Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh thu tiền tỷ

0
1387
Tôm sú
quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tôm sú là loài động vật giáp xác, là một món ăn giàu protein. Tôm sú là loài hải sản có tiềm năng kinh tế rất lớn và được nuôi trên rất nhiều mô hình trong đó mô hình nuôi tôm sú thâm canh vẫn được nhiều bà con tin tưởng là làm cho năng suất đạt tới đỉnh cao, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh nhé.

Nội dung chính

Chuẩn bị ao vuông nuôi tôm sú

Công việc vô cùng quan trọng trong và luôn được bắt đầu trước nhất trong quy trình nuôi tôm sú thâm canh là xây dựng, cải tạo và xử lý nước  . Xây dựng ao nuôi tôm sú ở những vùng đã được quy hoạch, nền đất phải là dạng đất thịt hoặc là đất pha cát, ít mùn, tiện lợi cho việc cấp và thoát nước, trên hết là thuận lợi cho giao thông đi lại.

Xây dựng ao nuôi tôm sú

nuôi tôm sú
Xây dựng ao nuôi tôm sú

Đầu tiên phải chuẩn bị khu vực nuôi tôm sú có diện tích từ 1–2 ha, trong đó thì ao lắng chiếm diện tích và thể tích nước tương đương với ao nuôi để có thể cung cấp nước một cách nhanh chóng và kịp thời khi cần. Khu vực nuôi cần được đảm bảo các hệ thống ao xử lý nước thải, ao ương giống, các ao nuôi và hệ thống cấp nước đầy đủ.

Ao ương được thiết kế với diện tích từ 150–300 mét vuông.

Ao nuôi có bờ ao chừng 2-2,5m, mực nước từ 0,8 – 1,5 m, ao tôm sú có hình vuông hoặc hình chữ nhật, ở góc ao cần được bo tròn lại . Ao nuôi phải có từ 1 đến 2 đường cống dùng để thoát và xổ nước ra ngoài, cống phải được thiết kế để gần nguồn nước nhằm cấp tháo nước một cách dễ dàng nhất.

Cải tạo ao vuông, ao ương

Tiến hành rút cạn nước có trong ao, hãy sến vét đáy ao để loại bỏ được các loại vi khuẩn , vi sinh vật có hại và tác nhân gây hại. Tháo rửa thật sạch sẽ ao vuông từ 1–2 lần để mà tẩy rửa đáy ao và xổ phèn.

nuôi tôm sú
Cải tạo ao ương nuôi tôm sú

Xả cạn nước sau đó bón vôi lên( khuyến khích  dùng vôi nông nghiệp) ngay khi mà mặt đất vẫn còn giữ được độ ẩm ướt, tùy vào điều kiện pH trong đất và diện tích đất nuôi tôm sú mà chúng ta sẽ điều chỉnh liều lượng bón khác nhau:

Độ pH > 6 thì lượng vôi nên bón là từ 0,8–1 tấn/ha và lượng vôi CaO là từ 0,4 – 0,5 tấn/ha.

Độ pH từ 5 – 6 thì lượng vôi CaCO3 phải bón là với liều lượng 1,5 – 2 tấn/ha và lượng vôi CaO sẽ được cấp từ 0,7 – 1 tấn/ha.

Độ pH < 5 thì lượng vôi CaCO3 phải bón là từ 2–3 tấn/ha và lượng vôi CaO phải bón từ 1–1,5 tấn/ha.

Sau khi tiến hành bón vôi xong rồi hãy phơi mặt trảng từ 5–7 ngày cho đến khi có hiện tượng nứt chân chim.

Diệt khuẩn cho nguồn nước bằng Iodine với liều lượng thích hợp theo như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Tiếp sau đó bà con nên tiến hành gây màu nước, tốt nhất là nên gây màu nước bằng phương pháp ủ lên men, không khuyến khích bất kì bà con nào sử dụng phân bón. Ví dụ: Gây màu nước với mật đường, cám gạo, bột đậu nành với tỉ lệ 3:1:3 ủ trong vòng 12 giờ với liều lượng 3kg/1.000 m3

Trong trường hợp nếu ao khó gây màu nước, hay màu nước không được bền thì có thể bổ sung một số loại khoáng chất, hoặc sử dụng màu giả cho nước trong ao nuôi tôm sú.

Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố của môi trường sao cho ở tiêu chuẩn hợp lý nhất: độ pH 7,5 – 8,5, độ kiềm 80 – 120 mg/l, độ mặn của nước 15 – 25 ‰ , độ trong 35 – 45 cm, H2S < 0,03 mg/l, NH3 < 0,1 mg/l, nhiệt đô 28 – 31 độ C.

Trước khi thả giống tôm, bà con nên sử dụng vi sinh Bottom-Up để xử lý sạch đáy ao, loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh cho các cá thể tôm sú.

Thả giống và quản lý ao nuôi

Thả giống và quản lý ao nuôi cũng là 2 bước quan trọng và không thể không cẩn thận trong kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, việc này là yếu tố quyết định đến hiệu quả và năng suất của mùa vụ tôm sú của chúng ta.

Chọn và thả giống

tôm sú
Chọn giống tôm sú thật khỏe mạnh

Chọn giống có sức khỏe tốt và mạnh, không bị mắc hay nhiễm bất cứ nguồn bệnh nào, chọn giống tôm tại các địa chỉ uy tín. Sử dụng phương pháp PCR (còn gọi là phản ứng khuếch đại gen) để kiểm tra và loại bỏ những tính trạng tôm nhiễm bệnh, sức khỏe yếu ớt ngay từ đầu để tránh những tổn thất không đáng có trong vụ nuôi

Thả nuôi tôm sú với mật độ từ 25 – 60 con/m2 tùy theo khả năng nuôi và điều kiện diện tích ao nuôi mà bà con đưa ra mật độ nuôi phù hợp nhất. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát đồng thời thuần nhiệt độ và độ mặn để tránh cho tôm bị sốc nhiệt.

Quản lý ao nuôi tôm sú

Mới đầu khi thả nên cho tôm ăn từ 5 – 6 bữa/ngày sử dụng các loại thức ăn công nghiệp bột mịn. Khi tôm lớn khoảng 15 ngày tuổi thì thực hiện cho tôm ăn nằng sàng. Khuyến khích thường xuyên theo dõi tình trạng tôm để điều chỉnh và cho ăn hợp lý tránh dư thừa hoặc bị thiếu thức ăn.

Kiểm tra định kỳ độ pH, độ mặn, độ trong, nhiệt độ nước và hàm lượng oxi trong ao nuôi để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Bổ sung thêm vào khẩu phần thức ăn cho tôm sú các loại khoáng chất, vitamin cần thiết và men vi sinh có lợi, giúp tôm tăng sức đề kháng, ăn khỏe và lớn nhanh hơn trong suốt quá trình nuôi tôm sú.

Hi vọng qua kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh trên bà con mọi người sẽ có một ao nuôi tôm sú đạt hiệu quả kinh tế hàng đầu.

Xem thêm: https://agri.vn/ky-thuat-nuoi-ca-chach-lau-trong-be-noi-lot-bat-cuc-dinh/

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây