Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp – nuôi nhẹ nhàng cũng bỏ túi trăm triệu

0
3164
mô hình nuôi chim bồ câu pháp
Trang trại nuôi bồ câu Pháp làm giàu
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Thực sự đã có người thành công và làm giàu trong mô hình nuôi bồ câu Pháp, nhưng để đạt hiệu quả thì phải có kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp hợp lý. Bồ câu Pháp là vật nuôi được nuôi phổ biến chỉ sau gia cầm truyền thống vì thích nghi tốt, dễ nuôi, thịt ngon bổ dưỡng.  Hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật nuôi bồ Pháp xem có gì nhé.

Nội dung chính

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp

kỹ thuật nuôi bồ câu pháp
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp chuẩn

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả, phát triển kinh tế: Nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp.

Chọn giống trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp

Tiêu chuẩn con giống trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp:

– Con có sức khỏe ổn định, bộ lông mượt, không bị dị tật và lanh lợi, nhanh nhẹn.

– Chim từ 4-5 tháng tuổi

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp: làm chuồng trại

Chuồng nuôi trong kỹ thuật nuôi bồ câu pháp

Yêu cầu chuồng trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp: Khô ráo, thoáng mát, yên tĩnh, đảm bảo có mái che mưa và nắng. Nuôi bồ câu Pháp các loại chuồng nuôi như sau: Chuồng cá thể (Nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi) và chuồng quần thể (Nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi). Xem xét kĩ để chọn chuồng nuôi phù hợp nhất.

Trang thiết bị nuôi chim trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp rất cần thiết

Ổ đẻ

Ổ đẻ trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp dùng để đẻ, ấp trứng và nuôi con. Mỗi cặp bồ câu cần 2 ổ đẻ, một ổ để đẻ và một ổ nuôi con.

Chất liệu của ổ: Ổ có thể làm bằng gỗ/chất dẻo, ổ phải khô ráo, sạch sẽ, dễ dàng cho việc vệ sinh ổ đẻ thường xuyên.

Kích thước của ổ: đường kính dài 25-30 cm; chiều cao có độ dài 7-8 cm.

Máng ăn

Máng ăn dùng để đặt thức ăn cho chim hàng ngày, máng ăn nên đặt ở những vị trí chim dễ thấy, dễ mổ thức ăn, nên tránh những nơi bị ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn bị rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn cao).

Vật liệu làm máng: Máng ăn bằng tre hoặc bằng tôn tùy theo điều kiện.

Kích thước máng ăn cho một cặp chim bố mẹ: chiều dài 15 cm; chiều rộng 5 cm; chiều sâu 7-10 cm.

Máng uống

Sự tiện lợi và vệ sinh là yêu cầu cần thiết cho máng uống.

Vật liệu: Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa…

Kích thước dùng cho một cặp chim: đường kính dài 5-6 cm; chiều cao dài 8-10 cm.

Mật độ nuôi chim

nuôi bồ câu pháp kiếm tiền tỉ
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp: nuôi bồ câu Pháp theo đôi

Trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp cần chú ý đến mật độ. Mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng. Nếu nuôi trong chuồng thì có mật độ là 6 – 8 con/m2 chuồng. Khi chim được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò gấp đôi chim sinh sản.

Chế độ chiếu sáng trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp

Bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng khi đang trong thời kỳ ấp trứng vì vậy trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp phải chú ý. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng (tối thiểu 13 giờ). Vì chuồng trại thiết kế sao cho đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Nếu điều kiện không cho phép, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3- 4h ngày.

Thức ăn trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp thì không thể thiếu thức ăn. Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật và một số thức ăn bổ sung khác

Các loại đỗ: đỗ tương, đỗ đen, đỗ xanh,…

Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,… trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần.

Bổ sung thức ăn bổ sung cho chim (chứa vào máng ăn riêng) gồm: Khoáng Premix 85%; NaCl (muối ăn) 5%; sỏi 10%, cho chim ăn tự do. Tuy nhiên thức ăn bổ sung nên dùng với một lượng vừa phải chỉ trong 1-2 ngày. Không để thức ăn bổ sung số lượng nhiều trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.

Vũ Thanh Thủy (SN 1986), làng Vũ Kỳ, xã Vĩnh Hòa đã chia sẻ công thức ăn uống trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp như sau: 60% ngô hạt + 40% cám công nghiệp. Mỗi ngày ta phải cho chim ăn 3 lần vào các khung giờ như 8 giờ, 12 giờ và 17 giờ với lượng thức ăn 60-80g thức ăn/đôi/ngày. Chim ở thời kỳ sinh sản thì nên bổ sung thêm thức ăn và chất dinh dưỡng khác để bồi bổ.

Cách cho ăn trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp

Thời gian cho ăn 2 lần trong ngày buổi sáng từ lúc 8h đến 9h, buổi chiều lúc 14h đến 15h, cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.

Định lượng thức ăn: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng cơ thể:

Chim dò (2 – 5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày

Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi):

– Khi đang nuôi con lượng thức ăn 125-130 g thức ăn/đôi/ngày

– Không nuôi con ăn ít hơn từ 90-100 g thức ăn/đôi/ngày

Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50 kg.

Chăm sóc và nuôi dưỡng

Thời kỳ đẻ và ấp trứng

Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, nên giảm bớt tầm nhìn, tiếng ồn, ánh sáng để chim ấp trứng một cách tốt nhất.

Để có thể ghép ấp những quả trứng đẻ cùng nhau người nuôi cần theo dõi số ngày chim đẻ qua sổ ghi chép.

Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: Xem trứng đã được thụ tinh chưa bằng kinh nghiệm chăn nuôi của mình.

Thời gian ấp nở của chim Bồ câu là 16-17 ngày, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi phải hỗ trợ cho chim chui ra.

Thời kỳ nuôi con

Trong thời kỳ nuôi con cần được thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần) để cho sạch sẽ tránh mầm bệnh. Khi chim non được khoảng 7-10 ngày thì tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Khi chim non tách mẹ, ổ đẻ phải được vệ sinh sát trùng sạch.
Chăm sóc và nuôi dưỡng chim dò giai đoạn hậu bị (từ 2 – 5 tháng tuổi)

Sau khi được khoảng 28 – 30 ngày chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ. Sau khi chim rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này thì chim còn rất yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém nên cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung các chất Vitamin A, B, D, chất khoáng, các chất kháng sinh… vào nước uống để chống bệnh tật, tăng đề kháng.

Những lưu ý khi nuôi bồ câu Pháp

nuôi bồ cầu pháp làm giàu
Lưu ý trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp

Khi chim ấp trứng khoảng 8 ngày người nuôi nên soi trứng để loại bỏ những trứng hư, giữ lại những trứng tốt để tránh lãng phí thức ăn và thời gian.

Khi trứng nở sẽ có nhiều khó khăn nên chú ý: khi nở xong vỏ trứng thứ nhất sẽ dính với trứng thứ 2 khiến chim ở trứng thứ 2 khó chui ra, có thể chết ngạt.

Không phải trứng nào cũng có thể nở ra tốt đẹp, trong 2 trứng sẽ có trứng hư trứng nên, vì vậy người nuôi cần tiến hành ghép trứng, ghép con. Không nên áp dụng đối với con nuôi để giống.

Ngoài ra trong nuôi bồ câu Pháp cần hường xuyên vệ sinh chuồng trại, theo dõi tình hình sức khỏe của bồ câu Pháp. Để khi thấy chim có dấu hiệu chán ăn, ủ rũ nhanh chóng cách ly và thăm khám kịp thời.

Trên đây là kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp hoàn chỉnh, mong sẽ giúp đỡ được bà con trong công cuộc chăn nuôi làm giàu.

xem thêm: https://agri.vn/trien-vong-nghe-nuoi-yen-trong-nha-nghe-tien-ty/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây