Kỹ thuật chăn nuôi cừu hiệu quả bà con cần bỏ túi

0
2630
chăn nuôi cừu
kỹ thuật chăn nuôi cừu
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cừu là loài động vật dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản. Tuy nhiên, để chăn nuôi cừu đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con cần thực hiện tốt và hiệu quả các quy trình, kỹ thuật. Vì thế hôm nay, Agri xin giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi cừu mà bà con cần bỏ túi

Nội dung chính

Chuồng trại

nông dân và đàn cừu
Mô hình chuồng trại nuôi cừu

– Cần cao ráo, thông thoáng, sáng sủa, không có gió lùa, tránh được mưa, nắng hắt trực tiếp vào, mùa hè mát, mùa đông ấm, có sân chơi bằng phẳng và có máng uống.

– Mặt sàn cách mặt đất 0,8 – 1m tạo độ thoáng và đủ độ cao để vệ sinh quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5 cm.

– Máng ăn nên được bố trí sát mặt ngoài sàn (ở ngay phía trước chuồng) để cừu thò đầu ra ăn. Chuồng dùng chăn nuôi cừu phải bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hằng ngày. Mỗi tháng bà con nên tẩy uế chuồng 1 lần bằng vôi bột hoặc Dipterex.

– Diện tích cần bảo đảm cho mỗi đàn cừu là: Đực giống từ 1,5 đến2 m2, cái sinh sản từ 1,3 đến 1,5 m2 và cái tơ là 0,6 m2.

Con giống

2 con cừu
Chọn giống cừu

Con cái: Khi chăn nuôi cừu, nên chọn những con cừu cái tốt với đặc điểm là đầu rộng hơi dài, mình nở, ngực sâu, lưng thẳng, hông rộng, bộ lông mượt, bộ phận sinh dục nở nang, bầu vú phát triển, vú có da mềm nhão nhưng khi bầu vú căng sữa sẽ tiết sữa nhiều, gân sữa nổi rõ trên bầu vú.

Con đực: Lưu ý chọn con đực khỏe mạnh và không bị dị tật. Riêng cừu đực bà con phải nhốt riêng, 8 – 9 tháng tuổi mới cho chúng phối giống. Nếu phối tự do, một cừu đực có thể đảm nhận cho 20 – 30 cừu cái.Trường hợp phối giống có kiểm soát thì nó còn có thể phụ trách tới 40 – 50 cừu cái. Tỷ lệ đực/cái là 1/25, đồng thời thường xuyên (1,5 năm) thì thay đổi đực để tránh hiện tượng đồng huyết.

Chăm sóc

Cừu mẹ

Chu kỳ động dục của cừu cái là từ 16 – 17 ngày. Sau khi phối giống, qua 16 – 17 ngày nếu không thấy động dục trở lại là cừu cái đã có chửa. Khi cừu cái chửa nên cho ăn thêm thức ăn tinh, rau cỏ non.

Khi cừu có dấu hiệu sắp đẻ như bầu vú căng, xuống sữa, âm hộ sưng to, cào bới sàn… thì nên nhốt riêng chúng ra, chuẩn bị ổ cho cừu đẻ. Cừu mang thai 146 – 150 ngày. Khi chăn nuôi cừu cần chú ý căn cứ vào ngày phối giống để đỡ đẻ cho cừu, tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu con.

Sau khi cừu đẻ, bà con nên dùng khăn mềm, ẩm và sạch sẽ để lau nước nhầy ở miệng, mũi cho cừu con, lấy dây chỉ sạch buộc rốn (cách rốn từ 5 đến 6 cm), rồi dùng kéo cắt cách vết buộc 2 cm. Bôi cồn iốt để sát trùng. Đẻ xong, cừu mẹ sẽ khát nước nhiều, nên pha nước đường 1% + muối 0,5% cho uống.

Cừu con

Sau khi sinh ra, cừu con cần được bú sữa đầu là sữa chứa nhiều dinh dưỡng, giúp chống chịu được bệnh tật sau này. Trong 10 ngày đầu sau đẻ nên để cho cừu con bú mẹ tự do; 11 – 20 ngày tuổi: cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, đồng thời tập cho nó ăn thức ăn tinh, rau cỏ xanh; 80 – 90 ngày tuổi bắt đầu cho cừu con cai sữa.

Cừu nuôi thịt

Bao gồm các cừu đực đã cai sữa và con giống loại thải. Cừu nuôi bán thịt phải được nhốt riêng, tránh quậy phá đàn, làm hư hỏng chuồng trại. Trước khi xuất chuồng 2 tháng, nên cho cừu ăn khẩu phần tăng cường để tăng trọng lượng lúc bán. Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi cừu lấy thịt có thể là thức ăn tinh, cỏ, rau xanh, củ quả, phụ phẩm nông nghiệp…

Dinh dưỡng

Cừu ăn cỏ
Chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cừu phát triển tốt

Trong chăn nuôi cừu, chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Cừu có thể ăn được nhiều loại thức ăn như cỏ tươi, các loại dưa, bí, … Để tăng cường dinh dưỡng cho việc chăn nuôi cừu, ngoài thức ăn thô xanh thì hằng ngày bổ sung thêm 0,1 – 0,3 kg thức ăn tinh (bột ngô, khoai, sắn…).

Vào mùa hè, thức ăn tươi đầy đủ, trong thức ăn chứa các yếu tố khoáng và vitamin. Tuy nhiên vào mùa đông khô và rét, thức ăn tươi hiếm, khẩu phần ăn cần được bổ sung thêm canxi và các Vitamin A, D…, tránh tình trạng dê bị thiếu dinh dưỡng, đẻ non, đẻ con yếu, ít sữa nuôi con, niêm mạc mắc khô, … Đối với cừu, yêu cầu hàng ngày trung bình từ 5,5 đến 9g canxi và 2,9 – 5 g phốt pho, khoảng 3.500 – 11.000 UI Vitamin D…

Nước là yếu tố quan trọng giúp chăn nuôi cừu đạt hiệu quả. Cần phải cung cấp đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không nên cho cừu uống nước tù đọng để tránh cừu bị nhiễm giun sán.

Hy vọng qua những kiến thức vừa rồi, bà con có thể xây dựng cho mình một mô hình chăn nuôi cừu bài bản, đem lại năng suất và hiệu quả cao.

Xem thêm: Tại sao nuôi cừu là một phương pháp để xóa đói giảm nghèo?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây