Kỹ Thuật Nuôi Chim Công Mang Lại Hiệu Quả Cao

0
2181
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

So với các loại động vật khác thì kỹ thuật nuôi chim công có thể nói là khó hơn. Đừng nói là người mới mà người có kinh nghiệm nhiều khi cũng hơi e dè. Cũng bởi vì nguồn cấp giống công chuẩn thì khó tìm. Nên nhất định bạn phải quyết tâm mới thành công được.

  1. Nội dung chính

    Nuôi chim công cần chuẩn bị những gì?

Chim công là giống chim có kích thước lớn. Chưa kể phần đuôi công xòe ra khá tốn diện tích nữa. Vì thế chuồng nuôi cần đảm bảo đủ diện tích. Hơn nữa còn phải thông thoáng, mùa hè mát, mùa đông ấm.

Bạn có thể tận dụng các vật liệu có sẵn để làm chuồng chim chim công. Đó có thể là tre, nứa hay lưới đều được cả. Muốn chim không có cơ hội bay ra ngoài thì nóc chuồng bạn nên phủ lưới cước.

Nuôi chim công, việc làm chuồng là điều không thể bỏ qua
Nuôi chim công, việc làm chuồng là điều không thể bỏ qua  

Ngoài ra bạn dùng các tấm lợp nhựa trắng để làm mái. Vừa tránh chim bay vừa giúp chim che nắng mưa. Bạn nhất định không được dùng lưới nilon hay lưới sắt. Chim sẽ tưởng là thức ăn mà tiêu thụ mất. Như vậy dễ thủng ruột hoặc thắt diều.

Bạn nên dùng cát vàng để rải ở đáy chuồng để chuồng luôn thoáng sạch. Chúng sẽ giúp chim thoải mái hơn trong sinh hoạt. Hơn nữa còn giúp ngừa giun, sán hiệu quả. Nếu có điều kiện bạn có thể làm thêm sân trước để chim vui chơi, tắm nắng.

  1. Bí quyết nuôi và chăm sóc chim công

2.1 Hướng dẫn nuôi

Như đã nói cái khó nhất trong kỹ thuật nuôi chim công chính là công đoạn tìm giống. Giống chim này hiếm và nhìn chung là tương đối khó nhập đấy! Còn việc chăm chim công thì đơn giản hơn. Nó cùng họ với gà nên chăm gà như nào ta chăm chim công như vậy. Chúng là giống ăn tạp. Thức ăn chính của chúng là lúa, gạo, ngô. Thỉnh thoảng cho ăn cám tổng hợp của gà cũng được.

Chim non ra đời cần được nuôi trong lồng nhỏ. Bạn nên dùng lồng bằng lưới thép để nuôi chim non để bảo vệ chim. Dù là nhiều hay ít chim giống thì đều cần máng nước và thức ăn đầy đủ, sạch sẽ. Bạn cũng cần đèn sưởi để chim không bị lạnh.

Chim công mới nở đã có thể tự ăn được giống gà con rồi. Lúc này bạn dùng hoàn toàn thức ăn cho gà con nhé! Loại cám tổng hợp giúp chim đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Đến khi được 30 ngày tuổi thì kết hợp thêm ngô, thóc cho chim ăn cùng. Nhưng vẫn phải đảm bảo 70% là cám tổng hợp. Thức ăn phụ chỉ chiếm 30% thôi.

2.2 Hướng dẫn chăm sóc

Như đã nói chúng giống gà nên ăn tạp. Thức ăn chính là ngô, lúc, gạo. Bạn cũng có thể cho chim công ăn cám tổng hợp của gia cầm và rau xanh nữa.

Trong chuồng nuôi chim công cần trang bị đầy đủ máng ăn, máng nước
Trong chuồng nuôi chim công cần trang bị đầy đủ máng ăn, máng nước

Máng ăn, máng nước uống bạn tận dụng lại dụng cụ nuôi gà, vịt. Miễn sao phải sạch sẽ là được. Mỗi ngày thay nước 1 lần cho chim. Thường thì nuôi hộ gia đình sẽ không có hệ thống thay nước tự động. Tránh để nước thừa cặn trong máng.  Máng ăn uống cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để tránh giun sán và mầm bệnh.

  • Giai đoạn chim non

Chim non khi mới lấy từ lồng ra thì nuôi trong chuồng nhỏ thôi. Dưới nền chuồng bạn lót thêm vài lớp giấy báo. Không có thì lót xốp cũng được. Nhiệt độ chuồng cần duy trì ổn định. Tốt nhất là từ 25 đến 30 độ. Đến khi chim cứng tầm 24 đến 30 ngày tuổi thì hạ nhiệt độ xuống. Chỉ cần 24 đến 26 độ là đủ rồi.

Từ ngày thứ 30 trở đi thì nhiệt độ duy trì ở 18 đến 20 độ là vừa. Lúc này bạn chuyển chim sang chuồng to hơn. Dưới nến chuồng dùng các lưới mắt cáo cỡ nhỏ.

  • Giai đoạn trưởng thành

Đến gia đoạn này bạn đã có thể cho chim ăn thêm rau xanh, ngô, gạo. Miễn sao 70% vẫn là cám tổng hợp. Số còn lại là thức ăn thêm.

Chim lớn dần thì lượng cám tổng hợp cũng từ đó mà giảm đi. Khi chim được 6 đến 8 tháng tuổi bạn chuyển chim ra chuồng nuôi rộng rãi. Nền chuồng đổ cát vàng giống như đã thiết kế ở mục 3. Lượng cám tổng hợp lúc này chỉ cần 50% thôi. Nếu để chim dùng quá nhiều cám tổng hợp, chúng sẽ mất sức đề kháng tự nhiên. Hơn nữa lông cũng sẽ không còn được bóng đẹp như ban đầu.

Khi chim đã trưởng thành hoàn toàn thì dùng cám cho gà đẻ. Lúc này bạn cứ cho ăn ngô, thóc nguyên hạt là được. Lượng rau xanh cũng cần tăng lên. Vừa để chim tăng sức đề kháng vừa giúp lông chim đẹp hơn.

Cho chim công ăn thêm rau xanh, cám giúp chim sinh trưởng, phát triển tốt hơn
Cho chim công ăn thêm rau xanh, cám giúp chim sinh trưởng, phát triển tốt hơn
  1. Chim công sinh sản và phòng bệnh

3.1 Cho chim Công sinh sản

Mỗi lần chim công đẻ từ 10 đến 12 quả trứng. Mỗi năm chim đẻ 3 lần. Thông thường chúng sẽ đẻ vào cuối xuân hoặc đầu hạ. Vì đặc tính của chim công là quý hiếm nên 1 cặp bố mẹ giống mà nặng tầm 5,6 kg có giá đến 20-30 triệu. Chim cong 6,7 tháng tuổi thì tầm 7-8 triệu 1 đôi.

So với các vật nuôi khác thì chim công là loại có kinh tế cao hơn cả. Khi bạn trang bị đầy đủ kiến thức và các trang thiết bị hiện đại vì việc chăm sóc dễ hơn. Nhất là vào giai đoạn sinh sản thì quá trình nhân giống thuận lợi hơn. Một chim mái có thể cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu 1 năm.

3.2 Phòng bệnh cho chim Công

Chim công cũng giống như gà cũng có thể bị cúm hay đi ngoài… Nhưng nhìn chung thì sức đề kháng của chim công tốt nên việc mắc bệnh cũng hơi hiếm. Nhưng khi chim bị bệnh chỉ cần ra tiệm thuốc thú y, nói triệu chứng là mua được thuốc ngay.

Chim công cũng sẽ dễ mắc phải bệnh cúm nên cần được kiểm tra định kỳ
Chim công cũng sẽ dễ mắc phải bệnh cúm nên cần được kiểm tra định kỳ

Chim công hiện nay thường được nuôi chỉ để làm cảnh thôi. Chim thường được nuôi trong hộ gia đình, trang trại hay các vina sang trọng. Người nuôi là những người thu nhập cao. Ngoài ra thì chim chỉ được phục vụ du lịch hay cho các khu bảo tồn thôi. Do việc tìm giống khó khăn nên giá của chim công giống rất cao và luôn ổn định.

Chúng mình tin khi tìm được giống rồi và áp dụng đúng kỹ thuật nuôi chim công thì bạn sẽ thành công.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây