Kỹ thuật trồng đu đủ trong chậu sai quả và ít bệnh

0
3218
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Đu đủ là loại quả được rất nhiều người yêu thích vì có vị ngọt thơm tự nhiên. Cây đu đủ lại không kén khí khậu hay thổ nhưỡng nên được nhiều gia đình cho vào chậu để trồng trong sân nhà. Mặc dù khả năng sinh trưởng của đu đủ tốt nhưng không phải cứ trồng là có thể đạt được năng suất như ý muốn. Đặc biệt với với không gian nhỏ hẹp, dinh dưỡng có hạn như trong chậu thì lại càng khó hơn. Do đó, kỹ thuật trồng đu đủ là yếu tốt vô cùng quan trọng để cây ít bệnh và cho nhiều quả.

Đu đủ là loại cây dễ trồng, có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, để trồng cây đu đủ trong chậu, vừa làm kiểng, vừa làm cây ăn quả thì cần nắm chắc kỹ thuật trồng như sau:

Nội dung chính

Đặc điểm cần biết của cây đu đủ

  1. Thân đu đủ

Đu đủ là loại cây bán mộc với phần thân có nhiều sẹo. Đó có thể là sẹo lá, sẹo phát hoa hoặc sẹo bọng ruột. Thân đu đủ càng già thì đường kính càng lớn. Tuy nhiên, về giá sẹo bọng ruột sẽ lớn dần nên cây cũng giòn và dễ gãy hơn.

Cây đu đủ có thân thẳng với nhiều sẹo
Cây đu đủ có thân thẳng với nhiều sẹo   
  1. Rễ đu đủ

Rề đu đủ là rễ bàng mọc chủ yếu theo chiều ngang nên cần diện tích lớn để phát triển nên dễ bong gốc và úng nước. Đây là một điểm quan trọng cần lưu ý khi trồng cây đu đủ.

  1. Hoa đu đủ

Hoa đu đủ thường có màu trắng và mọc ở nách là. Cây đu đủ có 3 loại hoa chính là hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỷ lệ này sẽ khác nhau phụ thuộc vào giống cây, thời tiết, cách chăm sóc, … Cây đu đủ có tỷ lệ hoa lưỡng tính cao sẽ cho trái nhiều, to và ngọt hơn.

Cây đu đủ ra hoa nhiều lần với số lượng lớn
Cây đu đủ ra hoa nhiều lần với số lượng lớn

4. Quả đu đủ

Trái đu đủ thược mọc riêng từng cuốn trên thân cây chính. Đu đủ có nhiều giống như ruột đỏ, ruột vàng hoặc đu đủ da xanh, đu đủ trái tròn, …. Ngoài đu đủ da xanh thì các lọa đu đủ còn lại đều có màu xanh và cứng khi còn non và chuyển dần sang mang vàng, đỏ và mềm khi đã chín.

Kỹ thuật trồng đu đủ đạt năng suất và ít sâu bệnh

  1. Nên trồng đu đủ lúc nào là thích hợp nhất

Trồng đu đủ vào thời điểm thích hợp sẽ giúp cây có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng, ít bệnh và đỡ tốn công chăm sóc. Tùy vào khí hậu, thổ nhưỡng mà mỗi vùng sẽ có thời điểm trồng đu đủ khác nhau.

Nên trồng đu đủ vào cuối mùa mưa hoặc mùa xuân
Nên trồng đu đủ vào cuối mùa mưa hoặc mùa xuân

Thông thường nên trồng đu đủ vào cuối mùa mưa hoặc mùa xuân vì lúc này lượng nước mưa ít và bắt đầu chuyển dần sang mùa khô. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc điều chính lượng nước tưới cho phù hợp. Đặc biệt với loại cây dễ ngập úng như đu đủ thì điều này vô cùng quan trọng.

  1. Yêu cầu về đất trồng đu đủ

Như đã nêu, cây đu đủ hoàn toàn không kén đất trồng. Tuy nhiên, nếu đất trồng có đặc điểm phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt, cho quả nhiều và chất lượng hơn. Theo đó, đất trồng nên là đất được trộn hỗn hợp bao gồm 3 đất thịt ải và 1 xỉ than. Cần ủ kỹ đất khoảng 2 tuần trước khi trồng cây.

Chậu trồng đu đủ phải đủ rộng vì rễ cây phát triển theo chiều ngang. Tốt nhất nên chọn loại chậu có chân và có lỗ thoát nước để tránh ngập úng, nhất là vào mùa mưa. Đất cho vào chậu trồng không nên quá đầy, tốt nhất là cách miệng vài cm. Nên bón lót thêm một ít phân hữu cơ dưới đáy chậu rồi mới cho đất lên.

Lưu ý: Đất thịt ải phải là đất mới, chưa gieo trồng bất kỳ loại cây nào.

  1. Kỹ thuật trồng đu đủ trong chậu

Đu đủ trồng trong chậu phải chọn cây con được ươm trong bầu. Nên chọn những cây khỏ, to và không có mầm bệnh, đã trổ được ít nhất 4 cặp lá. Chiều cao cây con tối thiểu là 10cm.

Trồng đu đủ trong chậu cần giữ ẩm tốt
Trồng đu đủ trong chậu cần giữ ẩm tốt

Cây con khi đem về cần giâm lại một thời gian trong vườn nhà. Chọn vị trí cao ráo, thoáng mát để không bị úng cây. Việc chăm sóc cây con trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Cần tưới cây mỗi ngày và phun kết hợp với một số loại thuốc phòng trừ bệnh như rệp sáp, khảm, nhện đỏ, …. Cây giâm trong vườn được khoảng nửa tháng là có thể mang ra và trồng lên chậu được.

Trồng cây con trong chậu không quá khó khăn, điều quan trọng là cần giữ ẩm tốt nhưng không để úng cây trong giai đoạn này. Theo đó, bạn chỉ cần tưới dưỡng ẩm thường xuyên cho cây là được.

  1. Chăm sóc cây đu đủ như thế nào?

Trong quá trình phát triển, cây đủ đủ có thể bị tấn công bởi các loại côn trùng và sâu hại như: rệp sáp, nhện đỏ, bọ nhảy. Để phòng tránh các loại sâu bệnh này, bạn có thể phun Decis 2,5 ND (0,1%) hoặc Trebon (1%), sau 1 thời gian số lượng côn trùng sẽ bị tiêu diệt.

Với bệnh thán thư, đốm trắng, bạn có thể dùng thuốc Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb để phòng ngừa trước khi chúng lan rộng.

Bạn nên mua thuốc để phòng ngừa sâu bệnh gây hại cho cây
Bạn nên mua thuốc để phòng ngừa sâu bệnh gây hại cho cây

Đối với virut xoăn ngọn, bạn nên chọn lựa giống kỹ càng, ưu tiên các loại giống có khả năng kháng bệnh. Bên cạnh đó, hãy bón NPK với lượng vừa đủ nhằm kích thích cây phát triển và ra trái đều.

1 lưu ý dành cho nhà nông là không nên trồng 2 vụ đu đủ liên tiếp trên cùng một mảnh ruộng. Bạn có thể luân canh một số loại hoa màu ngắn hạn khác như dưa leo, đậu phộng,…

  1. Thu hoạch đu đủ

Trồng đu đủ nhanh có trái. Trung bình sau 7 tháng bạn có thể thu hoạch trái xanh làm rau. Sau 9 tháng có thể thu hoạch quả chín. Lưu ý để đu đủ chín vài ngày để đảm bảo chất lượng trái ngon nhất. Nếu thu hoạch quá sớm có thể trái sẽ bị nhạt và không ngon.

Trên đây là một số kỹ thuật trồng đu đủ và chăm sóc cây từ mầm nhỏ đến thu hoạch. Đu đủ là một cây dễ trồng nhưng có thể bị côn trùng gây bệnh. Bạn nên tham khảo các loại thuốc trên để phòng trừ nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây