Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio
Trước những khó khăn trồng măng tây tại Việt Nam, Nông sản Dũng Hà đã cùng các chuyên gia măng tây bên Mỹ đã qua khảo sát thổ nhưỡng, khí hậu và tính sinh trưởng của các loại giống măng tây phát triển tại Việt Nam. Các chuyên gia Mỹ đã gửi bộ tài liệu về măng tây cũng như kỹ thuật trồng măng tây để có thêm cơ sở tham khảo thêm nhằm phục vụ cho việc trồng măng tây tại Việt Nam!
Dựa trên tài liệu kỹ thuật trồng măng tây-toàn bộ kiến thức thực tiễn tại Việt Nam – vận dụng trên cánh đồng của mình để mang lại hiệu quả cao.
Nội dung chính
Kết quả khảo sát đặc tính vùng miền của măng tây tại Việt Nam
Đặc điểm của cây măng tây
Măng Tây: tên khoa học là Asparagus officinalis. Măng tây là một loại thực vật dùng làm rau. Cây thảo có thân mọc ngầm trong đất, thường gọi là thân rễ. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài, đường kính 5-6mm, màu nâu sáng, xốp. Các thân đứng mọc trong không khí, dạng thân thảo . Hiện Măng tây có 3 loại là:
- Măng tây tím
- Măng tây trắng
- Măng tây xanh
Măng tây phát triển được trong điều kiện nhiệt độ 10 – 400C. Tốt nhất là 23-290C với ban ngày và 15-210C với ban đêm (như vậy mùa xuân ngoài bắc sẽ vào dải nhiệt độ này và cũng tùy loại giống sẽ có biên độ khác nhau nhưng đây là thông số chung). Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng dưới 10 độ C chúng ngừng sinh trưởng. Cây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi.
Mùa vụ trồng măng tây tại các khu vực Việt Nam
Khâu chuẩn bị của chúng ta cũng phải hết sức kỹ càng, kể cả thời vụ gieo hạt cũng cần phải nghiên cứu kỹ. Tại Việt Nam, mỗi vùng sẽ có khí hậu khác nhau nên thời vụ gieo trồng cũng khác nhau. Khi trồng măng tây khâu chuẩn bị phải thật kỹ càng, ngay cả thời vụ gieo cũng cần nghiên cứu kỹ để mùa vụ đạt hiệu suất cao.
Khu vực miền bắc:
Thời gian thích hợp nhất cho trồng măng tây là:
Tháng 8-10 âm lịch: giai đoạn này sau mùa mưa, trồng khoảng 5-6 tháng là chúng ta có thể thu bói, thu hồi vốn sớm.
Tháng 2-5 âm lịch: giai đoạn này sẽ thu vốn muộn hơn khi vướng vào mùa mưa và mùa đông.
Như vậy, để trồng vào thời điểm tháng 2-5 âm lịch, cần ươm hạt từ tháng 4-5-6 âm lịch để 3-4 tháng sau đó là có cây giống để trồng. Khi ươm hạt giống vào giai đoạn này thường tỉ lệ thất thoát sẽ rất cao vì đúng giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm và mưa bão liên miên. Chính vì vậy, khi gieo hạt cần xây dựng được hệ thống ươm che chắn kỹ càng.
Khu vực miền Nam:
Với khí hậu 2 mùa của miền nam, khoảng thời gian trồng cây là tránh giai đoạn nắng cao điểm và mưa triền miên dài ngày.
Thời điểm nắng nóng mưa nhiều của khu trung bộ và nam bộ sẽ khác nhau, không phải đồng bộ cùng một thời điểm. Chính vì vậy, khi trồng măng tây phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn sống tại địa phương để lựa chọn ra những thời điểm thích hợp để bắt đầu mùa vụ.
Lưu ý: Chuẩn bị cây giống trước 3 tháng để kịp thời gian làm đất và ươm hạt giống.
Kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt:
Kỹ thuật ươm hạt giống:
Bước 1: Chọn giống phù hợp
Trước hết, cần chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời phải phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của khu vực. Sau đó, tiến hành cân chia đều 1 kg = 1.000 grs hạt giống Măng tây ra thành:
- 20 phần 50 grs = # 2.000-2.200 hạt = trồng được 1 sào Nam bộ = 1.000 m2
- 60 phần 16,5 grs = # 700-800 hạt = trồng được 1 sào Bắc bộ = 360 m2.
Bước 2: Phơi nắng hạt giống
Đem số lượng hạt giống cần ủ phơi nắng buổi sáng khoảng 2 tiếng đồng hồ từ 9 đến 11 giờ. Cách làm này để hạt giống đạt độ háo nước nhiều nhất và đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất.
Bước 3: Vệ sinh hạt giống
Cho hạt giống vào 1 cái rây bằng inox mắc nhuyễn ~ 0,5 mm (lưới rây) để chà rửa thật sạch hạt giống. Chà rửa hạt giống trực tiếp dưới một vòi nước hoặc thay 3 – 5 lần nước sạch chứa và rửa trong 1 cái chậu/bát/tô lớn vừa đủ dùng).
Bước 4: Ngâm hạt giống
Sau khi đã rửa sạch, cho hạt giống vào một cái bát hoặc một cái hộp nhựa đường kính ~ 10cm (hộp nhựa thường dùng đựng cơm, cháo).
Dùng 100% nước lạnh sạch (hoặc nước ấm như nước trà uống được ~ 300C) để ngâm hạt giống từ 1-2 ngày cho đến khi thấy hạt giống ngậm nước trương nở to hơn bình thường.
Trong thời gian ngâm hạt giống 1.5 – 2 ngày, cứ 1/2 ngày một lần tiến hành thay nước và rửa hạt. Thao tác này tạo điều kiện để hạt giống có thời gian trao đổi dưỡng khí (thở) để kích thích tỉ lệ nảy mầm cao (hạt giống ngâm nước lâu cần phải có thời gian lấy ra khỏi nước để thở/hô hấp, không để mầm hạt bị “chết ngộp”).
Bước 5: Kích thích hạt nảy mầm mạnh
Sau 1, hoặc 2 ngày ngâm hạt giống, Vỏ hạt đã mềm (đôi khi cũng có hạt đã nứt nanh mầm trắng) thì lấy hạt giống ra. Chọn những hạt chắc khỏe nằm dưới đấy hộp và vớt bỏ những hạt lép hoặc bị nấm mốc nổi trên mặt nước. Sau đó, đem hạt giống rửa nhẹ nhiều lần cho thật sạch mùi chua, nước nhớt để chống nấm mốc làm thối hỏng hạt giống.
Sau khi làm sạch hạt giống, cần ngâm hạt giống vào dung dịch GA3, hoặc WEHG, hoặc AUXIN, hoặc WEVIRO , hoặc NAA, hoặc ATONIK, … pha tỉ lệ theo hướng dẫn với nước để kích thích tỉ lệ nảy mầm khoảng 30 phút.
Bước 6: Ủ hạt giống
Sau đó rửa sạch, cho hạt giống vào một cái khăn vải vuông dày ẩm 50% (bên trong có lót một lớp khăn lạnh thường dùng ở quán ăn, đã được xử lý khử trùng qua nước sôi để tránh rễ hạt giống bám dính vào khăn lông). Hoặc có thể thay thế bằng 5 – 10 lớp khăn giấy ẩm vuông 30cm, gói kín hạt giống lại, cho vào cái bát hoặc hộp nhựa sạch và khô ráo, đậy kín nắp hộp cho vào nơi tối (có thể úp/chụp hộp hạt giống bằng một miếng vải dày, màu tối hoặc một cái chậu nhựa để ngăn ánh sáng).
Thời gian ủ hạt giống thường kéo dài từ 3-4 ngày (có thể là 10 ngày) để hạt giống nảy mầm dần dần
Lưu ý: mỗi ngày phải kiểm tra và chọn lấy những hạt đã nảy mầm đem ra gieo. Có thể gieo trực tiếp ra đất vườn ươm nếu trong nhà màng/kính hoặc gieo vào túi bầu đen hay khay ươm khoảng 60 – 90 ngày để lấy cây giống con cấy ra đất vườn ươm.
Những hạt còn lại tiếp tục rửa thật sạch, đồng thời giặt sạch 2 cái khăn ủ ẩm bằng nước sôi, để nguội rồi vắt ráo 50% nước để gói, ủ hạt giống cho ngày kế tiếp.
Ươm trong bầu măng tây:
Cần chuẩn bị đất trồng trước khi ươm 3 ngày. Giá thể trồng được trộn the tỷ lệ như sau:
3 phần đất : 1 phần trấu hun và phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại mục. 5 – 6kg super lân cho 1m³ giá thể ươm và thêm chế phẩm sinh học trichoderma.
Tất cả được đảo trộn đều và tưới ẩm 65 – 70%. Chúng ta chuẩn bị túi nilon màu đen chuyên cho bầu ươm rộng 9 – 11cm và cao 12 – 15cm.
Tiến hành đóng bầu ươm phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Cho giá thể vào bầu và xốc nhẹ để đảm bảo độ nén của giá thể. Sao cho bầu ươm không bị nhăn và giá thể trong bầu ươm cách mép túi bầu ươm 1cm.
- Xếp bầu ươm vào trong nhà lưới theo hàng để thuận tiện cho việc ươm và chăm sóc. Sau đó tiến hành gieo hạt trong bầu ươm chúng ta tiến hành như sau:
- Khi các hạt nứt nanh ta dùng chiếc đũa tạo thành 1 lỗ xâu khoảng 0.5~1cm ở giữa bầu ươm rồi tiến hành bỏ hạt vào lỗ và lấp đất (có thể dùng trực tiếp ngón tay chỏ đục lỗ để ươm, chiều sâu nửa đốt ngón tay).
- Chú ý không nên trồng hạt sâu quá sẽ làm hạt bị thối. Cứ tiếp tục tiến hành như vậy cho đến khi trồng hết hạt vào bầu ươm, cuối cùng chúng ta tiến hành lấp đất và tưới ẩm.
- Ta lên tưới dạng phun mưa để đất không bị nén chặt (chúng ta có thể sử dụng bình xịt thuốc sâu nhưng phải rửa sạch rồi tiến hành tưới phun sương).
Chăm sóc cây sau khi ươm:
Sau khi ươm bằng bầu hoặc trực tiếp trong vườn ươm ta tiến hành chăm sóc như sau:
Tiến hành che chắn vườn ươm tránh thời tiết khắc nhiệt, côn trùng, vật nuôi,..
Quá trình chăm sóc khi cây bắt đầu phát triển
Khi ươm 3 ngày cây măng bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất ta luôn giữ ẩm cho đất bằng cách tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Khi cây mọc được 15 ngày ta tiến hành nhặt cỏ, tiến hành bón thúc ure 1% để kích thích cây phát triển. Cứ sau 15 ngày tiến hành nhặt cỏ và bón thúc cho cây 1 lần.
Sau khi cây mọc 30~35 ngày ta bón phân vi sinh, phun thuốc bón lá cho cây cứng cáp, phun phòng 1 số bệnh nấm, phun tiếp đợt diệt trứng, côn trùng, sâu bọ trước khi đưa ra đất trồng. Đến thời kỳ này cây phát triển có 3~4 nhánh trong bầu ươm ta có thể đem cây trồng ra ngoài đất.
Các bước chuẩn bị khi đưa cây từ vườn ươm ra trồng ngoài đất:
Điều kiện vườn trồng:
– Thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, tầng canh tác dày trên 1 mét. Tuy nhiên phải đảm bảo bộ rễ cây măng phải cách ly cao hơn mặt tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm trên 50 cm. Không trồng trên đất phèn, ngập úng, đất nhiễm Đioxin…
– Đất không có độ dốc quá 5-10%.
– Quanh khu đất trồng măng tây, bà con nên đào hệ thống mương rộng 150 – 200 cm, sâu 150 – 200 cm để thoát nước vào mùa mưa và triều cường. Có thể kết hợp trồng thêm các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa kiểng để che chắn giông gió, không để cây bị ngã, gẫy
Lên luống:
– Trước khi lên luống từ 10-15 ngày, cần làm đất bằng phẳng, xử lý cỏ và vi sinh vật
– Sau khi xử lý cỏ và vi sinh vật xong, bà con sẽ tiến hành cải tạo đất trồng măng theo phương pháp sau:
Bước 1: Rải 1-3 tấn vôi, bổ sung thêm 1 lớp cát đen dày từ 20-30 cm. Sau đó trộn đều với lớp đất mặt thành một lớp đất cát pha 50/50 tơi xốp dày từ 40-50 cm . Lưu ý nếu đất trồng là đất cát pha 50/50 tự nhiên thì không cần bổ sung thêm cát đen san nền nữa.
Bước 2: Tùy vào độ phì nhiêu của đất, bà con có thể bón lót từ 20-50 tấn phân xanh (gồm vỏ hoặc bã thực vật các loại cây họ đậu, lục bình, rơm rạ, tro trấu,…), phân chuồng ủ hoai + Trichoderma, phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp và phân vi sinh hữu ích thành một lớp dày từ 20-30 cm. Sau đó trộn đều với lớp đất mặt ở bước 1.
Bước 3: Xẻ rãnh thoát nước rộng 20-40 cm, sâu từ 20 – 60 cm.
Bước 4: Sau đó, lấy một lớp đất phủ lên mặt luống dày 10-20 cm, bón thêm 1-2 tấn phân lân hoặc vôi khử phèn kết hợp với xử lý thuốc diệt cỏ phổ rộng và côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng. Sau đó bổ sung thêm một lớp cát san nền dày từ 10-20 cm rồi đảo trộn đều thành một lớp đất cát pha 50/50 dày từ 20-40 cm.
Bước 5:Cuối cùng, bón thêm từ 10- 50 tấn phân xanh, phân chuồng ủ hoai + chế phẩm Trichoderma, hoặc phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp, phân vi sinh hữu ích thành một lớp dày từ 20-30 cm. Sau đó, bà con trộn đều phần phân bón này với lớp đất lên luống ở bước 4.
– Khi đã thực hiện đủ 5 bước, chúng ta có tầng canh tác dày từ 100-120 cm hoàn toàn tơi xốp, giàu dinh dưỡng và vi sinh hữu ích, có rãnh thoát nước sâu 60-80 cm sẵn sàng trồng cây măng tây mà không sợ bộ rễ bị nhiễm phèn hay bị ngập úng nước khi mưa to hay triều cường.
– Sau khi đất canh tác đã cải tạo xong, bà con sẽ lên luống. Chú ý chọn đúng hướng trồng để măng tây hấp thụ đủ ánh nắng (hướng Đông Tây là tốt nhất). Cây hấp thụ nắng 7 – 8 giờ/ngày.
– Tùy vào điều kiện địa lý từng địa phương, bà con có thể thay đổi độ cao và bề rộng của luống.Nếu trồng hàng đơn thì luống cao từ 30 – 60cm, rộng 50 – 60 cm. Với cách trồng hàng đôi thì luống cần cao từ 30-60 cm, rộng 120 – 150 cm.
– Trong thời gian 2,5 – 3 tháng chờ ươm giống cây măng tây, bà con có thể trồng thêm 1 -2 vụ cây họ đậu để cải tạo đất và tăng thêm thu nhập.
Kỹ thuật trồng măng tây:
Măng tây vừa dễ vừa khó trồng nhưng để măng có chất lượng tốt cần nắm chắc kỹ thuật trồng măng tây. Khi đó, cây sẽ cho măng to mập xanh mướt và giàu dinh dưỡng. Kỹ thuật trồng măng tiến hành từng bước như sau:
– Cây con đạt tiêu chuẩn: Cây con phát triển tốt phải có màu xanh mướt, không nhiễm bệnh. Chiều cao cây con đạt từ 25-30 cm.
– Đào hồ sâu 50 cm. Tùy vào điều kiện địa lý, mà trồng măng tây theo 1 trong 2 cách: hàng đơn hoặc hàng đôi.
- Trồng hàng đơn: Mật độ: 18.000 cây/ha. Cây cách cây: 40 – 50cm. Hàng cách hàng: 120 – 150 cm.
- Trồng hàng đôi: Mật độ: 27.000 cây/ha. Cây cách cây: 40 – 50 cm. Hàng cách hàng: 120 – 150 cm.
– Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để vun gốc, phủ một lớp đất mặt cao 5 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng quang hợp với nắng. Kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước
– Tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm kết hợp bón phân qua rãnh; hoặc phun sương tưới nhồi 1 giờ tưới + 1 giờ nghỉ; hoặc tưới nhỏ giọt để giữ ẩm.
– Cần theo dõi cây trồng thường xuyên, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng bổ sung ngay.
Xem thêm: Kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây măng tây
Chăm sóc ruộng măng tây
– Trẻ hóa ruộng măng:Khi bà con thấy bụi măng chuyển sang màu vàng, tức là măng đã già, năng suất và chất lượng măng kém. Do đó bà con cần tiến hành dưỡng những cây măng tơ. Sau đó thì nhổ bỏ cây măng mẹ già cỗi. Vòng đời trung bình của 1 cây măng mẹ là từ 2-3 tháng.
– Trong quá trình trồng măng tây, bà con có thể sử dụng ngói âm dương để be bờ các luống măng. Như vậy sẽ giúp cho luống măng được vững chắc, giữ được chất dinh dưỡng cho cây.
Bón phân cho măng tây
– Sau khi trồng được 15 ngày tiến hành bón phân cho cây: Thường sử dụng NPK 16-16-16. Liều lượng: 150kg/Ha kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc nhẹ.
– Lập lại qui trình này sau 15 ngày, khi cây trên 1 tháng tuổi tăng dần lượng phân bón NPK lên 200kg, 250kg, 300kg/Ha
– Sau mỗi đợt thu hoạch nghĩ dưỡng cây và tiến hành bón phân: Phân hữu cơ 10- 20tấn/Ha, hoặc 1 – 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 300-400kg NPK 16-16-16 kết hợp cắt hạ ngọn để kích thích ra măng.
Thu hoạch măng tây
Thu hoạch măng tây mỗi ngày vào khoảng thời gian tốt nhất từ 5 – 9h sáng. Bà con chỉ hái những búp măng nhô lên khỏi mặt đất từ 25 – 30 cm, đầu măng còn búp.
Chú ý: không nên thu hoạch măng vào mùa mưa. Những vết thương trên măng sau khi bẻ rất dễ bị bệnh tấn công. Khi thu hoạch măng không nên tưới phân bới tưới phân vô tình nước phân tưới vào vết gãy sẽ làm cây bị sót và thối dần từ vết gãy xuống bộ rễ. Miền bắc có mùa đông cây sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông khi nhiệt độ dưới 15°C, thời gian này khi cây già ngả vàng chúng ta cắt cây cách mặt đất 7-10cm và tiến hành xới xâu đất xâu 10 cm cách gốc 10cm và để phơi khô đất giống như để ải đất.