Trong những năm gần đây, mô hình nuôi chim đà điểu ở Việt Nam đang được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân, chủ trang trại. Tuy nhiên, để nhân rộng quy mô, giảm tỷ lệ hao hụt giai đoạn đầu và mang lại cho năng suất cao nhất. Bà con cần nắm được kỹ thuật nuôi đà điểu từ các khâu chọn giống, làm chuồng trại, thức ăn chăn nuôi đến công tác phòng bệnh.
Chọn giống đà điểu
Các giống đà điểu Struthio camelus hiện nay:
- Đà điểu Bắc Phi: là giống đà điểu cao nhất, đỉnh đầu không có lông, có một vòng lông cổ màu trắng ở ⅔ cổ từ trên xuống. Riêng con đực có lông cánh và lông ngực màu trắng tinh. Con cái có bộ lông trên thân màu nâu sẫm.
- Đà điểu Somali: là giống đa điều cũng không có lông ở đỉnh đầu nhưng vòng trắng dưới cổ thì rộng hơn. Trên cổ, những cố không có lông sẽ có màu xám, lông đuôi có màu trắng. Con đực có bộ lông đen, con cái lông xám nhạt hơn. Riêng ở giống đà điểu Somali, con cái có thân hình to hơn con đực.
- Đà điểu Đông Phi (đà điểu Masai): sinh sống ở vùng đông Kenya. Trên đỉnh đầu có con không có lông, nhưng cũng có con mọc lông kín. Vòng màu trắng ở cổ hẹp.
- Đà điểu Nam Phi: sinh sống chủ yếu ở Zimbabwe – botswana cho tới cape. Đỉnh đầu mọc lông, cổ màu xám, vào mùa sinh sản sẽ chuyển sang màu đỏ, không có vòng trắng ở cổ như các giống khác.
Cách chọn giống đà điểu nuôi thương phẩm:
- Chọn đà điểu giống nở đúng ngày (nở ngày thứ 42 – 44)
- Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, bụng gọn, mắt sáng
- Con giống có khối lượng cơ thể từ 0,8 – 1kg/con
- Để giảm hao hụt thì bà con có thể mua giống từ 3 tháng tuổi trở lên, tỉ lệ sống trên 90%
Chuồng nuôi đà điểu
-
Vị trí làm chuồng nuôi đà điểu
Chuồng trại ở nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn. Nên chọn vùng đất dễ thoát nước, không có nhiều đồi núi, không có cây cối bao trùm xung quanh.
Vị trí làm chuồng phải gần nguồn cung cấp điện và nước, dễ dàng chăm sóc, quản lý.
Hướng chuồng thích hợp là hướng Đông Nam để có thể đón ánh sáng mặt trời vào buổi sáng, đồng thời giúp chuồng nuôi luôn thông thoáng, khô ráo.
-
Hàng rào bao quanh vị trí chuồng nuôi
Hàng rào bao xung quanh cần cao từ 150cm trở lên đối với đà điểu 0 – 12 tháng tuổi. Trên 12 tháng tuổi phải cao từ 165cm – 170cm. Làm hàng rào phải:
- Dễ nhìn xuyên qua
- Chắc chắn, có khả năng chống đỡ tốt khi đà điểu chạm vào.
- Có tính đàn hồi tốt để tránh làm bị thương.
- Không có vật sắc nhọn
- Không làm cản trở hoặc vướng chân đà điểu.
Kiểu hàng rào 5 dây thép mạ kẽm (phi 3,1mm): Đóng cột chắc chắn, khoảng cách giữa các cột là 5m, ở giữa 2 cột sẽ có ít nhất thanh dọc. Dây thép mạ kẽm sẽ quấn quanh mỗi cọc. Dây thép dưới cùng sẽ cách mặt đất từ 25 – 30cm.
-
Chuồng nuôi úm
Theo kinh nghiệm nuôi đà điểu của nhiều hộ dân, con non từ khi mới sinh đến 3 tháng đầu có tỉ lệ chết rất cao, thậm chí là hơn một nửa. Do đó, tương tự như các loại gia cầm khác, giai đoạn đà điểu sơ sinh đến 3 tháng tuổi, bà con cần tiến hành làm chuồng úm để giữ ấm, tránh những tác động xấu của thời tiết và môi trường bên ngoài, giảm tỷ lệ hao hụt.
Chuồng nuôi gột đà điểu được chia ra làm 2 phần: phần chuồng và sân chơi. Trong đó, chuồng nuôi cần đảm bảo thoáng khí, sân chơi cần có chiều dài trên 50m để chúng có thể thoải mái đi lại.
-
Chuồng nuôi đà điểu thịt
Sau 3 tháng nuôi úm, bà con chuyển sang nuôi thương phẩm. Chuồng nuôi cần thiết kế rộng, có sân chơi kích thước 5 x (60 – 120)m dùng để nuôi từ 12 – 15 con. Mái chuồng lợp bằng tôn, cao cách mặt đất 3m trở lên.
Đà điểu thường sống chủ yếu ở bên ngoài sân chơi do đó chuồng nuôi chỉ cần làm giản dị, sử dụng vật liệu thô sơ như kiểu chuồng bò nuôi ở quê. Diện tích chuồng nuôi cũng không cần làm rộng, trung bình 3 – 4m2/con. Ngoài ra phía sân chơi nên bố trí lán từ 3 – 5m2 để đặt máng ăn.
-
Chuồng nuôi đà điểu giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản, chuồng nuôi có mái che với kích thước 3 x 5m, bên trong đổ nền cát dày làm ổ đẻ.
Sân chơi bên ngoài rộng 8m, dài từ 80 – 100m, không có chướng ngại vật.
Ô chuông có thể ghép 1 trống : 2 mái hoặc 2 trống : 5 mái.
-
Thảm lót và chất độn chuồng
Trong chuồng nuôi úm cần làm thảm lót mềm bằng cao su, nhựa plastic có lỗ, đệm lót nền có sưởi ấm hoặc dùng rơm dày dặn, chắc chắn để giữ ấm phần bụng cho đà điểu con từ 1 – 2 tuần đầu.
Từ 3 tuần tuổi trở đi, bà con có thể dùng trấu, mùn cưa, dăm bào… để làm chất độn chuồng nuôi. Tuy nhiên đà điểu nhỏ có thể ăn cả mùn cưa vì vậy bà con cân nhắc chỉ dùng mùn cưa khi chúng đã nhận biết được (khoảng từ 4 tuần tuổi trở đi).
-
Máng ăn, máng uống
Bố trí máng ăn máng uống đầy đủ cho đàn. Máng ăn thường làm bằng nhựa hoặc cao su không có các góc cạnh nhọn.
Nuôi đà điểu thịt cần đóng máng gỗ có kích thước 0,3 x 0,25 x 1m, được đặt cố định ở độ cao từ 0,7 – 0,8m, mật độ ăn từ 4 – 5 con/máng. Máng uống có thể dùng bể hoặc chậu sành sứ có kích thước to.
Thức ăn cho đà điểu
Nuôi đà điểu cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để duy trì sự sống, giúp vật nuôi phát triển cân đối, toàn diện. Nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu gồm: nước, protein, lipit, khoáng chất, vitamin, chất xơ, sỏi.
Đà điểu ăn gì? Đà điểu là giống ăn tạp, nguồn thức ăn khá phong phú gồm:
Các loại rau củ quả như xà lách, bắp cải, rau muống, lá cây, cỏ giống như trâu bò, các loại cây họ đậu, hạt ngũ cốc (các loại hạt đậu, yến mạch, cao lương, thóc lúa, hạt bắp…), cát sỏi
Trùn quế, dế, trứng chim, bột cá, bột thịt, bột xương, bột sò…
Phụ phẩm từ các cơ sở chế biến như bánh dầu, dầu dừa, phế phẩm từ lò mổ
Thức ăn bổ sung là các loại vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học… Thức ăn bổ sung rất cần thiết đối với đà điểu nuôi nhốt, giúp chúng phát triển khỏe mạnh, tránh tình trạng còi cọc, yếu, ngừng ăn, đi đứng không vững…
Phòng bệnh trên đà điểu
Cần phải có biện pháp phòng bệnh cho đàn đà điểu
Đà điểu có thể bị nhiễm một số bệnh như trên gà vịt, thêm nữa nghề nuôi đà điểu còn khá mới nên công nghệ chăn nuôi phòng bệnh còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó bà con cần chủ động phòng bệnh.
Thường xuyên theo dõi, quan sát những biểu hiện bên ngoài, cách ăn uống, đi đứng, chất thải, mắt, màu sắc và độ óng mượt của bộ lông.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng xung quanh chuồng nuôi.
Nguồn thức ăn cần tươi ngon, không bị nhiễm độc, không chứa chất bảo quản có hại.
Nếu đà điểu bị ốm, chúng sẽ có một số biểu hiện:
- Dáng vẻ chậm chạp, buồn bã, đầu và cổ gục xuống
- Chán ăn, bỏ ăn
- Đi lại uể oải, mệt mỏi, lờ đờ, dáng đi xiêu vẹo, không vững chắc.
- Đứng không cân đối, xương và cổ bị lệch.
- Tách đàn.
- Thở không bình thường
- Bụng thon nhỏ lại, lưng có đỉnh nhọn.
- Phân cứng, màu nhợt, có chất nhầy, nước tiểu đổi màu.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi đà điểu. Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bà con phát triển và chăn nuôi hiệu quả tốt nhất.Chúc bà con thành công với mô hình chăn nuôi đà điểu!