Hướng dẫn kỹ thuật trồng măng tây xanh cho năng suất cao nhất

0
2383
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Có thể bạn chưa biết, măng tây xanh hiện nay đang là một trong những loại rau cao cấp hàng đầu trên thị trường được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, loại cây này lại không quá khó để trồng và chăm sóc, có thể thu hoạch chỉ sau 6 tháng, duy trì lấy măng trong nhiều năm. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi muốn hướng dẫn bạn đọc kỹ thuật trồng măng tây xanh cho năng suất cao nhất. Đừng bỏ lỡ những kiến thức bổ ích và thông tin thú vị này nhé.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng măng tây xanh cho năng suất cao nhất
Hướng dẫn kỹ thuật trồng măng tây xanh cho năng suất cao nhất 

Nội dung chính

1. Làm đất, lên luống trồng măng tây xanh

Măng tây xanh là loại cây thân thảo dạng bụi, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ 15 – 30 độ C. Măng tây xanh ở nước ta được trồng theo 2 vụ là:

  • Gieo từ tháng 8 đến tháng 9 dương lịch, trồng vào tháng 2 – tháng 3 dương lịch
  • Gieo từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch, trồng vào tháng 4 đến tháng 6 dương lịch

Để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, vườn trồng măng tây xanh cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Măng tây phát triển tốt nhất trên đất cát pha, đất thịt nhẹ hay đất phù sa,… nếu không bạn có thể chọn loại đất có thể cải tạo được độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Không trồng măng trên đất nhiễm phèn chua hay đất dễ ngập úng.
  • Đất không có độ dốc 5 – 10%
  • Quanh vườn măng tây nên đào hệ thống rãnh mương thoát nước sâu để giải quyết vấn đề ngập úng vào mùa mưa hàng năm
Măng tây thích hợp trồng trên đất luống
Măng tây thích hợp trồng trên đất luống

Bên cạnh đó, trồng măng tây xanh còn cần phải làm luống để hỗ trợ sự phát triển của cây và phòng chống sâu bệnh hiệu quả theo các bước sau:

  • Làm cỏ, loại bỏ vi sinh vật trên nền đất trồng
  • Rải vôi cùng 1 lớp cát đen dày 20 – 30cm trộn cùng đất đã làm sạch trước đó tạo thành lớp đất pha cát, làm tơi xốp đất
  • Bón lót phân để cải tạo độ dinh dưỡng của đất, có thể sử dụng phân xanh, phân chuồng, phân hữu cơ hay phân vi sinh tùy nhu cầu (Tham khảo phân bò hữu cơ vi sinh), xẻ rãnh thoát nước
  • Lấy 1 lớp đất đổ lên bề mặt luống, tiếp tục bón phân lân hay vôi khử phèn, đồng thời dùng thuốc xịt cỏ, côn trùng, sâu bệnh xử lý đất
  • Bón thêm một lần phân tương tự như lần bón lót trước để hoàn thành bước canh tác đất
  • Tiến hành lên luống, trồng măng theo luống đơn thì chiều cao luống là 30 – 60cm, rộng 50 – 60cm, luống đôi thì cao 30 – 60cm, rộng 120 – 150cm, làm hệ thống mương rãnh bao quanh vườn sâu từ 150 – 200m, rộng 150 – 200cm

2. Ươm cây giống

Sau bước làm đất chuẩn bị trồng măng tây xanh, bà con sẽ tiến hành ươm cây giống để có những cây con đạt chuẩn từ hạt giống chất lượng cao. Quy trình thực hiện như sau:

  • Ngâm hạt giống trong nước theo tỷ lệ 2 nóng : 3 lạnh trong 24 giờ. Vì vỏ hạt măng tây rất cứng nên cứ 4 tiếng lại phải thay nước và chà hạt một lần
  • Sau 24 giờ, vớt hạt măng tây ra ủ vào khăn ẩm khoảng 2 – 3 ngày sẽ bắt đầu có hiện tượng nứt nanh là có thể gieo
  • Tiến hành lấy hạt măng tây đem ươm trong đất với tỷ lệ 2 đất: 1 phân hữu cơ, có thể thay thế phân hữu cơ thành xơ dừa hay tro trấu đã qua xử lý
  • Gieo hạt sâu vào đất từ 1 – 2,5cm, tưới ẩm và bón phân trong vườn ươm khoảng 3 – 6 tháng
  • Cây con tiêu chuẩn sẽ có chiều cao trung bình từ 25 – 30cm, màu xanh mướt, chắc khỏe, không sâu bệnh
Ươm cây giống là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng măng tây xanh
Ươm cây giống là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng măng tây xanh

3. Kỹ thuật trồng cây măng tây xanh

Sau khi cây con đã đạt tiêu chuẩn, người ta tiếp tục mang các cây con này đến trồng trên vườn đã canh tác đất từ trước theo nguyên tắc:

  • Hố trồng cây con sâu khoảng 45 – 50cm
  • Mỗi cây con cách nhau 40 – 50cm
  • Khoảng cách giữa các hàng măng tây xanh là 120 – 150cm
  • Phủ 1 lớp đất lên phía trên khoảng 5cm để bảo vệ gốc cây măng tây con
  • Tưới ẩm và chăm sóc thường xuyên, có thể áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt tự động cho cây măng tây

4. Chăm sóc và thu hoạch măng tây xanh

Có 2 kỹ thuật quan trọng trong chăm sóc măng tây xanh chính là trẻ hóa ruộng măng và bón phân.

Đầu tiên là kỹ thuật trẻ hóa ruộng măng, người trồng cần theo dõi sát sao sự phát triển của vườn măng, nhổ bỏ cây măng mẹ già và dưỡng cây non. Mỗi cây măng mẹ thường có vòng đời kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

Tiếp đến là bón phân, cần bỏ phân cho cây theo quy trình cụ thể là 15 ngày đầu sau khi trồng cây con bón phân NPK, tiếp tục lặp lại sau 15 ngày tiếp theo và sau mỗi đợt thu hoạch măng tây.

Măng tây thường được thu hoạch sau khoảng 6 tháng
Măng tây thường được thu hoạch sau khoảng 6 tháng

5. Một số phương pháp trồng măng tây xanh phổ biến

Hiện nay có 2 phương pháp trồng măng tây xanh phổ biến nhất là phương pháp truyền thống và phương pháp trồng trong nhà kính hiện đại. Tùy vào nhu cầu, điều kiện kinh tế mà bà con sẽ chọn phương pháp phù hợp.

Cùng đồng hành với chúng tôi để tìm hiểu các kỹ thuật trồng cây cho năng suất tốt nhất nhé!

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây