Dự báo sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2.8%

0
673
Dự báo sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2.8%
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Xem thêm:

ĐBSCL đặt mục tiêu năm 2024, có diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.700 ha, sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,7 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Xuất khẩu cá tra đạt 1,8 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính cả năm 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt khoảng 1,8 tỷ USD

Ngành cá tra đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức cần sớm được tháo gỡ. Đây là vấn đề trọng tâm tại Hội nghị Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 và định hướng phát triển năm 2024 do Bộ NN&PTNT tổ chức tại An Giang vào sáng nay (15/12).

Sức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ở nhiều nước đang sụt giảm là khó khăn lớn nhất đối với ngành cá tra hiện nay.

Thống kê từ Bộ NN&PTNT cho thấy, ước tính cả năm 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,8 tỷ USD, bằng 75% so với cùng năm 2022. Các thị trường chính nhập khẩu sản phẩm cá tra của Việt Nam như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU… đều sụt giảm từ 17 – 53%.

Một điểm sáng là khâu nuôi không bị đứt gãy, đảm bảo sản lượng, chất lượng. Tuy nhiên, xuất khẩu gặp khó đã kéo giá thu mua nguyên liệu trong nước xuống dưới 28.000 đồng/kg, giảm 2.000 – 3000 đồng so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, giá thành sản xuất chiếm khoảng 26.000 đồng/kg.

Tăng cường liên kết chuỗi, bơm mạnh nguồn vốn vay và tích cực mở rộng thị trường…. là các giải pháp căn cơ nhằm sớm tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng tỷ USD này.

Dự báo sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2.8%
Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,6 tỷ USD, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo các đại biểu tham dự hội nghị, nguyên nhân sụt giảm của ngành hàng cá tra năm 2023 do bất ổn chính trị và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn.

Một số quốc gia láng giềng đã phát triển sản xuất cá tra nên giảm nhập khẩu từ Việt Nam. Sản phẩm cá tra còn đơn điệu, sản phẩm giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng nhỏ nên chưa tạo ra sự cạnh tranh và giá trị thương mại lớn.

Trong khi đó, chi phí thức ăn còn chiếm tỷ trọng lớn từ 70 – 80% trong giá thành sản xuất cá tra. Một số cơ sở sản xuất giống nhưng chưa quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ đàn cá bố mẹ, vẫn xảy ra tình trạng chưa tuân thủ đúng thời hạn sử dụng cá bố mẹ, tỷ lệ sống giai đoạn ương dưỡng còn thấp. Vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện cấp giấy xác nhận nuôi cho các cơ sở nuôi nhỏ lẻ theo quy định…

Theo Cục Thủy sản, hiện nay Indonesia đã nuôi và thu hoạch 0,6 triệu tấn cá tra/năm, họ cũng đã xuất khẩu sản phẩm cá tra sang Trung Đông, Nhật Bản, Myanmar… Bên cạnh đó, Trung Quốc và Bangladesh cũng đã bắt đầu nuôi được cá tra, từ đó đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và tăng sự cạnh tranh của con cá tra Việt Nam.

Dự báo sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2.8%

Tại hội nghị, Cục Thủy sản dự báo sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2,8% so với năm 2023. Lạm phát toàn cầu có khả năng được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng có khả năng sẽ hồi phục từ quý II/2024. Sản lượng thu hoạch trong 2 quý đầu năm 2024 dự báo không cao như kỳ vọng. Tuy nhiên, với đà phục hồi như hiện nay, sản lượng cá tra dự kiến thu hoạch trong quý I, II/2024 vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến, xuất khẩu.

Trước tình hình đó, ngành thủy sản cần sẵn sàng các phương án để ứng phó tốt hơn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, các quy định, rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu ngày càng khắt khe, các điều kiện nuôi không còn thuận lợi như trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như giải quyết những khó khăn nội tại về chất lượng giống, thức ăn và thực thi các quy định của pháp luật về thủy sản.

Dự báo sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2.8%
Bộ NN&PTNT đưa ra mục tiêu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT – Phùng Đức Tiến cho biết, mục tiêu năm 2024, dự kiến diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.700 ha, sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 2 tỷ USD. Để đạt được kết quả trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, nhiệm vụ nghiên cứu về chọn tạo các tính trạng cá tra theo nhu cầu thị trường.

Tiếp tục bổ sung, thay thế đàn cá tra bố mẹ được cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh cho các cơ sở sản xuất giống theo nhu cầu, bảo đảm cung ứng đủ con giống chất lượng cao cho nuôi thương phẩm, hạ giá thành sản xuất.

Kiểm soát chặt chẽ cơ sở sản xuất giống, đặc biệt là các cơ sở ương dưỡng giống cá tra và xử lý nghiêm trường hợp không tuân thủ quy định.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các vi phạm trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, sử dụng kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y, chế phẩm xử lý cải tạo môi trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây