Việc chăm sóc na đầu vụ đúng kỹ thuật là yếu tốt tiên quyết tạo nên năm suất na cho một năm canh tác. Nếu chăm sóc na không đúng cách, cây na sẽ không đủ sức cho một vụ na bội thu. Vậy cách chăm sóc na đầu vụ như thế nào là đúng? Đầu vụ na cần làm những công việc gì để có vụ na bội thu? Thời gian chăm sóc đầu vụ na như thế nào là thích hợp nhất? Công việc cần làm chăm sóc na đầu vụ?… Qua bài viết xin chia sẻ cùng bạn đọc quan tâm cách chăm sóc na đầu vụ cho năng suất bội thu như sau:
1. Cách cắt tỉa na đầu vụ na
– Thời điểm cắt tỉa cây na đầu vụ phụ thuộc vào từng vùng trồng khác nhau. Tuy nhiên thông thường các nhà vườn có kinh nghiệm cao tiến hành vào lúc kết thúc lứa na cuối vùng của năm. Thời gian cắt tỉa na có thể tiền hành cách nhật để điều tiết rải các lứa na trong năm sau. Thường lệ có thể cắt tỉa na cho vụ mới từ trung tuần tháng 11 đến hết tháng 12 dương lịch hàng năm.
* Kỹ thuật cắt tỉa na đầu vụ
– Dụng cụ cắt tỉa gồm: Kéo chuyện dụng căt tỉa cho cây ăn quả, cưa cắt tỉa.
– Tùy vào tuổi cây để cắt tỉa tán cây có bán kính tán cây khác nhau. Với cây có tuổi từ 10 năm trở lên nên để bán kính tán khoảng 1,5 – 1,7 m. Những cây có tuổi dưới 10 năm để tán cây khoảng 1 – 1,2 m. Chiều cao chỉ để tùy vào chiều cao của người chăm sóc từ 1,5 – 1,8 m. Mỗi đầu cành để cách mắt cuối từ 15 – 20 cm.
– Tiến hành cắt toàn bộ tán cây. Lưu ý vết cắt tỉa phải sắc bén, không để cành bị trầy xước, dập đầu cành. Cắt tỉa các cành sao cho bộ khung cành đối xứng nhau, không che lấp ánh sáng của các tán cây.
– Thu dọn tất cả các mấu quả trên thân của vụ trước để tạo điều kiện cho cây có thể bật mầm trong thân ở vụ mới.
2. Phòng trừ sâu bệnh đầu vụ na
– Sau khi tiến hành cắt tỉa cần tiến hành hòa dung dịch vôi quét các đầu cành, gốc cây. Nhằm sát khuẩn tránh sâu bệnh hại sâm nhập gây hại cây đặc biệt là nấm mốc, sâu đục thân cây na.
– Thu dọn toàn bộ lá, thân, cành đã cắt tỉa mang ra khu vực xa để tiêu hủy. Để diện trừ mầm bệnh còn tồn dư bên trong.
– Phun phòng thuốc bảo vệ thực vật đặt trị nấm cho toàn bộ vườn cây. Liều lượng phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tùy vào điều kiện thực tế sâu bệnh hại của vụ trước để quyết định việc phun phòng trừ từ 1 – 2 lần, khoảng cách các lần phun cách nhau từ 7 – 10 ngày. Lưu ý phun toàn bộ thân, gốc và mặt đất của vườn cây.
3. Kỹ thuật bón phân đầu vụ cho cây na
– Sau khi cắt tỉa, thu dọn toàn bộ tàn dư thực vật trong vườn na. Cần tiến hành bón phân lót đầu vụ cho vườn na.
– Liều lượng phân bón tính cho 1 gốc cây: Phân chuồng từ 1, 5 – 2 kg + Super lân 0,3 – 0,5 kg + Đạm ure 0,1 – 0,2 kg + Kali 0,1 – 0,2 kg. Có thể sử dụng phân NPK với liều lượng theo nhà sản xuất khuyến cáo.
– Phương pháp bón phân: Dùng cuốc nhẹ nhàng cạo lớp đất mặt phần phía ngoài bán kính tán cây. Tiến hành bón toàn bộ phân vô cơ và phân hữu cơ xuống rãnh rồi tiến hành lấp đất che kín phân bón. Chú ý khi cạo lớp đất mặt tránh làm tổn thương bộ rễ của cây.
– Nếu hệ thống vườn na chủ động nước tưới thì sau khi bón phân, tốt nhất nên tưới cho cây để giúp cây hấp thụ phân bón tốt nhất, nhanh bật mầm non cho vụ mới. Nếu không chủ động nước tưới có thể theo dõi thời tiến để quyết định thời điểm bón phân trước đợt mưa phùn cuối đông, đầu xuân là thích hợp.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật chăm sóc na chuẩn bị cho vụ mới, cẩm nang cây trồng chúc bạn đọc thành công trong việc chăm sóc na tạo năng suất cao!