Kỹ thuật trồng khoai tây cho nhiều củ với chất lượng đồng đều nhau

0
2480
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Khoai tây từ lâu đã được nhiều người sử dụng như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nguyên liệu làm đẹp…Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng đưa ra, người nông dân cần cải tạo nhiều hơn nữa về hình thức và chất lượng khoai tây. Để có được điều mình mong muốn, đòi hỏi người nông dân phải nắm rõ kỹ thuật trồng khoai tây đúng chuẩn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn về điều đó, bạn đừng vội bỏ qua thông tin thú vị này nhé.

Nội dung chính

Lựa chọn đất – Chuẩn bị đất – Chọn giống

  • Lựa chọn đất

Điều kiện đất để cây phát triển mạnh mẽ nhất đó là đất có độ tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa ven sông có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.

Đất trồng khoai tây quyết định đến chất lượng và số lượng củ
Đất trồng khoai tây quyết định đến chất lượng và số lượng củ
  • Chuẩn bị đất

Đất sẵn sàng để trồng khoai tây là đất đã làm sạch cỏ dại, tàn dư còn sót lại của mùa vụ trước.

  • Nếu đất còn quá ướt thì cần sử dụng những phương pháp làm đất tối thiểu.
  • Nếu bề mặt đất khô thoáng thì tiến hành cày bừa làm tơi xốp đất và lên luống.

Lưu ý trên đất trồng khoai tây cần tạo những đường rãnh nhỏ để tạo điều kiện thoát nước, tránh tình trạng ngập úng khiến cây sinh trưởng kém.

  • Chuẩn bị giống

Nếu là loại củ giống nhỏ thì có thể dùng nguyên cả củ để trồng. Với những loại củ giống to thì nên cắt củ giống để tăng hiệu quả gieo trồng.

Những củ giống đem cắt phải đảm bảo không quá già cỗi, nên dùng củ giống đã bảo quản trong kho lạnh hoặc củ giống nhập khẩu.

Kỹ thuật trồng khoai tây

  • Thời vụ

Thông thường, khoai tây sẽ được gieo trồng vào khoảng tháng 10 và cho thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm sau.

Khoai tây thường được gieo trồng vào cuối tháng 10 dương lịch
Khoai tây thường được gieo trồng vào cuối tháng 10 dương lịch
  • Kỹ thuật trồng

Mật độ trung bình trên ruộng khoai tây là 6 – 7 củ/m2, khoảng cách phù hợp nhất giữa các củ là 25 – 30cm.

Trước khi trồng, người nông dân cần tạo lỗ đặt củ dưới các luống và bón phân lót. Tiếp đó phủ lên lớp phân lót 1 tầng đất mỏng nếu như tầng đất quá khô thì bà con nên chú ý đến việc tưới nước đầy đủ để cây nhận được nguồn dưỡng chất từ phân bón.

Lưu ý: Nông dân không nên để rơm rạ có độ ẩm quá cao hay đất quá khô khi trồng. Phần củ giống tránh tiếp xúc trực tiếp với phân bón vì lúc này củ yếu, dễ chết.

Kỹ thuật chăm sóc khoai tây mới trồng

  • Xới vun

Khoai tây sau khi trồng được từ 15 – 20 ngày thì bà con cần xới vun lần 1. Lần xới vun tiếp theo là khi khoai đã trồng được 30 – 35 ngày.

  • Tưới nước

Khi cung cấp nguồn nước cho khoai tây, cần tuyệt đối không dùng đến nguồn nước thải hay nước ao tù chưa qua xử lý. Để tưới cho ruộng khoai tây, bà con có thể dùng nước ao hồ, sông không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan.

Trong suốt thời kỳ khoai tây sinh trường, chu kỳ tưới rãnh nên diễn ra 10 ngày 1 lần tùy vào điều kiện thời tiết. Thời kỳ quan trọng cần cung cấp đủ nước cho khoai tây nhất đó là sau khi trồng được 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày và 60 ngày. Khoai tây sau khi trồng được 70 ngày thì có thể ngừng tưới nước.

Khoai tây mới trồng cần được tưới nước đầy đủ để phát triển bộ rễ
Khoai tây mới trồng cần được tưới nước đầy đủ để phát triển bộ rễ

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây khoai tây

  • Tỉa nhánh

Đối với khoai tây, mỗi khóm chỉ nên có số thân trùng bình chỉ từ 4 – 5 thân. Trong trường hợp sản xuất củ thì số thân sẽ nhiều hơn. Thời điểm tỉa nhánh tốt nhất cho cây khoai tây là sau khi trồng được từ 15 – 20 ngày.

  • Phòng ngừa sâu bệnh cho cây cách triệt để

Những loại sâu thường xuất hiện ở cây khoai tây: Sâu xanh, sâu xám, rệp sáp.

+ Sâu xám: Để loại bỏ sâu xám gây hại cần xử lý đất đúng quy trình trước khi trồng, bắt sâu bằng tay hay dùng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng đối với loại sâu này.

+ Rệp sáp: Cách khắc phục hiệu quả nhất đó chính là xử lý củ giống trước khi đưa vào kho bảo quản. Hoặc bà con cũng có thể chọn cách tiêu độc giàn thông qua việc phơi nắng, phun thuốc hay ngâm nước.

+ Sâu xanh: Nếu mật độ sâu vượt quá mức thì có thể sử dụng những loại thuốc chuyên dụng để loại bỏ.

Ngoài ra, cây khoai tây còn có thể gặp phải những căn bệnh như: Bệnh héo xanh, bệnh mốc xương, bệnh thối nhũn hay bệnh héo xanh vi khuẩn.

Khoai tay nếu không khắc phục được sâu bệnh sẽ cho năng suất kém
Khoai tay nếu không khắc phục được sâu bệnh sẽ cho năng suất kém

Để khắc phục những loại bệnh này, người nông dân có thể trồng luân canh khoai tây với những loại cây họ khác. Hoặc người nông dân cũng có thể trồng chung với những loại cây có khả năng kháng bệnh. Đặc biệt, người nông dân không được để tình trạng ngập úng trong ruộng kéo dài, thường xuyên làm vệ sinh, dọn cỏ trong vườn.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về kỹ thuật trồng khoai tây. Bạn có thể tham khảo qua để thiết kế một vườn khoai tây như ý mình muốn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây