Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật nuôi Dúi Thương Phẩm

0
1978
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Dúi là đặc sản của núi rừng với chất lượng thịt thơm ngon, hấp dẫn, giá bán thịt lên đến 580.000 đồng/kg. Tuy dúi ít bị bệnh, sinh trưởng tốt nhưng rất nhiều người nuôi bị “mất trắng” do không có kinh nghiệm, kiến thức chăm sóc cơ bản. Bài viết này, Argi.vn sẽ cung cấp kỹ thuật nuôi dúi bài bản nhất giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro, đạt hiệu quả kinh tế cao

  1. Nội dung chính

    Yêu cầu chọn giống

Với những người nuôi dúi lần đầu tiên thì nên chọn mua dúi nhỏ về nuôi. Bởi dúi nhỏ dễ thích nghi với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho bà con trong việc chăm sóc. Ngoài ra còn giảm thiểu được rủi ro (vì dúi to khó thích nghi, đặc biệt là dúi rừng, giá thành lại đắt).

Lựa chọn địa chỉ uy tín mua giống, cần có giấy chứng nhận kiểm lâm đầy đủ.

Nên chọn những con giống có kích thước tương đồng thuận tiện cho việc chăm sóc.

Con giống phải khỏe mạnh, lông mượt, không bị dị tật, ăn khỏe, ăn nhiều, lanh lợi, chạy nhảy khỏe trong chuồng nhốt.

Ngoài ra, để chọn đực – cái, bà con quan sát bộ phận sinh dục:

Nếu là dúi đực: sẽ có 2 tinh hoàn tương tự như tinh hoàn của chó, không có vú.

Nếu là dúi cái: sẽ có 2 hàng vú ở 2 bên sườn giống của của lợn.

Dúi đực phải có kích thước tương đương hoặc to hơn dúi cái.

Việc chọn lựa dúi giống rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng thương phẩm
Việc chọn lựa dúi giống rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng thương phẩm  
  1. Thiết kế chuồng nuôi

Yêu cầu chung về chuồng nuôi dúi:

Chuồng nuôi nhím phải kiên cố và vững chắc hạn chế ánh sáng chiếu trong ngày vì chúng không thích ánh sáng và thường hoạt động nhiều về đêm. Bà con có thể làm chuồng nuôi kiểu nửa sáng nửa tối.

Chuồng phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không bị mưa tạt

Thiết kế chuồng nuôi dúi cần chọn vị trí yên tĩnh, không bị các loài động vật khác (chó, mèo, chuột, rắn…) gây hại

Nền chuồng láng xi măng thuận tiện cho việc vệ sinh. Nền có độ dốc 1 – 2%, dày từ 8 – 10cm để chúng không đào hang.

Mái chuồng lợp bằng lá thì sẽ mát hơn cho đàn dúi

Ngoài ra, xung quanh chuồng nuôi nên quây lưới thép B40 để bảo vệ dúi, đề phòng trộm cắp.

Ngoài ra, bà con cũng có thể làm hang nhân tạo cho dúi.

  1. Làm chuồng nuôi dúi sinh sản

Bà con chia chuồng nuôi thành từng ô 50cm chiều ngang, 80 – 100cm chiều dài, 70cm chiều cao cho 1 con dúi sinh sản. Chuồng nuôi phải có nắp đậy, bên trong chuồng có ống cống đường kính 20cm, số ống tương đương với số dúi.

Thiết kế chuồng nuôi dúi theo kiểu tủ thuốc bắc thuận tiện hơn cho việc chăm sóc
Thiết kế chuồng nuôi dúi theo kiểu tủ thuốc bắc thuận tiện hơn cho việc chăm sóc

Xây chuồng nuôi thành từng ô có nắp đậy, diện tích mỗi ô (ngang x dài x cao): 1 x 2 x 7 (m) đảm bảo nuôi được từ 15 – 20 con

Ngoài ra bà con cũng có thể tham khảo làm chuồng kiểu giống tủ thuốc bắc. Có thể sử dụng gỗ hoặc viên gạch vuông để xây.

Kiểu chuồng này thích hợp với không gian diện tích nhỏ hẹp. Nhiều người khi mới bắt đầu cũng làm kiểu chuồng này để nuôi thử, sau khi thấy phù hợp thì mới xây chuồng  nuôi quy mô lớn.

Ưu điểm của kiểu chuồng tủ thuốc bắc là dễ dọn dẹp vệ sinh. Tuy nhiên nhược điểm là đòi hỏi kỹ thuật làm chuồng tỉ mỉ, khá tốn thời gian.

  1. Thức ăn và khẩu phần ăn

Thức ăn chủ yếu của dúi:

Dúi là động vật gặm nhấm, chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng phần lớn là rễ, củ (măng) của các loại cây họ tre, nứa, trúc, mía, cỏ voi, củ quả của các loại cây ngũ cốc, sắn, khoai chúng cũng ăn một số loại rau xanh như rau muống, rau cần, cây bụi.

Nuôi dúi thương phẩm còn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn động vật như côn trùng, ốc, giun đất, thức ăn bổ sung chất khoáng.

Tuy nhiên thức ăn cứng vẫn phải bắt buộc có trong khẩu phần ăn của dúi, lượng thức ăn mềm chiếm ít hơn vì theo một số nghiên cứu, nếu cho ăn quá nhiều thức ăn mềm sẽ làm dúi bị tiêu chảy.

Dúi là động vật gặm nhấm nên có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
Dúi là động vật gặm nhấm nên có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
  1. Phòng và biện pháp điều trị một số bệnh thường gặp ở dúi

Dúi có sức đề kháng tốt nên ít bị bệnh. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, bà con phải chú ý một số biện pháp phòng bệnh sau:

Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, dọn nước tiểu để tránh bệnh ghẻ lở.

Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát, không quá nóng mà cũng không quá lạnh, ẩm ướt.

Nguồn thức ăn phải có xuất xứ rõ ràng, không chứa chất độc hại. Thức ăn tươi mới, được bảo quản tốt nhất.

Một số bệnh thường gặp và cách điều trị:

  • Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân có thể do dúi ăn phải thức ăn ôi thiu, ẩm mốc còn dư lại trong chuồng nuôi làm rối loạn hệ tiêu hóa.

Ngoài việc dọn hết thức ăn thừa, bà con có thể pha thuốc Sulfatrim, Ganidan vào nước cho chúng uống hoặc bơm trực tiếp vào miệng chúng.

  • Bệnh về mắt

Nguyên nhân có thể do đàn dúi tranh giành thức ăn, cắn nhau gây sây sát hoặc làm thức ăn rơi vào mắt khiến cho mắt bị viêm kết mạc, giác mạc.

Bà con dùng thuốc nhỏ mắt  Chloramphenicol 1% để nhỏ cho dúi bị bệnh, trung bình 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

  • Bệnh ký sinh ngoài da

Nguyên nhân do chuồng trại không sạch sẽ khiến nhiều côn trùng, bọ, muỗi, ruồi, ve… xuất hiện. Chúng sẽ bám và hút máu khiến da của dúi bị ghẻ lở gây nên những bệnh truyền nhiễm khác.

Bạn cần thường xuyên quan sát, kiểm tra để biết tình trạng dúi có bị nhiễm bệnh hay không
Bạn cần thường xuyên quan sát, kiểm tra để biết tình trạng dúi có bị nhiễm bệnh hay không

Biện pháp là dọn dẹp vệ sinh, sát chuồng chuồng trại, sử dụng đèn bắt côn trùng… Ngoài ra phải thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện ve, bọ chét bám thì dùng thuốc diệt như: Ivermectin loại chích hay cho uống, liều lượng sử dụng tương đương gia súc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây