Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Đơn Giản – Cho Nhiều Trái

0
2604
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cà tím là một loại cây trồng rất quen thuộc tại Việt Nam. Trái cà tím dùng để chế biến như: nướng, xào, nấu… là món ăn rất được ưa chuộng. Cây cà tím thuộc về họ Cà (Solanacea), cùng họ với cà chua, ớt. Kỹ thuật trồng cà tím có nhiều điểm đáng chú ý. Chúng tôi mời bạn cùng tham khảo bài viết để có thêm thông tin về chủ đề này nhé.

Nội dung chính

Chọn giống

Cà tím có rất nhiều giống, trái có nhiều dạng và màu sắc khác nhau, như dạng trái tròn dẹp (cà dĩa), tròn ngắn, tròn dài; màu sắc từ màu xanh đến xanh sọc trắng, tím nhạt, tím đậm… Trọng lượng mỗi trái tùy giống đạt từ 15 gram đến 400 gram. Khuynh hướng các nước và nông dân Việt Nam hiện nay, các giống lai F1 thường được ưa chuộng vì giống kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và ổn định, độ đồng đều trái cao.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cà tím giống khác nhau
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cà tím giống khác nhau  

Thời vụ trồng

Thường thích hợp trồng vào vụ Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu trong năm (miền Nam, miền Tây). Tuy nhiên nếu trồng vụ Thu Đông nên chọn vùng đất cao, thoát nước tốt (vì vụ này mưa nhiều, cây dễ bị ngập úng).

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng cà tím phải thoát nước tốt và cày bừa tơi xốp. Vùng đất thấp nên lên líp cao như ở sông Tiền Giang, Long An, An Giang, … Cà tím có thể trồng được ở đất phù sa ven sông, đất sét pha cát, đất thịt pha cát, … Tuy nhiên đất không bị phèn mặn, độ PH thích hợp khoảng 6, nếu độ PH thấp hơn cần rải vôi để PH tăng lên.

Gieo hạt

  • Hạt giống

Yêu cầu hạt giống gieo cần khoảng 7 – 12g (tùy giống độ hạt lớn, nhỏ) để trồng cho 1.000m2, hạt giống cần phải ngâm ủ, hạt bắt đầu nẩy mầm gieo vô bầu. Hạt giống cà tím từ ngâm ủ đến bắt đầu nảy mầm khoảng 50 – 70 giờ. Nhiệt độ ủ thích hợp nhất là từ 25 – 30oC.

  • Gieo hạt

Thành phần đất, phân vô bầu thông thường theo tỷ lệ: 2 đất + 1 phân chuồng + 20% tro trấu.

Vùng đất cát pha thịt sử dụng tỷ lệ tro trấu ít hơn. Hỗn hợp này phải được sàng (rây) kỹ để loại bỏ rác hoặc cục đất to để hạt dễ nảy mầm.

Thời gian cây con trong bầu khoảng 15 – 20 ngày sau khi gieo thì đem trồng.

Khoảng cách và mật độ trồng

Tùy giống và thời vụ, nếu giống cây thấp và tán hẹp thì bố trí trồng dày hơn. Khoảng cách trung bình:

a)Vào mùa mưa : hàng cách hàng 1 – 1,2m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ 1.200 – 1.400 cây/1.000m2

b)Vào mùa khô (nắng) : hàng đôi cách hàng đôi 1,2m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 m và cây cách cây 0,7m (trồng hình nanh sấu). Mật độ 1.600 cây/1.000m2.

Cách trồng

Trước khi đem cây con ra trồng ngoài đồng cần thiết phải phun một lượt thuốc phòng trừ sâu bệnh. Chọn vào buổi chiều mát đem trồng. Đặt cây con xuống đất sao cho mặt bầu đất bằng với mặt líp. Nếu đặt sâu quá cây phát triển kém, cạn quá cây dễ bị đổ ngã vì bộ rễ không được ăn sâu chắc chắn vào giai đoạn đầu.

Khi trồng cây con xuống đất có nhiều điều bạn cần lưu ý
Khi trồng cây con xuống đất có nhiều điều bạn cần lưu ý

Sau khi trồng 2–3 ngày cần phải trồng dậm lại những cây bị chết do lúc trồng cây, bầu đất bị bể làm đứt rễ hoặc một lý do nào khác. Cần phải rà soát, dậm lại 2 – 3 lượt để bảo đảm mật độ cây trồng ngoài đồng.

Tưới nước

Tùy theo dạng đất, thời vụ, cách tưới (tưới thấm, tưới phun mưa, tưới bằng thùng búp sen) mà số lần tưới trong tuần có khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là cung cấp đủ nước cho cây trồng. Nếu có điều kiện nên tránh tưới nước làm ướt lá. Trong quá trình chăm sóc cần quan sát độ ẩm đất, thiếu hoặc dư thừa nước làm cho cây phát triển kém và khó đậu trái, dễ làm rụng hoa.

Tưới nước là điều không thể thiếu tròng quy trình chăm sóc cây cà tím
Tưới nước là điều không thể thiếu tròng quy trình chăm sóc cây cà tím

Kỹ thuật bón phân trồng cà tím

Lượng phân bón cho cà tím: Tùy chân đất tốt hoặc xấu lượng phân có thể tăng hoặc giảm, dưới đây là lượng phân bón trung bình cho 1 ha trồng cà tím:

Phân chuồng: 20 – 30 tấn

Supe lân/lân vi sinh: 300 – 500 kg

NPK: 600 – 800 kg

Urê: 200 kg

Kali: 250 kg

Bón lót cho cà tím: Bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 200 kg NPK + 50 kg Kali (nếu có dùng màng phủ nông nghiệp). Hoặc toàn bộ phân chuồng và phân lân (nếu không có màng phủ nông nghiệp).

Bón thúc cho cà tím: Chia đều lượng phân còn lại 4 – 6 lần, nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.

Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá như Micracle – Gro, Yogen, Risopla II… theo nồng độ ghi trên nhãn.

Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cà tím

Một số sâu bệnh hại chính khi trồng cà tím:

Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.

Sâu xanh: Sử dụng Karate,… phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng

Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, … theo nồng độ khuyến cáo

Sâu vẽ bùa: Ofunack, Triggard, SK99, Dragon, Pyrinex vào lúc sáng sớm.

Bệnh chết cây: Coc 85, Topsin, Polygam, Vanicide, Hexin, Luster tưới gốc khi ruộng vừa chớm bệnh, kết hợp nhổ bỏ cây bệnh đem đốt.

Bệnh phấn trắng trên trái: Polygam, Kumulus, Dithane – M45, Derosal, Topsin, Sulox, Thio-M, Dipomate phun sớm khi cây vừa mới nhiễm bệnh, có thể phun phòng khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển như mưa dầm, sương mù, mưa nắng xen kẽ, kết hợp với tỉa bỏ trái bệnh. Đồng thời tỉa bớt nhánh, lá già, thoát nước, cắm chà, giăng dây để giảm ẩm độ trong ruộng.

Chú ý, sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn
Chú ý, sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn

Thu hoạch cây cà tím

Từ 50 – 60 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 3-4 ngày thu 1 lần. Kết hợp ngắt bỏ các quả bị sâu đục.

Chúng tôi mong rằng với nội dung bài viết mình chia sẻ. bạn sẽ nắm rõ hơn kỹ thuật trồng cà tím chuẩn để đạt được năng suất như mong muốn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây