Nắm vững kỹ thuật nuôi heo nái để chăn nuôi không thua lỗ

0
4112
chăm sóc heo nái nuôi con
Heo con
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Kỹ thuật nuôi heo nái rất được mọi người quan tâm bởi nuôi heo là một nghề truyền thống mang lại kinh tế cho nhiều hộ gia đình ở nông thôn. Ngoài những trang trại nuôi quy mô lớn thì chăn nuôi heo còn mang tính nhỏ lẻ, chất lượng con giống chưa cao. Đa số các nông hộ chỉ nuôi các con giống địa phương. Mặt khác, người nuôi heo còn đối mặt với không ít khó khăn về dịch bệnh, thức ăn, thuốc men rất lớn.

kỹ thuật nuôi heo nái
kỹ thuật nuôi heo nái

Chính vì vậy nên nhiều nông dân không có lời thậm chí nhiều lứa lỗ nặng. Để hướng đến nền chăn nuôi phát triển toàn diện với năng suất, chất lượng cao, có thể cạnh tranh trên thị trường.  Sau đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi heo nái đạt hiệu quả, tăng năng suất để người chăn nuôi heo nắm vững được kiến thức cũng như kinh nghiệm nuôi heo. Kỹ thuật nuôi heo nái gồm các bước như sau: chuẩn bị chuồng trại, chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh.

Nội dung chính

Kỹ thuật nuôi heo nái

Kỹ thuật chuồng trại

kỹ thuật nuôi heo nái
Chuồng nuôi heo tiêu chuẩn

– Hướng: Đông Nam hoặc Nam giúp tránh được ánh nắng vào buổi chiều, gió lạnh từ phương Bắc. Ngoài ra giúp người chăn nuôi tận dụng được tia nắng ban mai vào buổi sáng chứa tia hồng ngoại sát trùng chuồng trại và giúp heo tiếp thu tiền vitamin D cho xương chắc khỏe

– Mái chuồng: mái cao 3-3,5m để mùa đông thì ấm áp, mùa hè thì thoáng mát

Lưu ý: không xây dựng chuồng trại nuôi heo chung với những gia súc, gia cầm khác tránh lây lan bệnh truyền nhiễm.

– Đối với chuồng nuôi heo nái đẻ và heo mẹ, nên xây dựng kiểu chuồng chia làm 3 ô. Ô ở chính giữa là ô dùng cho heo mẹ và 2 ô ở 2 bên với 1 ô lớn và ô nhỏ dành cho heo con. Ô nuôi heo mẹ thì người chăn nuôi nên bố trí núm uống cách sàn 80-85cm và máng ăn có chiều rộng 0,3-0,5m. Nuôi heo con sẽ bố trí 2 bên gồm 2 ô, ô nhỏ có chiều ngang 0,4m và chiều cao 0,5m, núm uống cho heo cách sàn 12-15 cm; ô lớn bố trí máng ăn tròn cho heo, kích thước 0,7-0,8m

Chọn giống trong kỹ thuật nuôi heo nái

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình nuôi heo. 

– Nên mua con giống được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép, chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

– Ngoại hình:

+ Mông nở vai nở đuôi to và vấn từ 1 đến 2 dòng

+ Da bóng mượt, lanh lẹ, mắt sáng

+ Heo có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa 2 hàng vú đều nhau

+ Âm hộ đều, không bị lép 1 bên

+ Heo cai sữa có trọng lượng 15 kg trở lên

+ Heo mới mua nên nuôi ở khu cách ly, theo dõi quá trình thích nghi và tiêm phòng dịch bệnh. Nên áp dụng phương thức cùng vào cùng ra để tránh lây lan dịch bệnh. 

Chăm sóc nuôi dưỡng trong kỹ thuật nuôi heo nái

3 giai đoạn kỹ thuật nuôi heo nái đối với heo sinh sản

Giai đoạn 1: heo hậu bị 

  • 20-50kg nên cho ăn tự do
  • 50 trở lên cho ăn 75% khẩu phần của heo tự do
  • 90kg trước khi phối giống tăng lượng thức ăc 5-3,5 kg
  • Sau khi phối giống giảm khối lượng thức ăn xuống còn 2kg/con/ngày
  • Heo 5 tháng tuổi và 7,8 tháng tuổi nên tiêm phòng 1 số bệnh như: Dịch tả, Lở mồm lông móng, Parvovirus FMD, Aujexky
  • Xổ lãi trước khi phối giống 

 Giai đoạn 2: chăm sóc heo nái mang thai

  • Đối với heo nái sau khi phối 21 ngày mà không thấy heo lên giống trở lại thì coi như đã mang thai. Thời gian mang thai 3 tháng 3 tuần. 
  • Từ ngày phối cho đến ngày 85 của tháng thai kì nên cho ăn định lượng 2kh/thức ăn/con.
  1. Từ 85-107 ngày sau khi phối thì tăng lượng thức ăn lên 2,5kg

Một tuần trước khi heo nái sinh giảm lượng thức ăn xuống còn 1,5-2kg tránh heo nái quá mập khi sinh dẫn đến lượng sữa tiết ra giảm hoặc tiêu chảy. 

Trong thời gian mang thai nên cho heo vận động nhiều để dễ dàng sinh. 2 tuần trước khi sinh xổ lãi lần 1, 1 tuần trước sinh xổ lãi lần 2, tắm rửa và chuyển sang chuồng heo nái đẻ. 

Giai đoạn 3: chăm sóc heo nái nuôi con

chăm sóc heo nái nuôi con
Heo con bú sữa
  • Ngày đầu sau khi sinh nên cho heo nái ăn với liều lượng 0,5-1kg thức ăn/con/ngày 
  • Ngày thứ 2 trở đi tăng liều lượng thức ăn lên
  • Sau 1 tuần là có thể cho ăn tự do

Trong thời nuôi con nên ổn định chất lượng thức ăn tránh heo con bị tiêu chảy. 

Cho heo nái ăn thành nhiều bữa tròn 1 ngày nhất sáng sớm bà chiều tối. 1 ngày trước khi cai sữa nên giảm lượng thức ăn còn 1/2 khẩu phần, ngày cai sữa không cho ăn nhưng cung cấp đầy đủ nước uống. 

Đối với heo kén sữa nên tiêm glucose, calsium, oxytocin. Khoảng 25 ngày sau sinh nên tiêm phòng dịch tả cho cả heo con và heo mẹ. Siêng đánh răng cho heo con để tránh làm xước vú heo mẹ. Heo con sau khi sinh lau nhớt và cân trọng lượng, chọn 0.9kg trở lên cho vào nuôi. 

Heo con mới sinh nên úm 32 độ c và sau mỗi tuần giảm 1 độ c. Có thể sử dụng rơm, vải cho heo nằm nhưbg nhớ thay mỗi ngày. 

Heo đực 3 ngày tuổi bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc uống 3mg sắt/con. 5-7 thiến heo đực và tập ăn. 3 tuần tuổi cai sữa cho heo đực

Phòng bệnh trong kỹ thuật nuôi heo nái

Vệ sinh chuồng trại 

– Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại:

  • Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng
  • Phun sát trùng chuồng trại với chu kỳ phun: 1-2 lần/tuần (tùy thuộc vào dịch tễ, thời tiết). Thời điểm phun:phun sương, phun vào lúc ấm và khô nhất trong ngày (2-3 giờ chiều).
  • Kiểm soát nội ngoại ký sinh trùng

Phòng bệnh bằng vaccine

Trong kỹ thuật nuôi heo nái nên chú ý theo dõi tình hình sức khỏe để đảm bảo chất lượng. Thực hiện nghiêm ngặt chương trình phòng vaccine cho heo. 

kỹ thuật nuôi heo nái
Lịch tiêm vắc xin cho nái đẻ

Kỹ thuật nuôi heo nái tuy không đơn giản nhưng chỉ cần kiên nhẫn, đam mê ắt sẽ thành công. Hy vọng những thông tin kỹ thuật nuôi heo nái trên sẽ giúp bà con có thêm nhiều kiến thức để phát triển mô hình nuôi lợn nái. Chúc bà con thành công!

xem them: Nuôi heo công nghệ cao

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây