Những điều thú vị về hoa địa lan mà bạn chưa biết

0
2500
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nguồn gốc xuất xứ của hoa địa lan

Hoa địa lan có tên khoa học là Cymbidium Sinense, là 1 loài thực vật thuộc họ lan (Orchid).

Địa lan được mệnh danh là loài thực vật quý hiếm nhất trong 3 loại Đại hoàng, Hoàng điểm và Hoàng vũ.

hoa-dia-lan

Hình ảnh minh họa chậu hoa địa lan

Cây hoa lan địa có nguồn gốc bắt nguồn từ vùng miền tây nam Trung Quốc, sau đó được du nhập sang các có có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. Ở Việt Nam, hoa lan địa hoàng vũ thuần chủng xuất phát đầu tiên từ tỉnh Nam Định nước ta.

Nội dung chính

Đặc điểm sinh trưởng của hoa địa lan

Đặc điểm hình dáng của hoa địa lan

  • Địa lan thuộc giống cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1,5m
  • Rễ địa lan phát triển rất mạnh, có dạng hình trụ, phân nhánh có nhiều rễ phụ bao quanh, khá mềm và to, phần lớn rễ có màu tro nhạt.
  • Cây địa lan có thân giả hành to, nắng có hình trứng tròn, hình bầu dục hoặc hình gậy…, thân cây là bộ phận tích trữ nước của cây.
  • Lá thường mọc thành lùm, mỗi lùn thường có từ 6 – 10 lá đơn xếp chồng lên nhau, thuôn dài, đuôi nhọn, phần dưới đối diện ôm lấy nhau, bề mặt phiến lá thẳng không có răng cưa và gân.

hoa-dia-lan-

Hình ảnh hình dáng của hoa địa lan

Cuống hoa địa lan thường mọc từ thân giả, mỗi cuống có khoảng 10 – 12 hoa đơn, toàn bộ hoa của các loài địa lan là dạng hoa bướm. Hoa có cấu tạo đơn giản, 3 đài hoa, 3 cánh hoa và 1 nhi cái. Màu sắc của hoa cũng rất đa dạng từ màu đỏ đến mà thức sinh.

Quả của địa lan thuộc loại quả sóc, hình dáng to nhỏ tùy thuộc vào giống bố mẹ, thông thường có hình trắng dài.

Đặc điểm sinh trưởng của hoa địa lan

  • Hoa địa lan thường nở rộ vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3, độ bên của hoa có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng.
  • Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, có khả năng chống chịu tốt với sâu hại.

hoa-dia-lan-7

Công dụng của hoa địa lan

  • Trong cuộc sống hoa địa lan rất được nhiều người săn đón, nhất là những người sành về lan, bởi vẻ đẹp không thể nào chối cãi của mình
  • Hoa thường nở vào đúng các dịp tết, nên địa lan hay được trưng tết, nhằm cầu mong một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc như chính những bông hoa rực rỡ đầy màu sắc.
  • Đồng thời, hương thơm của hoa địa lan còn có tác dụng giúp giải tỏa mệt mỏi, nhức đầu, những căng thẳng trong cuộc sống.
  • Địa lan cũng giống như những loài cây xanh khác, có khả năng quang hợp, hấp thụ những loại khí độc trong cuộc sống và nhả ra khí O2 có lợi cho sức khỏe.
  • Ngoài ra, địa lan còn được thu mua để sản xuất, điều chế ra các loại mỹ phẩm, nước hoa phục vụ nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ.

Cách trồng hoa địa lan

Giá thể trồng hoa địa lan

Đối với giá thể trồng hoa địa lan, cần nhiều thành phần dinh dưỡng, độ ẩm khác nhau. Bạn nên chọn những loại đất có độ mùn, phù sa cao, ngoài ra đất phải có độ ẩm nhất định, tránh lấy đất có độ pH quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

hoa-dia-lan-1

Hình ảnh thể trồng hoa địa lan

  • Bạn có thể sử dụng bùn ao hồ đem phơi khô, sau đó dùng búa hoặc dao đập nhỏ với kích cỡ khoảng 1 – 1,5cm.
  • Sau đó trộn chung với các vật liệu khác theo tỷ lệ: 3 đất hoặc bùn ao; 3 phân chuồng ủ mục; 2 xơ dừa đã qua xử lý, 1 vỏ trấu; 0,5 phân trùn quế; 0,5 vôi bột.
  • Ủ trong với trong môi trường thoáng mát, sau 10 -15 ngày đem phơi ải để tiêu diệt các mầm bệnh ẩn náu trong giá thể khoảng 1 tuần.

Chậu trồng hoa địa lan

  • Tùy theo kích thước của cây mà ta lựa chọn loại chậu phù hợp, không nên trồng cây trong chậu quá to hoặc quá nhỏ.
  • Địa lan có thể trồng trong nhiều loại chậu khác nhau, nhưng để cây phát triển nhanh và ít bị sâu bệnh thì nên sử dụng các loại chậu làm bằng đất nung hoặc vỏ dừa.
  • Khi mua chậu về, bạn nên vệ sinh chậu sạch sẽ bằng nước sạch, nếu chậu đã qua sử dụng thì dùng khăn ẩm và xà phòng pha loãng rồi rửa sạch, sau đó nhớ để chậu cho khô thì mới trồng cây.

Cách trồng hoa địa lan

Cho chất trồng vào 1/3 chậu, sau đó đạt khóm địa lan vào chậu sao cho cân đói, nên để các thân già vào trung tâm của chậu, còn các thân trẻ thì hướng ra miệng chậu.

Sau khi sắp xếp xong các khóm địa lan trong chậu thì dùng tay giữ bụi lan cố định, rồi dùng tay kia lấp phần đất còn lại cho tới khi chấu trồng chính gần đầy miệng chậu, lưu ý nhó dùng tay ấn nhẹ phần gốc trong quá trình vun giá thể để giữ cây được chắc chắn, không bị lung lay.

hoa-dia-lan-2

Hình ảnh minh họa cách trồng hoa địa lan

  • Bạn có thể dùng vỏ trấu, rêu nước hoặc vụn xỉ than để phủ lên bề mặt chậu 1 lớp vừa đủ.
  • Dùng vòi xịt tưới đẫm vào giá thể địa lan mới trồng, trong quá trình trồng cây, lá địa lan có thể dính bẩn, bạn có thể dùng bình phun sương để nhẹ nhàng rửa sạch các vết bẩn.
  • Cuối cùng, nhớ để chậu hoa địa lan lên cao, ở những nơi thoáng mát, tuyệt đối không để địa lan mới trồng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt.

Cách chăm sóc hoa địa lan

Tưới nước cho hoa địa lan

  • Đầu tiên, bạn phải đảm bảo độ ẩm của địa lan luôn đạt ở mức từ 70 – 85%, tuyệt đối không để độ ẩm quá cao hoặc quá thấp, cây sẽ bị chết khô hoặc bị thối gốc.
  • Lượng nước tưới nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kích thước của chậu cũng như cây địa lan.
  • Địa lan có nhu cầu nước thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, vì vậy bạn cần lưu ý để cung cấp nước kịp thời cho cây.

hoa-dia-lan-3

Hình ảnh minh họa hoa địa lan được tưới nước đẩy đủ

Thời gian hoa nở cần lượng nước vừa phải, nhiều nước quá sẽ dẫn đến trao đổi chất tăng, phát sinh nấm bệnh… làm cho thời gian hoa nở rút ngắn làm giảm giá trị cành hoa, cung cấp nước ít không thể thỏa mãn hoa nở, dễ dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, đồng thời sẽ làm cho thời gian ra hoa ngắn lại.

Bón phân cho hoa địa lan

Trong giai đoạn cây mới bắt đầu mát triển, 2 tuần/1 lần, hòa tan phân đạm với nước tưới theo tỉ lệ 1:3, để tưới cho cây, chú ý chỉ nên tưới cây vào buổi chiều tối.

Sau đó, bạn có thể bón thúc thêm các loại phân có chứa hàm lượng vô cơ và hữu cơ như: NPK, Kali, Ca,…, theo tỉ lệ 20:20:20 là thích hợp nhất.

hoa-dia-lan-5

Khi nhiệt độ hạ thấp nên dừng bón phân cho cây, lúc này nên để cây nghỉ vì cây không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng, ngược lại còn tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa địa lan

Địa lan là loài hoa ít bị nhiễm bệnh hơn so với các loài lan khác, tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng nếu không chăm sóc đúng cách, cây cũng dễ bị mắc các bệnh như: thán thư, đốm nâu, thối rễ, cháy nắng,…

  • Vì vậy, trong quá trình chăm sóc cây nên chú ý về các chỉ số như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng phải đạt có ngưỡng cân bằng.
  • Đồng thời, bạn cũng nên thường xuyên phun các loại thuốc diệt nấm, sâu bọ để phòng trường hợp chúng sinh trưởng.
  • Ngoài ra, cần thay chậu cũng như cắt tỉa bớt những lá vàng, lá già hoặc những lá bị nhiễm bệnh cho địa lan.
  • Hy vọng, qua những chia sẻ trên, bạn đã có thêm những kinh nghiệm cần thiết để tự mình trồng và chăm sóc cây hoa địa lan của riêng mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây