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ chuẩn nhất dưới đây để cùng Agri bắt đầu tự trồng tại nhà nhé!

Nội dung chính

Kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ bằng phương pháp ghép cành

Bật mí kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ chuẩn nhất 2

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện:

Đầu tiên, bạn cần tìm và chọn ra một nhánh đã trưởng thành của cây trầu bà lá xẻ. Nhánh cây dùng để ghép cành cần phải đạt các tiêu chuẫn: to, khỏe, xanh, tốt. Bạn sử dụng kéo hoặc dao chéo (đã tiệt trùng) chéo một góc 45 độ cắt nửa chừng nhánh không quá ngắn cũng không quá dài. Sau đó, chèn vào một miếng nhựa nhỏ rồi bọc nhánh tại vị trí vết cắt bằng một nắm rêu ẩm. Cuối cùng, dùng dây vải cố định rêu lên thân cây.

Chờ đợi khoảng 2 tuần, rễ cây sẽ dần xuất hiện và phát triển sau lớp rêu ẩm ban đầu. Nếu nhánh cây được ghép không thể đứng vững hoặc không có điểm tựa, bạn có thể buộc nó lại vào một giá đỡ.

Khi rễ cây đã sinh trưởng khỏe mạnh, có độ dài khoảng 1 đốt tay, hãy tiến hành cắt thân cây từ 2 – 3cm so với vị trí của túi rêu. Sau đó, tháo bọc nhựa ra, đặt phần rêu có chứa rễ vào một cái chậu chứa sẵn đất trồng cung cấp đủ chất dinh dưỡng, có lỗ thoát nước dưới đáy.

Ưu điểm:

Nếu trồng theo phương pháp này, cây trầu bà lá xẻ sẽ thích nghi dễ dàng hơn với môi trường sống mới khi bị tách khỏi cây mẹ. Đồng thời cây mới cũng phát triển nhanh hơn, giữa được đặc tính có sẵn của loài.

Nhược điểm 

Trầu bà lá xẻ dễ bị thoái hóa qua nhiều thế hệ nếu sử dụng kỹ thuật ghép cành. Ngoài ra cây mới cũng khá yếu, không đủ khỏe mạnh vì không có rễ cọc.

Kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ bằng cách tách cây con

Bật mí kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ chuẩn nhất 3

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện:

Muốn thực hiện kỹ thuật này, đầu tiên bạn cần một cây trầu bà lá xẻ ít nhất có từ 2 – 3 rễ với độ dài khoảng 3 – 4 cm cùng một con dao sắc (đã tiệt trùng). Bạn thực hiện cắt ngọn  dưới rễ cây khoảng 1 – 1,5 cm một cách chính xác, khéo léo rồi thoa một lớp Vaseline trộn cùng Ridomin lên vết cắt. Hỗn hợp này sẽ tránh được tình trạng thoát nước của cây đồng thời khiến sâu bệnh không có cơ hội thâm nhập phá hoại.

Trộn bột xơ dừa, trấu sống cùng tro trấu theo tỷ lệ 6:3:1 để làm hỗn hợp giá thể trồng cây rồi đặt cây con vào đất đã trộn sẵn hỗn hợp. Bạn cần cố định vị trí, giúp cây đứng thẳng, không èo uột sau đó đắp đất cao tới cổ rễ. Chú ý, bạn không cần dùng một lực quá mạnh để ém đất giúp cây đứng vững, hãy nhẹ nhàng ém nhẹ cho đến khi cây đứng thẳng là được.

Trầu bà lá xẻ là cây ưa bóng, vậy nên sau khi tiến hành tách cây con, bạn phải để cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Đặc biệt, lưu ý để dàn kê ở trên không.  Sau khi tách cây 1 – 3 tháng, bạn nên sử dụng thêm phân Dynamic hoặc bánh dầu được ngâm kỹ, pha loãng với nước rồi tưới cho cây.

 4

Từ tháng thứ 4, bạn dùng phân NPK 20-20-15 để bón cho cây. Liều lượng bón trung bình cho mỗi cây là khoảng 50 – 70g (5 – 7 lạng). Thời gian bón sẽ là vào buổi chiều và tưới nước cho cây sau khi bón. Trong khoảng thời gian này, bạn cũng nên dử dụng Chitosan nồng độ 0.2 để kích thích sinh trưởng cho cây và phòng trừ các loại sâu bệnh phá hại.

Ưu điểm:

Sử dụng phương pháp này sẽ giúp bạn hạn chế việc thất thoát về cây giống, mật độ, khoảng cách cũng như độ nông sâu sẽ được đảm bảo. Đặc biệt, kỹ thuật này cũng đem đến độ thành công cao hơn.

Nhược điểm:

Tốn thời gian, mất nhiều công sức và yêu cầu người trồng có kỹ thuật cao.

Cách biến hạt giống thành cây trầu bà lá xẻ

Bật mí kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ chuẩn nhất 5

Hướng dẫn chi tiết cách trồng:

Với cách làm này, bạn chỉ cần tìm mua hạt giống chất lượng cao ở các cửa hàng cây cảnh, vườn ươm uy tín hoặc trên các trang thương mại điện tử. Để đạt được thành công, tốt nhất nên chọn hạt vừa được thu hoạch, còn tươi. Khi tiến hành gieo hạt, đầu tiên bạn cần đổ đất vào khoảng 2/3 chậu, đặt hạt giống vào hỗn hợp đất, chú ý độ sâu khoảng 1cm. Trước khi trồng cần đảm bảo đất được cung cấp đủ dinh dưỡng, độ ẩm ổn định để hạt giống có thể phát triển.

Sau thời gian từ nửa tháng đến 2 tháng từ khi gieo hạt giống, hãy luôn giữ cho nhiệt độ của đất nằm trong khoảng 20 – 23 độ C để hạt có điều kiện nảy mầm tốt, an toàn nhất.

Hạt mầm sau khi nảy thành cây con có độ cứng cáp nhất định, bạn bắt đầu tiến hành tách lẻ cụm cây rồi trồng chúng sang từng chậu nhỏ riêng biệt để tạo ra không gian sống thoải mái nhất cho cây.

Ưu điểm: 

Đây là phương pháp đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi hơn cả và đặc biệt không đòi hỏi quá nhiều kĩ thuật ở người trồng. Chính vì vậy, dù không có kinh nghiệm làm vườn, bạn vẫn có thể tự trồng cho mình vài chậu cây trầu bà lá xẻ tại nhà.

Bật mí kỹ thuật trồng cây trầu bà lá xẻ chuẩn nhất 6

Nhược điểm:

Phương pháp này đòi hỏi người trồng phải tính toán, đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau để chúng không quá thưa cũng không quá dày. Tiếp đến, cần phải chú ý căn được độ nông sâu của cây so với mặt đất. Ngoài ra, hạt mầm còn có thể bị đe dọa bởi các loại sâu bọ, dễ gây thất thoát về giống.

Ngoài ra, đây cũng là phương pháp thực hiện trong thời gian lâu nhất, gấp 5 – 7 lần so với những phương pháp khác.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm cải tạo đất trồng cây trên ban công cho nhà vườn

Những điều cần biết về đất trồng Monstera

Săn lùng top 4 cây Monstera đột biến vạn người mê

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây