Mách bạn kỹ thuật trồng ớt cho sai quả nhất

0
2678
ot chi thien APN 139 final
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Ớt là loại gia vị thường dùng trong các bữa ăn thường ngày. Trồng ớt để cung cấp cho thị trường cũng giúp người nông dân mang lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để giống ớt có chất lượng đạt chuẩn, đầu ra đảm bảo thì việc gieo trồng và chăm sóc đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn kỹ thuật trồng ớt cho sai quả nhất. Nếu như đây cũng là chủ đề mà bạn quan tâm, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

  1. Nội dung chính

    Thời vụ để trồng ớt

Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, ớt có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên trong năm ớt thường được trồng vào 3 vụ mùa chính:

  • Ớt gieo vào tháng 9 dương lịch sẽ thu hoạch vào tháng 2 năm sau.
  • Ớt được gieo vào tháng 11 – 12 dương lịch thì sẽ thu hoạch vào tháng 2 – 6 dương lịch năm sau.
  • Ớt gieo vào tháng 2 – 3 dương lịch sẽ có thể thu vào tháng 8 trong cùng năm.

Nhiệt độ phù hợp nhất để cây ớt sinh trưởng và phát triển đó là từ 25 – 30 độ C.

Ớt có thể trồng vào 3 mùa vụ chính trong năm
Ớt có thể trồng vào 3 mùa vụ chính trong năm
  1. Chuẩn bị đất trồng ớt

Để đất trồng ớt đạt chuẩn, bạn cần chú ý đến những tiêu chí sau:

  • Đất phải đảm bảo có cơ cấu xốp, thoáng và thoát nước tốt. Thông thường loại đất phù hợp nhất để trồng ớt đó là: Đất thịt có pha sét, đất pha cát, đất phù sa ven sông.
  • Đất ít hoặc không bị nhiễm phèn mặn, hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình.
  1. Gieo hạt

Bạn cần ngâm ủ hạt giống đến khi nảy mầm, sau đó gieo mầm vào bên trong bầu đất. Đến khi cây giống có từ 4 – 5 lá thì chọn cây không có sâu bệnh, phát triển tốt và đồng đều để đem trồng ra đất. Khi trồng, không nên gieo cây giống với khoảng cách quá gần vì cây sẽ khó phát triển đều, dễ bị sâu bệnh.

Gieo hạt ớt cần đảm bảo kỹ thuật chuẩn để tỷ lệ nảy mầm cao
Gieo hạt ớt cần đảm bảo kỹ thuật chuẩn để tỷ lệ nảy mầm cao
  1. Kỹ thuật chăm sóc ớt

Cây ớt không ưa ngập úng, vì vậy hệ thống thoát nước cho vườn ớt vào màu mưa cần đặc biệt quan tâm. Mùa nắng cây ớt cũng cần nhận được một lượng nước đầy đủ. Với vườn ớt, sử dụng phương pháp tưới thấm sẽ giúp tiết kiệm nước và giữ ẩm được lâu. Lượng nước cần cung cấp cho cây ớt trong mùa ra hoa kết trái là không thể bỏ qua, eneus muốn cây không rụng hết bông. Khi cây ớt được tưới quá ẩm hay để khô hạn đều có thể gặp phải những tình trạng sau: Cây còi cọc phát triển kém, rụng hoa hoặc rụng trái, giảm chất lượng, năng suất thấp…

  1. Nguồn dinh dưỡng cho cây ớt

  • Dùng phân bón gốc

Để bón gốc cho cây ớt, người nông dân cần chuẩn bị 1 – 1,5 tấn phân chuồng đã ủ hoai và thêm phân Lân cùng một số thành phần dưỡng chất khác.

Sau đó, cây ớt cần được tiếp tục bón thúc lần 2 và bón bổ sung sau khi thu hoạch trái. ở mỗi thời kỳ cây ớt phát triển sẽ cần nguồn dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy người nông dân cần nghiên cứu kỹ lưỡng để cung cấp cho cây trồng dưỡng chất cần thiết.

  • Bón phân lá

Song song với những đợt bón thúc chính thì việc bổ sung phân bón lá giúp cây ớt nhận được nhiều dưỡng chất và phát triển ổn định hơn.

Người nông dân cần tránh sử dụng quá nhiều chất kích thích, vì có thể gây phản ứng ngược khiến chất lượng của trái giảm. nếu lượng chất kích thích tồn đọng trong trái ớt quá nhiều có thể gây hại đến người dùng.

Dinh dưỡng cho cây ớt trong từng giai đoạn khác nhau
Dinh dưỡng cho cây ớt trong từng giai đoạn khác nhau
  1. Phòng và trị bệnh

  • Thuốc phòng bệnh cho cây ớt

Người nông dân cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các loại thuốc bảo vệ thực vật để tránh cây bị bệnh hại rễ, bệnh về thân cây hay thối trái ớt.

Cây ớt còn dễ bị bệnh thối ngọn, sương mai nên người nông dân cần chuẩn bị sẵn thuốc để phòng ngừa.

  • Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh

Khi phát hiện cây ớt mắc phải những căn bệnh như: Nổ trái, thối trái, thối cành, đốm lá…đều cần phải cắt cành bệnh để tránh lây lan.

Nếu như phát hiện trên ruộng xuất hiện nhiều cây ớt mắc phải những triệu chứng nặng hơn. Nông dân cần nhổ cả cây lên để tránh làm lây lan sang các hàng cây khác.

  • Phòng trừ sâu hại

Đối với những loại sâu hại cây ớt như: Sâu ăn lá, sâu đất, bọ trĩ, rầy mật, sâu dục, bọ phấn…cần dùng thuốc để loại bỏ.

  1. Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch ớt phù hợp nhất là khi trái ớt xanh bắt đầu chuyển màu. Thời điểm thu hoạch phù hợp nhất là từ sáng sớm hoặc chiều. ớt nên thu hoạc từ 1 – 2 ngày/lần. Khi thu hoạch ớt, người nông dân cần chú ý không hái lúc ớt quá chín, ớt dễ bị nát.

Ớt khi chuẩn bị ngả màu là có thể thu hoạch được
Ớt khi chuẩn bị ngả màu là có thể thu hoạch được

Vừa rồi là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về kỹ thuật trồng ớt mang lại năng suất cao. Chúc bạn có thể tự mình xây dựng được mô hình trồng ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây