Là những giống hoa được nhập từ nước ngoài nên dù được trồng khá nhiều tại Việt Nam nhưng hồng ngoại lại không dễ chăm sóc chút nào. Để hồng ngoại có thể sinh trưởng khỏe mạnh, ít bệnh và ra nhiều hoa thì người trồng hoa cần phải có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Nếu bạn là người chỉ vừa làm quen với những giống hồng này thì đừng bỏ lỡ cách chăm sóc hoa hồng ngoại trong nội dung sau.
Những giống hồng ngoại được trồng nhiều tại Việt Nam
Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau nên không phải giống hồng ngoại nào cũng được trồng tại Việt Nam. Theo đó, hồng ngoại được trồng phổ biến nhất tại nước ta phải kể đến những cái tên dưới đây:
-
Hồng Keira
Đây là giống hoa được biết đến với vẻ ngoài đầy đặn gồm nhiều cánh hoa chen chút nhau. Hồng Keira có vẻ đẹp tinh khôi với màu hồng trắng đặc trưng. Trong giới chơi hoa thì giống hồng này được cho là đẹp nhất.
-
Hồng Pas De Deux
Có nguồn góc từ đất nước mặt trời mọc, giống hồng này có rất nhiều màu khác nhau nhưng nổi bật nhất là đỏ nhung và hồng cánh sen. Với vẻ đẹp lộng lẫy, hút mắt, hồng Pas De Deux luôn nằm trong danh sách loài hoa được yêu thích nhất.
-
Hồng Juliet
Bạn sẽ ồ lên với cái giá triệu đô của giống hồng này. Không phải tự nhiên mà hồng Juliet có giá trị cao đến thế. Đây là giống hồng quý, với vẻ ngoài tuyệt đẹp cũng màu sắc rất đặc biệt.
-
Hồng Rose
Giống hồng màu vàng cam này có sức sống mạnh mẽ nên được trồng khá phổ biến. Hồng Rose ít khi gặp sâu bệnh và cho hoa liên tục.
-
Hồng Catalina
Nổi bật với màu vàng tươi độc đáo. Hồng catalina mang đến vẻ đẹp vừa mới lại lại tạo cảm giác hứng khởi cho mọi người xung quan.
-
Hoa hồng rugosa
Hồng Rugosa phát triển rất mạnh và có nhiều màu sắc khác nhau. Đây là giống hồng leo khá được ưa chuộng vì dễ trồng và chăm sóc.
Cách chăm sóc hoa hồng ngoại thế nào?
Chăm sóc hồng ngoại cũng không quá khó khăn nếu bạn nắm được kỹ thuật cơ bản về thổ nhưỡng, ánh sáng, sâu bệnh, ….
-
Không trồng ở nơi có quá nhiều ánh nắng
Hầu hết các giống hồng ngoại đều đến từ các vùng ôn đới nên không cần quá nhiều ánh sáng. Để cây hồng ra nhiều hoa, bạn chỉ nên đặt ở nơi có ảnh sáng vừa đủ. Có thể che bóng râm cho 1 phần của cây.
-
Đất đủ dinh dưỡng và thoát nước tốt
Mặc dù hồng ngoại có khả năng sinh trưởng tốt nhưng đất trồng cũng cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây mới đâm chồi và nở nhiều hoa. Mặc dù ưa mát nhưng cây hồng ngoại rất sợ ngập úng. Do đó, đất trồng cần phải tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.
-
Tưới nước vừa đủ
Với hồng ngoại bạn không cần phải tưới quá nhiều nước. Nếu trời mát chỉ cần tưới 1 lần nước vào buổi sáng là được. Nếu trời quá khô nóng thì lần tưới buổi chiều bạn cần chú ý tránh tưới lên lá và hoa để tránh mầm bệnh xâm nhập khi đêm xuống.
-
Nhiệt độ
Có khả năng thích nghi tốt, hồng ngoại không quá khắt khe về nhiệt độ. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo độ ẩm đầy đủ để cây không bị mất nước.
-
Bón phân cho hồng ngoại
Hoa hồng ngoại không cần bón phân quá nhiều. Bạn chỉ cần trộn phân vào đất trồng và bón lót đầy đủ là được. Nếu thấy đất quá khô cằn bạn có thể bón thêm cho cây vào đầu năm khi thời tiết lạnh và dần chuyển sang ấm.
Tuy nhiên, có một vài giống hồng ngoại không hợp với phân hóa học nên tốt nhất bạn hãy tưới thêm nhiều nước sau khi bón phân nhé.
-
Cắt tỉa thường xuyên và đúng cách
Tùy vào mong muốn hay mục đích mà bạn cần có những kỹ thuật cắt tỉa hồng ngoại khác nhau. Nếu bạn muốn có một cây hồng nhiều nhánh, mọc thành bụi lớn thì cần cắt tỉa sát gốc cây. Cần thực hiện thao tác này trước khi bắt đầu năm mới.
Nếu muốn kích thích cây ra nhánh và ra hoa nhiều hơn thì bạn chỉ cần cắt tỉa ngắn cành đi là được. Nếu không thể thực hiện quá thường xuyên thì bạn nhất định phải cắt tỉa cành trước khi vào mùa lạnh. Việc này sẽ giúp cây giữ đủ sức để vượt qua thời tiết khắc nghiệt.
Nên dành thêm ít thời gian để tỉa lá úa, cành khô, hoa bị hỏng, …. Một vài thao tát đơn giản định kỳ sẽ giúp cây hồng ít sâu bệnh hơn hẳn đấy.
-
Sâu bệnh trên hồng ngoại
Mặc dù có sức sống cao và khả năng thích nghi tốt nhưng hồng ngoại vẫn có thể bị sâu bệnh tấn công. Bệnh thường gặp nhất trên hồng ngoại phải kể đến bệnh vàng lá và bệnh đốm đen.
Bệnh đốm đen thường lây lan nhanh, nhất là vào mùa mưa khi cây thường xuyên bị ẩm ướt. Cách tốt nhất để phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của bệnh này chính là cắt tỉa cây hồng định kỳ, tạo không gian thoáng khí.
Ngoài ra, hồng ngoại còn thường hay bị các loài sâu bọ tấn công như rệp, sâu đục thân, bọ cánh cứng Nhật, … Đây là nguyên nhân hàng đầu làm thân hồng bị tổn thương, thậm chí là chết. Bạn có thể xử lý tình trạng này đơn giản bằng cách sử dụng thuốc hóa học chuyên diệt côn trùng.
Đến từ nhiều vùng đất khác nhau nhưng nhờ vào khả năng thích nghi tốt nên có rất nhiều giống hồng ngoại được trồng tại Việt Nam. Chỉ cần bạn biết cách chăm sóc hồng ngoại đúng kỹ thuật từ tỉa cành, bón phân đến tưới nước, …. là sẽ có ngay một chậu hồng đẹp như ý. Hy vọng với nội dung trong bài sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều kiến thức hơn cho giai đoạn tập làm quen với những giống hồng xinh đẹp này.