Kỹ thuật trồng khoai lang ít bệnh, đạt năng suất cao

0
3597
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Là thực phẩm có sức tiêu thụ lớn, khoai lang được rất nhiều nhà nông chọn lựa để gieo trồng trên diện rộng. Khoai lang có khả năng sinh trưởng mạnh và dễ trồng, nhưng để ruộng khoai đạt năng suất như ý lại là điều không hề đơn giản. Với những nhà vườn mới làm quen với giống củ này thì việc trồng cũng như chăm sóc chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Theo đó, để ruộng khoai ít bệnh và đạt năng suất cao, bên cạnh kinh nghiệm của một nhà nông thì việc nắm rõ kỹ thuật trồng khoai lang là điều vô cùng quan trọng.

Nếu biết kỹ thuật trồng khoai lang, sẽ có năng suất cao
Nếu biết kỹ thuật trồng khoai lang, sẽ có năng suất cao

Nội dung chính

Chọn giống và chuẩn bị giống khoai lang

  1. Những giống khoai lang phù hợp cho nông dân mới trồng

Hiện nay có rất nhiều giống khoang lang có thể trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên phổ biến nhất và dễ trồng nhất phải kể đến KL20-029 và khoai lang giống Hoàng Long. Tùy theo từng vùng đất trồng, căn cứ vào ưu điểm của từng loại giống mà bạn có thể chọn lựa cho phù hợp.

– Giống khoai KL20-209: Nếu tính từ lúc gieo trồng thì nhà nông cần đến gần 4 tháng (khoảng 110 ngày) để thu hoạch giống khoai này. Thay vào đó, khoai lang giống KL20-209 lại có khả năng phát triển mạnh mẽ, chống chịu sâu bệnh tốt.

Loại khoang lang này có củ to và dài, lớp vỏ bên ngoài màu đỏ cùng phần ruột vàng bên trong. Năng suất của giống khoai này cũng khá cao, nếu chăm tốt có thể lên đến 17 tấn cho 1 hecta.

– Khoai lang Hoàng Long: Thời gian sinh trưởng của giống khoai Hoàng Long ngắn hơn, chậm nhất khoảng 100 ngày là có thể thu hoạch. Tuy vậy, loại khoai có vỏ màu hồng nhạt, ruột vàng này lại cho năng suất thấp hơn, trung bình khoảng 8 đến 10 tấn cho 1 hecta.

Giống khoai Hoàng Long có thời gian thu hoạch ngắn
Giống khoai Hoàng Long có thời gian thu hoạch ngắn
  1. Chuẩn bị giống để gieo trồng

Có hai cách để nhân giống khoai lang là nhân giống từ dây và nhân giống từ củ. Nếu như nhân giống bằng dây là cách trồng trực tiếp dây của vụ trước thì nhân giống từ củ là cắt lấy một phần của củ khoai khỏe rồi ủ lấy mầm cho vụ sau. Quá trình nhân giống cần chú ý những điều sau:

– Nếu nhân giống từ dây, cần chọn những dây đủ già (khoảng 2 tháng tuổi), khỏe và to rồi cắt thành đoạn khoảng 30cm ở vị trí chưa có rễ để trồng.

– Nếu nhân gống từ củ, củ được chọn phải to đều và được lấy từ những dây khoai không bị sâu bệnh.

Thời gian thích hợp để trồng khoai lang

Tại Việt Nam, thời gian được cho là phù hợp nhất là vào giữa tháng 9 (từ 15 đến 25 tháng 9). Đây là lúc thích hợp nhất để khoai giống sinh trưởng cũng như phát triển.

Kỹ thuật trồng khoai lang

  1. Làm đất

Đất trồng khoai cần được xới cẩn thật để có độ tơi xốp tốt. Phần đất trồng củ khoai phải được làm theo luống với độ rộng tối thiểu là 1,2m nếu tính cả rãnh. Mỗi luống cao trung bình khoảng 35cm đến 40cm là vừa.

Khoai lang thường được trồng theo luống
Khoai lang thường được trồng theo luống

Khi luống khoai đã được hoàn thành, bạn cần rạch một đường sâu khoảng 15cm ở giữa luống. Tại vị trí này bạn cần bón thêm một lớp phân lót ở phía trên để tăng dưỡng chất cho giống cây.

  1. Thực hiện trồng khoai lang

– Trồng khoai lang bằng dây: Dây khoai lang sẽ được trồng theo hàng đơn với mật độ khoảng 4 khóm cho 1m2. Đoạn dây làm giống sẽ được trồng bằng cách vùi dọc xuống luống.

– Trồng khoai lang bằng củ: Những củ khoai được chọn làm giống lúc này đã bắt đầu mọc mầm. Bạn cần cắt củ khoai thành nhiều lát nhỏ khoảng 3cm rồi để ít nhất 2 ngày cho vết cắt khô lại thì mới mang trồng. Đặt lát khoai giống vào đất sao cho mầm hướng lên phía trên rồi nhẹ nhàng phủ thêm lớp đất thật mỏng lên là được.

Sau khi trồng khoai, các luống khoai cần có độ ẩm cao để sinh trưởng. Lúc này, bạn cần tưới nước thường xuyên ngay sau khi trồng.

Chăm sóc khoai lang như thế nào?

  1. Kiểm kiểm tra sự phát triển của cây giống

Sau khi khoai được trồng khoảng 7 ngày thì bạn đã có thể ra ruộng để kiểm tra. Mục đích của việc này là để xác định vị trí và tiến hành dặm lại những dây khoai đã chết, đảm bảo mật độ cho cả ruộng.

  1. Bấm ngọn khoai

Để tạo điều kiện cho củ phát triển và giảm sâu bệnh thì việc bấm ngọn khoai lang là vô cùng cần thiết. Thao tác này có thể thực hiện khi dây khoai dài hơn 40cm. Phần thân của dây khoai còn lại chỉ cần có khoảng 4 mắt là được. Sau khi bấm ngọn đừng quên vun xới và phủ gốc cây nhé.

Bên cạnh việc bấm ngọn thì bạn cũng cần thường xuyên nhấc dây khoai lang mỗi tháng 1 lần. Thực hiện nhấc dây nhẹ nhàng rồi đặt lại vị trí củ sẽ giúp giảm đi sự phát triển của rễ phụ để dây tập trung nuôi củ ở rễ chính.

Khoai lang cần được bấm đọt để củ phát triển
Khoai lang cần được bấm đọt để củ phát triển
  1. Bón phân

Phân bón là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để ruộng khoai cho năng suất cao. Thông thường, bạn cần ít nhất 300kg phân chuồng, 6kg ure, 10kg lân và 9kg kali cho một sào khoai lang.

Lượng phân này sẽ được chia ra theo từng lần bón:

– Bón lót: Để bón lót, bạn cần trộn toàn bộ phân chuồng, lân, 2kg ure, 3kg kali.

– Bón thúc lần 1: Sau khi trồng khoảng 1 tháng ngày bạn cần tiến hành bón thúc lần 1 cho ruộng phân bằng 2kg ure và 3kg kali.

– Bón thúc lần 2: Lượng phân còn lại sẽ dùng cho đợt bón thức cuối cùng. Đợt 2 cách đợt một ít nhất 15 ngày.

  1. Làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả cho ruộng khoai?

Đối với khoai lang, bạn có thể áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế sâu bệnh cho cây. Để thực hiện, bạn cần phải thăm ruộng liên tục để sớm phát hiện mầm bệnh. Ưu tiên dùng biện pháp thủ công, chỉ nên sử dụng thuốc hóa học khi bệnh hại đã lây lan nhiều.

Thông thường, Bọ Hà là loại sâu bệnh thường gặp nhất trên khoai lang. Bọ Hà thường xuất hiện trên củ và dây khoai. Tuy nhiên, củ khoai vẫn là đối tượng tấn công chính. Bạn có thể ngăn ngừa loại bọ này sinh sản bằng cách vun đất cao để ấp kín gốc khoai.

  1. Phương pháp thu hoạch, bảo quản khoai

Khi gốc khoai lang bắt đầu ngả vàng, vỏ củ nhẵn và ít nhựa chính là lúc thu hoạch. Nên chọn những ngày nắng ráo để tiến hành thu hoạch khoai lang. Chú ý không để củ trầy xước trong quá trình đào để tránh làm ảnh hưởng chất lượng thành phẩm.

Nên thu hoạc khoai vào những ngày nắng đẹp
Nên thu hoạc khoai vào những ngày nắng đẹp

Khoai lang sau khi thu hoạch thường được dựng đứng thành 2 lớp ở vị trí cao, có ánh nắng chiếu vào để bảo quản. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên để khoai trong kho lạnh. Cần kiểm tra liên tục để bỏ đi những củ khoai bị dập, thối.

Có thể nói, trồng khoai lang không còn quá mới mẽ với người dân Việt nhưng trên thực tế, đây vẫn là hướng đi mang đến hiệu quả kinh tế cao. Khoai lang không chỉ dễ tiêu thụ mà còn có sản lượng cao hơn nhiều loại nông sản khác. Chỉ cần ruông khoai được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ mang lại năng suất như mong đợi. Hy vọng với những thông tin về kỹ thuật trồng khoai lang trong bài sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình bắt đầu trồng khoai của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây