Mô hình nuôi ngựa bạch giúp các mã phu hốt bạc triệu sắm xe hơi nhà lầu

0
2316
nuôi ngựa bạch
Mô hình nuôi ngựa bạch
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Ngựa bạch là loài ngựa xuất thân dòng giống quý hiếm ở Cao Bằng gây ấn tượng bởi bộ lông trắng muốt. Có nhiều giá trị về sức khỏe và y học nên mô hình nuôi ngựa bạch phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mô hình nuôi ngựa đầy công phu và độc đáo này nhé.

Nội dung chính

Ngựa bạch không phải là ngựa trắng

ngựa bạch tạng
Mô hình nuôi gựa bạch tạng

Nhiều người lầm tưởng rằng vì ngựa có màu trắng nên gọi là ngựa bạch. Thực tế không phải, ngựa bạch là giống ngựa bị bạch tạng nên lông màu trắng, mắt nhạt màu xanh. Bên cạnh đó thì môi, viền mắt, bộ phận sinh dục, móng…đều có màu hồng. Ngựa bạch hiền lành, tác phong chậm chạp nhưng khỏe.

Ngựa bạch ít bệnh nhưng có khả năng chống chịu thời tiết kém hơn các loài ngựa khác hay trâu, bò… Đặc biệt, ngựa bạch thường có biểu hiện mù màu khoảng 30 phút khi 12 giờ trưa.

Ngựa bạch rất quý chủ, nếu người chăn nuôi yêu thương chăm sóc chúng thì chúng sẽ rất hiền lành và trung thành. Và chỉ có chủ nhân mới có thể tới gần để cho ăn, chải tóc, tắm rửa…nên khi thả rông thì cũng không sợ bị mất ngựa.

Ngựa bạch là giống ngựa quý hiếm, tuy nhiên được Nhà nước công nhận là giống vật nuôi sản xuất và cho phép kinh doanh. Chính vì vậy mô hình nuôi ngựa bạch rất phát triển.

Mô hình nuôi ngựa bạch có nhiều tiềm năng

mô hình nuôi ngựa bạch làm giàu
Mô hình nuôi ngựa bạch

Nước ta thường nuôi 2 loại ngựa bạch là ngựa bạch Tây Tạng và ngựa bạch Việt Nam. Mỗi giống đều có những ưu điểm riêng. Ngựa bạch Tây Tạng thì to lớn mạnh khỏe nhưng sinh sản chậm, còn ngựa bạch Việt Nam lại sinh sản tốt.

Được coi là ngựa thuốc có nhiều công dụng đối với y học và sản xuất. Ngựa bạch thường nuôi để nấu cao, lấy thịt và xương để hỗ trợ việc chữa bệnh. Là nguồn dược liệu cao quý để nâng cao sức khỏe, bồi bổ bệnh tật, chữa bệnh nan y. Vì được xếp vào loại động vật quý hiếm nên chỉ sử dụng những con không còn khả năng sinh sản để nấu cao, làm thuốc.

Ngày xưa, ngựa bạch là vật cao quý để cống nạp cho triều đình, nhà vua. Đúng như giá trị của nó, không một bộ phận nào trên ngựa bạch là không thể hái ra tiền. Thậm chí cả những viên sỏi trong dạ dày cũng có tác dụng chữa bệnh co giật, động kinh.

Một con ngựa bạch giống có giá dao động 20 – 25 triệu đồng, còn ngựa tiêu chuẩn nấu cao có giá 50 – 80 triệu đồng. Đặc biệt đặc sản giò ngựa bạch có giá khoảng 300 ngàn đồng/kg. Chính vì vậy mô hình nuôi ngựa bạch không chỉ mở ra một hướng đi làm giàu mà còn có thể bảo tồn nguồn gen quý hiếm đang gần tuyệt chủng này.

Tìm hiểu mô hình nuôi ngựa bạch nấu cao

Vì cao ngựa bạch là vị thuốc quý được nhiều người săn lùng nên rất có giá trị và bán được giá, mô hình nuôi ngựa bạch để nấu cao vì thế cũng đang lên. Hãy cùng tìm hiểu công phu nấu cao từ mô hình nuôi ngựa bạch xem có gì thú vị nhé.

Kỹ thuật nấu cao từ ngựa bạch

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Xương ngựa
  • Nồi nấu cao
  • Vải sạch
  • Gừng
  • Khuôn làm bằng gỗ
  • Rượu trắng
  • Nguyên liệu khác: gas, củi…

Tiến hành nấu cao ngựa

Bước 1: Chặt xương thành từng khúc nhỏ, rửa nhiều lần bằng nước sạch rồi đem luộc với nước, bóc tách tủy và thịt ngựa còn sót. Nếu xương còn sót lại thịt hoặc tủy thì sẽ không chất lượng.

Bước 2: Cho xương và nước vào nồi chuyên dụng, đun liên tục để thu được nước cốt từ xương ngựa.

Bước 3: Lọc nước cốt xương ngựa bằng vải sạch qua nhiều lần. Sau khi lọc tiếp tục đun sôi để nước bốc hơi đi hết

Bước 4: Tiến hành cô cao ngựa. Quá trình cô cao ngựa được làm bằng máy để tiết kiệm sức lao động.

Bước 5: Khi cao ngựa đã khô tạo thành hỗn hợp đặc quánh, tiến hành đổ cao vào khuôn và thu thành phẩm.

Hướng dẫn sử dụng cao ngựa bạch

mô hình nuôi ngựa lấy cao
Mô hình nuôi ngựa bạch lấy cao

Cao ngựa bạch là vị thuốc quý có nhiều công dụng mà cách dùng cũng rất đơn giản. Bác sĩ Nguyễn Lân Đính khuyên mọi người dùng 5 đến 10 gram/ngày và sử dụng liên tục trong 30 ngày. Cao ngựa bạch có thể thái mỏng ăn cùng cháo nóng, hoặc ngâm cao với rượu trắng.

Tuy là dược liệu quý nhưng không phải ai cũng dùng được. Lưu ý những người bị bệnh gút, giời leo…và trẻ em 6 tháng tuổi không nên dùng cao ngựa.

Với những thông tin trên thì có lẽ không thể chối cãi được sự thành công của mô hình nuôi ngựa bạch này. Tuy nhiên, ngựa bạch ngày càng hiếm nên cần cẩn trọng khi thực hiện mô hình nuôi loại ngựa quý hiếm này.

Tham khảo thêm: Nuôi ngựa làm giàu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây