Tất tần tật cách trồng và chăm sóc cây khế chua hiệu quả

0
5387
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cây khế chua có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ nên hầu như ai cũng trồng được. Tuy nhiên, cây khế sau khi trồng phát triển có tốt không, có cho nhiều trái hay không còn phải phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc. Nhà vườn có kinh nghiệm và kiến thức tốt chắc chắn vườn khế sẽ xum xuê và cho năng suất như ý. Sau đây là cách chăm sóc cây khế chua hiệu quả nhất.

Cây khế chua dễ trồng nhưng vẫn cần chăm sóc để ra hoa, kết trái
Cây khế chua dễ trồng nhưng vẫn cần chăm sóc để ra hoa, kết trái   

Nội dung chính

Một số đặc điểm cần biết của cây khế chua

Khế chua có thân gỗ, chiều cao có thể lên đến hơn 20m nếu sinh trưởng tốt. Khi trưởng thành, lá khế có hình bầu dục và màu xanh đậm. Chồi non của cây khế có màu hồng và chuyển dần sang màu xanh khi già. Thời gian đâm chồi lý tưởng nhất của cây khế là vào tháng 4.

Như nhiều trái cây khác, trái khế non sẽ có màu xanh và đậm dần khi lớn lên rồi chuyển dần sang màu vàng khi chín. Mặc dù là khế chua nhưng hầu hết đều sẽ ngọt hơn khi đã chín. Quả khế chín ngon sẽ cho vị chua ngọt rất hấp dẫn.

Trên thực tế, vị chua này là do hàm lượng axit hữu cơ có trong quả khế. Theo thống kê, cứ 100gr khế sẽ chứa ít nhất 800 mgr axit hữu cơ. Mỗi loại khế chua sẽ có độ chua khác nhau, khế càng chua nồng độ axit càng nhiều.

Quả khế chua có hàm lượng axit cao
Quả khế chua có hàm lượng axit cao

Một số công dụng đáng chú ý của cây khế chua

Cây khế chua là một trong những loại dược liệu dân gian phổ biến vì chữa được khá nhiều căn bệnh.

Theo đó, người ta thường thái nhỏ phần vỏ và thân của khế chua để sao vàng cùng vỏ quýt để sắc thuốc uống. Đây là phương thuốc giúp trị ho gà hiệu quả. Ngoài ra, trẻ em mắc chứng hen suyễn cũng có thể dùng lá khế chua để điều trị. Lá khế chua còn có thể dùng để tắm để chữa rôm.

Mặc dù không ngon miệng như khế ngọt nhưng khế chua lại mang đến hương vị đặc biệt mà chắc hẳn rằng trong chúng ta sẽ không ai có thể quên được. Có lẽ đó là hương vị của quê hương xứ sở, của đất nước con người từ bao đời nay. Những món ăn quen thuộc được làm từ khế có thể kể đến như: bò bóp thấu, canh chua cá nấu khế, gà nấu khế,…

Quả khế chua mang đến nhiều tác dụng cho con người
Quả khế chua mang đến nhiều tác dụng cho con người

Trồng khế chua như thế nào?

Nhân giống, thời điểm, đất trồng, …. đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây con. Điều kiện trồng thích hợp sẽ giúp cây khế chua lớn nhanh, khỏe mạnh.

  1. Nhân giống

Phương pháp nhân giống khế chua được áp dụng phổ biến nhất là ghép chồi hay ghép cành. Cây được ghép sẽ có mọi tính trạng của cây mẹ cùng khả năng sinh trưởng, phát triển vượt trội.

  1. Thời vụ

Thời điểm lý tưởng nhất để trồng khế là mùa xuân (tháng 2 đến tháng 3) và mùa thu (tháng 8 đến tháng 10). Đây lúc lúc cây khế sau khi trồng sẽ phát triển tốt, cho quả nhiều và ít bệnh.

  1. Đất và hố trồng

Cây khế chua không có yêu cầu quá cao về loại đất. Đất dành cho cây con chỉ cần tơi xốp, thoát nước tốt để đảm bảo rễ có điều kiện phát triển tốt nhất. Nếu trồng cây trong vườn thì cần chú ý làm sạch cỏ dại và lên luống thoát nước cẩn thận.

Đất trồng khế phải tơi xốp
Đất trồng khế phải tơi xốp

Hố trồng cây khế không được quá nhỏ, đường kính trung bình khoảng 60cm x 50cm là được. Sau khi trồng cây thì bón thêm phân chuồng và rắc ít vôi lên bề mặt hố.

  1. Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ tốt nhất để trồng khế chua là khoảng 25 độ C. Do đó, nếu trồng đồng loạt thì nên chọn buổi sáng sớm để cây dễ thích nghi với điều kiện sống hơn. Không cần tưới nước ngay sau khi trồng, chỉ cần đảm bảo độ ẩm khoảng 80% là được.

Cây sau khi trồng nên được cắt tỉa gọn gàng. Cách này sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng để phát triển và đâm chồi mới.

Chăm sóc cây khế chua

Khi chăm sóc khế chua cần lưu ý những điều sau:

  1. Tưới nước

Dù trồng bất kỳ loại cây nào thì cũng cần tưới nước đầy đủ. Riêng cây khế chua có thể chịu hạn tốt nhưng việc tưới đủ nước sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

  1. Bón phân

Bón phân định kỳ là điều không thể quên để cây khế tươi tốt, cho nhiều trái. Ở mỗi giai đoạn phát triển cây cần một lượng phân bón khác nhau. Trong giai đoạn đầu (khoảng 3 năm đầu) cây khế chua cần được bón thúc kết hợp với phân chuồng, Phân bò là một gợi ý rất phù hợp để bón cho cây khế.

Cây khế cần được chăm sóc cẩn thận thì mới cho năng suất cao
Cây khế cần được chăm sóc cẩn thận thì mới cho năng suất cao

Khi cây đã lớn và bắt đầu cho quả thì lượng phân bón mỗi năm phải tăng thêm 15%. Nhận đủ dưỡng chất cây sẽ cho quả to, nhiều mà không bị suy dinh dưỡng.

  1. Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế chua như thế nào?

Cây khế chua thường rất ít sâu bệnh. Khi cây còn non bạn chỉ cần tốn ít công bắt sâu là được. Việc bắt sâu có thể thực hiện đơn giản bằng tay. Cần chú ý dọn cỏ thường xuyên và đảm bảo nguồn nước tưới luôn sạch, không nhiễm mầm bệnh là được.

Kỹ thuật trồng khế chua rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Một điều kiện phát triển thích hợp, nước phân vừa đủ sẽ giúp cây ra hoa, kết quả mạnh mẽ mà vẫn khỏe mạnh. Hy vọng với những chia sẻ trong bài bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc trồng và chăm sóc khế chua.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây