Nội Dung Chi Tiết Kỹ Thuật Nuôi Tắc Kè Hoa

0
2155
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tắc kè hoa là nguồn dược liệu quý hiếm trong y học, có giá trị kinh tế cao. Việc nuôi tắc kè tại hộ gia đình mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần phải có cách nuôi đúng để thu được hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu tắc kè hoa ăn gì và kỹ thuật nuôi tắc kè hoa hiệu quả cùng Agri.vn nhé.

Nội dung chính

Làm chuồng nuôi tắc kè

Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang hốc trên thân cây và tập tính thích ở cố định, không ưa di chuyển đến nơi ở khác, nên ta có thể thiết kế chuồng nuôi theo cách sau đây:

Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên. Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột, dài khoảng 1,2-1,5m; đường kinh 20- 25cm, có đục cửa thông hơi và cửa cho tắc kè ra vào.

Chuồng nuôi tắc kè hoa cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nhất định
Chuồng nuôi tắc kè hoa cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nhất định 

Mùa hè: Đóng đinh, căng vải mỏng tối màu (màu xanh lá cây) cao khoảng 50 – 60cm chạy theo chiều ngang phía trên cao cách tường 3cm tạo độ tối đảm bảo cho tập tính ưa bóng tối của chúng mặt khác những tấm vải này cũng rất hữu ích trong việc giữ ẩm và mát mẻ cho chúng vào những ngày thời tiết nóng nực hoặc hanh khô.

Mùa đông: Treo, đặt chăn ấm, quần áo ấm vào bên trong chuồng hoặc cho vào thùng catton hoặc thùng xốp. Quây kín toàn bộ phía bên ngoài chuồng nuôi bằng bạt để giữ ấm cho chúng.

Sau đó chúng ta chọn những con tắc kè khỏe mạnh gần đến độ tuổi sinh sản thả vào chuồng để nuôi. Tỉ lệ ghép giống: 1 con đực với 2 con cái.

Kỹ thuật nuôi tắc kè

Đối với tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa hoặc hộc gỗ loại to, dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng. Mật độ: 20 con /1m2 nền.

Đối với tắc kè con: Chỉ cần cho hộp xốp, hộp bìa, quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được. Mật độ: 30 con /1m2 nền.

Trong chuồng nuôi tắc kè hoa con nên trang bị thêm những món đồ có thể giữ ấm
Trong chuồng nuôi tắc kè hoa con nên trang bị thêm những món đồ có thể giữ ấm

Gác máng nhựa hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống nước, lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao.

Khi nuôi trong chuồng, tắc kè bố mẹ cần được tách riêng để giúp cho việc sinh sản quanh năm, trứng chuyển riêng sang chuồng khác để tránh tắc kè bố mẹ ăn trứng. Ngoài ra tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ  hơn, nên khi nuôi riêng chuồng sẽ giúp người nuôi dễ dàng xác định và phân bổ định lượng thức ăn cho phù hợp. Việc này cũng giúp tránh xảy ra cạnh tranh thức ăn giữa tắc kè lớn và tắc kè non, giúp đàn tắc kè của bạn phát triển tốt nhất và nhanh thu thương phẩm.

Tắc kè là loài “ngủ ngày, cày đêm”, đêm xuống mới bắt đầu ra khỏi tổ đi kiếm mồi. Vì vậy khi chăn nuôi chúng ta phải chọn thời điểm thích hợp nhất để có thể cho cả đàn ăn cùng một lúc, tạo sự phân chia thức ăn được đồng đều, tránh tình trạng con ăn no con ăn đói sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của tắc kè.

Khi tất cả các con tắc kè ra khỏi tổ là thời điểm thích hợp nhất để thả mồi vào chuồng cho chúng ăn. Sau khi cho ăn phải đảm bào dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ nếu không con mồi (côn trùng nhỏ) sẽ chạy lung tung, dễ làm lây vi khuẩn từ phân của tắc kè.

Chuồng tắc kè hoa cần đảm bảo luôn được dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày
Chuồng tắc kè hoa cần đảm bảo luôn được dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày

Tắc kè hoa ăn gì?

Thức ăn của tắc kè hoa là các loại côn trùng còn sống như: dế mèn, gián, châu chấu, sâu, mối, nhện…  hoặc thằn lằn loại nhỏ, chúng có thể ăn thêm cá biển, tôm nõn khô…

Chúng ta nên thiết kế các bữa ăn đa dạng chủng loại để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho tắc kè.

Trên đây là nội dung về kỹ thuật nuôi tắc kè hoa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bạn đừng quên lưu lại thông tin để áp dụng khi cần thiết nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây