Cây Ớt Bị Xoắn Lá Là Do Đâu? Cách Phòng Trị Bệnh

0
50328
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cây ớt bị xoắn lá là tình trạng xuất hiện phổ biến khiến nhà nông thu hoạch được ít trái, giảm năng suất. Xoăn lá là một trong những bệnh thường thấy ở bầu bí, rau ngót, ớt, lạc, dưa leo, dưa hấu, đu đủ,… Nếu không được kịp thời phát hiện và thực hiện các biện pháp phòng trị, bệnh sẽ càng ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng cây trồng. Để tìm hiểu rõ ràng hơn về tình trạng bệnh cây ớt bị xoắn lá, chúng tôi mời bạn cùng dành chút thời gian theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

Dấu hiệu bệnh xoăn lá ở cây trồng

Bệnh xoăn lá là một loại bệnh ở cây trồng dễ nhận biết. Các lá bị bệnh có thể dễ dàng nhận thấy ngay khi chúng nhú khỏi chồi với dấu hiệu bị xoăn. Khi phát triển, lá bị bệnh sẽ biến dạng, kích thước giảm nghiêm trọng, trở nên dày và giòn hơn so với những lá khác. Sau đó chúng có thể bị mất màu và xuất hiện các đốm trắng.

Bệnh xoắn lá ở cây ớt rất dễ để nhận biết
Bệnh xoắn lá ở cây ớt rất dễ để nhận biết 

Nguyên nhân bệnh xoăn lá

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xoăn lá ở ớt, rau, cây trồng. Phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

  • Thừa nước

Thừa nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh xoăn lá. Khi thừa nước, đất sẽ không thoáng khí, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm hại phát triển. Sau một vài tháng, rễ cây bắt đầu thối đen và mục nát, mất khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây khiến lá cây bị đốm vàng và xoăn.

  • Thiếu nước

Để tránh bị mất nước, rễ của cây trồng thường teo đi, lá xoăn và rụng. Vì thế, để hạn chế tình trạng xoăn lá, bạn nên bổ sung đầy đủ nước cho cây, đặc biệt là trong những ngày hè nắng gắt.

  • Thiếu ánh sáng mặt trời

Một số loại cây bị xoăn lá, ngọn chậm phát triển do không hấp thụ đủ ánh sáng. Chính vì thế, để cây phát triển tốt nhất, bạn nên đặt chậu cây ở gần cửa sổ, ban công hoặc hướng nam của ngôi nhà – nơi chúng có thể nhận được nhiều ánh nắng mặt trời nhất.

  • PLCV virus (Papaya leaf curl virus)

Khi nhận thấy cây mắc bệnh xoăn lá rất nặng (lá nhăn nheo, biến dạng, kích thước giảm nghiêm trọng, xuất hiện triệu chứng gân trong) thì rất có thể bệnh là do virus PLCV gây ra. Bệnh này lây truyền từ cây sang cây thông qua các rầy phấn trắng và các côn trùng chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, rệp,…

Cây ớt bị xoắn lá cũng có thể do virus gây ra
Cây ớt bị xoắn lá cũng có thể do virus gây ra

Phương pháp phòng trừ bệnh xoăn lá hiệu quả

Bệnh xoăn lá ở rau, cây trồng rất dễ phòng tránh nếu bắt nguồn từ vấn đề dinh dưỡng, nước, ánh sáng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh do virus PLCV, việc phòng trừ sẽ khó khăn hơn một chút.

Để phòng bệnh, bạn cần:

  • Sử dụng cây giống sạch bệnh
  • Nhổ bỏ triệt để cây bệnh trong vườn
  • Sử dụng bẫy dính trong vườn để bắt rầy phấn trắng và các côn trùng chích hút
  • Nên bảo vệ cây con trong vải mùng trắng, hoặc trồng cây con trong nhà lưới
  • Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy trắng như cà chua, cây thuộc họ bầu bí, cây thuốc lá.
Trồng cây ớt với những loại cây khác như cà chua, bầu bí để hạn chế tình trạng bệnh xoăn lá cây
Trồng cây ớt với những loại cây khác như cà chua, bầu bí để hạn chế tình trạng bệnh xoăn lá cây
  • Thường xuyên phun thuốc diệt trừ rầy, rệp, côn trùng như bọ phấn, bọ trĩ,…

Khi cây đã bị nhiễm bệnh, bạn nên cắt tỉa và loại bỏ các bộ phận bị nhiễm bệnh sau đó sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu Emagold 6.5EC.

sản phẩm thuốc trừ sâu Emagold 6.5EC
sản phẩm thuốc trừ sâu Emagold 6.5EC

Liều lượng: Pha 250ml MIG-29 với 200l nước

Cách dùng: Phun ướt đẫm thân, cành, lá cây 2 lần. Mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị bệnh xoăn lá ở rau, cây trồng bằng các sản phẩm như dầu khoáng SK Enspray 99EC, thuốc sinh học Comda Gold 5WG,…

Đặc biệt, bà con có thể dùng thuốc trừ sâu Plutel 5EC để phòng trừ bệnh xoăn lá ở ớt và rau.

Mong rằng qua bài viết này, bà con sẽ hiểu hơn về bệnh cây ớt bị xoắn lá. Bà con đừng quên nhấn theo dõi website Agri.vn để tìm hiểu rõ hơn về các chủ đề liên quan đến nông nghiệp nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây