Cách chăm sóc hoa hồng leo tươi tốt, ít bệnh

0
1764
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nổi tiếng với vẻ ngoài rực rỡ cùng khả năng cho hoa quanh năm, hồng leo từ lâu đã trở thành loại hoa được nhiều gia đình yêu thích. Trồng hồng leo không khó nhưng cách chăm sóc hoa hồng leo sao cho khỏe mạnh và tươi tốt lại là điều không hề đơn giản. Theo đó, cả quá trình tưới nước, bón phân và tỉa cành cho cây đều cần thực hiện đúng kỹ thuật.

cách chăm sóc hoa hồng leo
Hồng leo có vẻ ngoài rất cuốn hút

Nội dung chính

Cách chăm sóc hoa hồng leo – Tưới nước

Hồng leo cần được tưới nước vào mỗi buổi sáng. Nên tưới hồng leo bằng vòi phun sương để nước được thấm đều và không làm tổn thương đến hoa.

Thông thường, hồng leo chỉ cần tưới mỗi ngày một lần nhưng nếu thời tiết quá nắng bạn cũng nên tưới thêm một lần vào buổi chiều. Vì để tránh sâu bệnh xâm nhập, chỉ nên tưới nước vào gốc cây, không để nước đọng trên hoa hay lá vào ban đêm.

 Bón phân cho hồng leo

Tương tự như nhiều loại hoa hồng khác, hồng leo cũng cần phân bón cho mỗi giai đoạn phát triển. Một tuần sau khi trồng, cây hồng con cần nhận được một lượng phân bón nhất định như HPV, phân cá, … để hỗ trợ cho sự phát triển của rễ. Phân cá là loại phân có dạng lỏng và thường được sử dụng chuyên cho cây hồng. Loại phân này sẽ giúp cây đâm chồi khỏe, xanh lá và ra nhiều hoa.

Khi cây đã bắt đầu cho lá non sẽ cần thêm dưỡng chất nhiều hơn. Những loại phân phù hợp cho giai đoạn này là NPK, DAP, Dynamic, …

Bón phân cần được thực hiện đúng kỹ thuật để cây dễ lấy dưỡng chất. Theo đó, bạn cần bón phân quanh gốc rồi dùng đất lấp nhẹ lên trên. Đừng quên tưới thêm ít nước sau khi bón phân nhé.

Cây hồng leo cần được bón phân định kỳ
Cây hồng leo cần được bón phân định kỳ

Để hồng leo ra hoa đều và phát triển tươi tốt, bạn nên bón và tưới phân xen kẽ mỗi tháng một lần. Phân để tưới có thể pha theo công thức một muỗng phân với 4 lít nước. Nên tưới phân vào buổi chiều hoặc rạng sáng. Cần tưới phân lên cả lá, thân và góc để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Để biết cây có được tưới đủ phân hay không bạn có thể quan sát thân và nhánh. Nếu cây mọc chồi mới mập mạp, có màu đỏ tía là đủ dinh dưỡng. Bạn sẽ phải bổ sung thêm phân bón khi cây có biểu hiện ốm yếu, không cho chồi mới.

Nước và phân bón là hai yếu tố vô cùng quan trọng để cây hồng leo quan hợp tốt cũng như không bị sâu bệnh tấn công.

Những loại bệnh thường thấy trên cây hồng leo

  1. Nấm cây

Đây là loại bệnh khá nguy hiểm cho cây hồng. Nấm cây cần được phát hiện và xử lý sớm vì tốc độ lây lan rất nhanh. Cây hồng mắc bệnh này rất nhanh sẽ cằn cỗi và chết.

  1. Rệp sáp

Nếu quan sát thấy nhiều đốm trắng ở dưới lá hồng thì khả năng rất cao cây đã bị rệp sáp. Bạn cần hái bỏ những lá bệnh và xử lý nhanh chóng khi phát hiện ở giai đoạn sớm. Trường hợp cây đã bị nhiều thì bạn cần sự hỗ trợ của thuốc hóa học chuyên trị rệp sáp.

  1. Bệnh phấn trắng

Cũng giống như tên, bệnh phấn trắng có dạng như vệt trắng trên lá. Bệnh này sẽ lây lan rất nhanh, làm thân khô héo và lá trở nên biến dạng. Có thể trị bệnh bằng cách dùng thuốc Score 250 ND hoặc Anvil 5SC.

Phấn trắng là loại bệnh khá phổ biến trên cây hồng
Phấn trắng là loại bệnh khá phổ biến trên cây hồng
  1. Bệnh vẩy nến

Vẩy nến thường sinh ra ở những cây hồng thiếu nắng hoặc sống trong không khí ẩm quá lâu. Để phòng bệnh, bạn cần tạo không gian thông thoáng, nhiều ánh sáng cho cây và không tưới nước quá nhiều.

  1. Bệnh Verticillium

Biểu hiện của bệnh này là thân hồng leo vẫn xanh nhưng ngọn đã bị héo và vàng phần lá phía dưới thấp. Vào ban đêm, ngọn cây có thể sẽ phục hồi như cũ nhưng vài ngày sau bạn có thể dễ dàng nhìn thấy phần ngọn dần vàng rồi tàn úa. Bệnh này thường gây chết cây dần từ ngọn xuống đến góc. Verticillium thường xuất hiện vào mùa khô.

Để phòng bệnh bạn cần diệt trừ mầm bệnh ngay từ trong đất bằng cách khử trùng đất và chậu bằng formol 3% hay Basudin (một loại thuốc trừ sâu).

Bên cạnh 5 loại bệnh trên, hồng leo còn gặp rất nhiều loại bệnh hại khác như nhện đỏ, đốm nâu, gỉ sắt, …

Cắt tỉa hồng leo như thế nào?

Hồng leo khi trường thành khá rậm rạp nên cần được cắt tỉa thường xuyên. Mục đích của việc cắt tỉa là giúp cây hồng trở nên thông thoáng, ít sâu bệnh và có vẻ ngoài bắt mắt hơn.

Hồng leo cần được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên
Hồng leo cần được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên

Nên bắt đầu cắt tỉa những lá vàng và hoa bị hư, héo. Cây hồng leo cần được bấm ngọn vào những tháng đầu để cây ra nhiều nhánh và cho nhiều hoa hơn.

Việc cắt tỉa hồng leo nên thực hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Lúc này thời tiết khá mát mẻ, cây có nhiều nhựa và nhiều nước nhất. Trước khi tiến hành cắt tỉa bạn cần tưới nước cho cây nhiều hơn bình thường một chút.

Cách chăm sóc hoa hồng leo không quá khó để thực hiện. Điều quan trọng là bạn cần có đủ kiến thức để bổ sung đủ dưỡng chất cũng như phòng trừ bệnh kịp thời.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây