Sở hữu một chậu hoa hồng bonsai trong nhà thì quả thật làm sáng không gian lên gấp trăm lần. Chơi hồng bonsai chưa bao giờ là lỗi mốt, cây càng xù xì lại càng thời thượng. Hãy tậu ngay một em bonsai và học cách chăm sóc hoa hồng bonsai đơn giản của Agri thôi nào.
Hoa hồng bonsai – Thú chơi hoa tao nhã của người Việt
Chơi cây cảnh bonsai là trào lưu đã thịnh hành rất lâu và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Cây cảnh bonsai có thể làm được từ nhiều loại cây khác nhau, trong đó thì hoa hồng bonsai rất được ưa chuộng vì vẻ đẹp tao nhã và quyến rũ của nó. Hoa hồng bonsai không khó tìm, đặc biệt ở dịp Tết thì nhu cầu mua cây bonsai đặc biệt hoa hồng bonsai càng tăng cao.
Hoa hồng bonsai chưa bao giờ dành cho những tay mơ không biết gì về cây cảnh. Đối với những người chơi hoa cảnh thì mỗi chậu hoa đều mang một nét đẹp riêng, giá trị riêng. Còn với những người không có đam mê thì cũng chỉ là một vườn hồng bình thường. Vì vậy không lạ gì mà có những người mạnh tay chi chục đến trăm triệu để sở hữu một chậu hồng bonsai ngoại đẹp, vì chính họ đã nhận thấy những ý nghĩa và nét đẹp ẩn giấu đằng sau những bông hoa đó.
Hoa hồng bonsai chỉ cao từ 30 – 100cm, thân và gốc già nua. Ngắm hoa hồng bonsai vừa cảm nhận vẻ đẹp cổ kính và pha chút hiện đại, vừa tinh tế vừa tao nhã. Các giống hồng được chọn thường là hoa hồng tỉ muội, hồng tầm xuân…có sức chống chịu tốt hoặc hoa hồng nước ngoài.
Nghệ thuật chăm sóc hoa hồng bonsai
Vị trí đặt chậu cây hoa hồng bonsai
Hoa hồng là loài hoa ưa nắng chính vì vậy cần đặt ở những nơi có ánh sáng, tuy nhiên phải là ánh sáng dịu nhẹ ban mai và tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp. Đặt ở nơi thông gió tốt để cây có thể phát triển, có nhiệt độ 15 – 35 độ C.
Nước tưới trong kỹ thuật chăm sóc hoa hồng bonsai
Nếu trồng dưới đất vườn tưới 1 ngày/lần còn trồng chậu tưới 2 ngày/lần, vì trồng chậu ít đất nên đất nhanh khô, cây dễ thiếu nước. Cung cấp đủ nước cho cây, nếu cây thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ gây hại cho cây, có triệu chứng vàng lá và rụng lá. Hạn chế tưới buổi tối vì nước đọng trên lá dễ xuất hiện mầm bệnh.
Cách kiểm tra lượng nước trong chậu đã đủ hay chưa: Dùng đũa tre cắm xuống đáy chậu, rút lên thấy đũa ướt thừa nước, ẩm tức là đủ, đũa khô thì nên tưới nước.
Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc hoa hồng bonsai
Dinh dưỡng rất thiết yếu không chỉ ở hồng bonsai mà còn quan trọng đối với tất cả loại cây. Dinh dưỡng quyết định cây có ra hoa nhiều hay không, cây phát triển tốt hay xấu. Cách nhận biết cây đủ chất dinh dưỡng: quan sát nếu nhánh màu đỏ tía và cành mập mạp tức đủ chất. Nếu nhánh gầy thì cần bổ sung dinh dưỡng.
Dinh dưỡng thiết yếu cho hồng bonsai là: kém, magie, canxi… Cần bón phân khi chăm sóc hoa hồng bonsai không quá 2 lần/tháng. Bón phân lân trước trời rét và nóng để tăng đề kháng cho cây. Nên bón phân hữu cơ cho cây để cây pháy triển tốt và an toàn hơn.
Cắt tỉa cành khi chăm sóc hoa hồng bonsai
Thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa cành khi chăm sóc hoa hồng bonsai. Hãy tỉa những cành đã già, yếu, cành dư thừa, tạo tán cho cây để cây phát triển tốt ra nhiều cành. Sau mỗi chu kỳ hoa nên bấm tỉa những cành bị tăm, lá vàng để giảm sâu bệnh chỉ chừa lại 1 – 2 mắt sát thân để cây nảy mầm.
Tạo dáng cho hoa hồng bonsai
Mỗi loại hoa có dáng vẻ tinh tế và vẻ đẹp khác nhau, vì vậy không nên tạo dánh quá cầu kỳ cho chậu hồng bonsai của mình. Nên để chúng phát triển tự nhiên vì dáng của chúng đã đẹp sẵn rồi. Nếu muốn tạo dáng thì sử dụng dây kẽm, dây đồng cố định sau đó uốn từ thân đến cành, từ cành đến ngọn theo dáng mình muốn.
Phòng bệnh khi chăm sóc hoa hồng bonsai
Bệnh đốm đen
Là bệnh phổ biến ở hoa hồng, hình thành những đốm màu đen trên lá, nếu không trị thì cây sẽ chết dần vì không quang hợp được. Nguyên nhân là do độ ẩm cao, nấm sinh sôi phát triển. Nên người chơi hoa cảnh phải thường xuyên chăm sóc hoa, giữ cho lá khô thoáng, không tưới cây vào ban đêm. Nhiều người chia sẻ sử dụng bột baking soda pha với nước và xà phòng kháng nấm rồi xịt lên cây là được.
Bệnh phấn trắng
Khi chăm sóc hoa thì bệnh này rất dễ phát hiện, bệnh phấn trắng xuất hiện khi có lớp bột màu trắng phủ lấy thân và hoa. Nguyên nhân gây ra bởi nấm mốc, vì vậy chúng ta cần giữ cây luôn thông thoáng và tránh ẩm mốc. Đầu năm nên tránh mầm bệnh bằng cách phun vôi. Có thể sử dụng lưu huỳnh, phun sương, chất khử trùng để trị kết hợp chăm sóc hoa kĩ càng.
Bệnh vàng lá
Bệnh thường gặp ở hoa hồng, lá chuyển sang màu vàng và nếu không trị kịp sẽ chết. Có nhiều nguyên nhân lá vị vàng, có thể do thừa nước hoặc thiếu nước, do thiếu sắt, thiếu các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy người chơi hoa cần bổ sung đủ nước và các khoáng chất, chăm sóc hoa tốt để hồng bonsai luôn khỏe mạnh.
Bên cạnh đó còn có nhiều loại bệnh như hán thư, rệp… Mà người chơi hoa cảnh nên chú ý. Chăm sóc hoa hồng không khó đối với những ai đam mê. Chăm sóc hoa khó nhất vẫn là ở khâu phòng bệnh. Người chơi hoa nên trang bị đủ kiến thức để hành trình trồng hoa bonsai của mình càng thêm thuận lợi.
Xem thêm: Chăm sóc hoa hồng leo