Ngành trồng lúa nước là phương thức canh tác truyền thống của người Việt qua nhiều thế hệ. Nhiều địa phương đã nâng cao quy trình cấy lúa để nâng cao năng suất và cải thiện cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bà con chưa biết cách chăm sóc và trồng lúa đúng cách. Hãy cùng xem qua bài viết sau để biết kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa năng suất cao nhé.
-
Quản lý nước trên ruộng
Việc quản lý lượng nước trên ruộng khá quan trọng. Nếu thiếu nước, cây lúa sẽ cằn cỗi, không phát triển. Nếu quá nhiều nước sẽ khiến cây bị úng và chết. Chính vì vậy, khâu quản lý nước cần được bà con chú ý.
Đầu tiên, cần để lượng nước nông khoảng 3 – 5cm sau khi gieo trồng để giúp lúa bén rễ. Lượng nước này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ nhánh, giữ ẩm cho cây chống lại nắng nóng và kết hợp bảo vệ cây với các loại thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại.
Tiếp theo, vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, bạn giữ lượng nước trên ruộng khoảng 1 – 2cm để cây phát triển tốt nhất. Nếu để lượng nước trong ruộng quá cao sẽ khiến cây bị yếu và dễ bị thối nõn.
Vào giai đoạn cuối của đẻ nhánh, bạn cho nước rút hết để phơi ruộng. Thời gian phơi ruộng khoảng 1 tuần.
-
Dặm tỉa đảm bảo mật độ
Ngay sau khi cấy cần kiểm tra trên ruộng nếu bị mất khoảng cần tiến hành tỉa dặm ngay để đảm bảo mật độ. Vụ mùa thời điểm dặm tỉa kết thúc tối đa là 7 ngày sau khi cấy.
-
Kỹ thuật bón phân:
– Cần bón phân cân đối giữa đạm – lân và kali.
– Bón phân đúng thời điểm, thực hiện phương châm nặng đầu, nhẹ cuối, không nên bón đạm muộn làm cây phát triển quá mạnh về thân lá giai đoạn sau.
– Lượng phân bón và các giai đoạn bón tùy từng chân đất có thể sử dụng:
– Lượng phân tính cho 1 sào Bắc bộ (đã trừ lượng bón lót): 15-17kg NPK(12.5.10); Bón thêm 2kg Đạm ure; 1,5kg Kali clorua; Chia ra các lần bón:
+ Bón thúc 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh 10 kg NPK (12.5.10)+2 kg đạm ure;
+ Bón thúc 2: Bón nuôi đòng khi lúa có cứt gián: 5-7kg NPK (12.5.10) + 1,5 kg Kali clorua.
Chú ý: Đối với vụ mùa không nên bón phân qua lá, trừ khi phải dùng để xử lý bệnh. Nên bón phân vào buổi sáng sớm và chiều muộn lúc trời mát mẻ. Nên sử dụng phân bón tổng hợp.
-
Cách phòng trừ các sâu bệnh hại:
Do điều kiện thời tiết vụ Mùa có mưa nhiều và nắng nóng xen kẽ, ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh, phát triển và gây hại trên lúa.
– Không nên bón quá nhiều phân đạm gây thừa đạm sẽ làm lúa bị lốp, đổ dễ bị sâu bệnh gây hại. Cần bón cân đối đạm – lân – Kali.
– Theo dõi các bản tin dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại và sự chỉ đạo hướng dẫn phòng trừ trong từng thời kỳ của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và có biện pháp xử lý. Từ giai đoạn này tới cuối vụ trên lúa mùa thường xuất hiện các đối tượng sâu, bệnh hại như: Ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá, bệnh vàng lá sinh lý…
Tiến hành phun bổ sung phân bón qua lá. Có thể dùng một trong số các loại Komic, Đầu trâu 502, VP01 để cung cấp dinh dưỡng giúp cây lúa phục hồi nhanh. Khi lúa đang bị bệnh tuyệt đối không nên bón đạm. Sau khi thấy lúa đã khỏi bệnh bà con có thể tiến hành chăm sóc lúa như bình thường.
– Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật: Cần tuân thủ 4 nguyên tắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. 4 nguyên tắc là: Sử dụng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và nồng độ.
-
Kỹ thuật thu hoạch lúa
Thu hoạch lúa cũng dựa vào kinh nghiệm và thời điểm. Bạn nên kiểm tra, nếu thấy số hạt vàng chiếm trên 90% thì có thể thu hoạch dần. Có thể thu hoạch sau trỗ từ 28 – 30 ngày.
Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa. Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng. Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa.
-
Bảo quản lúa nước như thế nào?
Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.
Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa.
Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.
Trên đây là những thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa. Mong rằng bà con sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn để có mùa màng bội thu.