Tổng Hợp Kỹ Thuật Nuôi Rùa Đảm Bảo Tỷ Lệ Sống Cao

0
1496
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mấy năm gần đây nuôi rùa cảnh đang là mốt được nhiều người yêu thích. Nuôi rùa rất khác so với nuôi chó mèo hay chuột Hamster. Những trải nghiệm đó khiến người nuôi khó có thể nào quên. Tuy nhiên vì đặc tính tự nhiên của chúng vẫn còn nên khi nuôi bạn cần chú ý để chúng sống lâu, khỏe mạnh. Nhiều người chủ quan cho rằng chỉ cần đổ nước vào là được thì sẽ làm chết rùa rất nhanh. Để giúp bạn nắm chắc hơn kỹ thuật nuôi rùa, chúng tôi mời bạn cùng dành chút thời gian theo dõi bài viết sau.

Nội dung chính

Chuẩn bị nguồn nước

Nước để thả rùa cần sạch sẽ và không có hóa chất để tránh làm rùa ngộ độc. Còn khi không có được nguồn nước tinh khiết thì bạn cần thêm 1 bộ lọc để lọc nước máy. Nếu không lọc kỹ thì rùa của bạn sẽ bị ngộ độc và chết như mình đã nói.

Nguồn nước làm môi trường sống cho rùa cần đảm bảo sạch, không chứa hóa chất
Nguồn nước làm môi trường sống cho rùa cần đảm bảo sạch, không chứa hóa chất 

Vì sao mình bảo các bạn đặt thêm 1 vài hòn non bộ trong bể cũng như trên cạn? Ngoài việc có khung cảnh cho giống tự nhiên thì cũng cần có nơi để em ý tắm nắng. Trong bể nuôi bạn cần đặt thêm 1 vài thiết bị sưởi để duy trì độ ấm của nước bên cạnh thiết bị lọc nước. Nước nuôi cho rùa bạn nên để từ 23 đến 30 độ thôi. Nhưng đây chỉ là nhiệt độ chung chung thôi. Bạn sẽ điều chỉnh nhiệt độ này theo từng loại khác nhau.

Dù là bể nào thì bạn cũng cần đảm bảo 1 tuần làm sạch cho bể 1 lần. Như vậy bể vẫn luôn sạch sẽ và không có vi khuẩn phát triển. Rùa nước sẽ có cơ hội phát triển tốt nhất nhé! Nếu bạn không vệ sinh bể thường xuyên thì đây sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển làm hại rùa.

Thức ăn cho rùa

Thức ăn cho rùa bạn không cần cầu kỳ làm gì. Vì chúng là loài ăn tạp mà. Bạn chỉ cần chuẩn bị cho chúng ít tôm tép hay cá nhỏ là được rồi. Thỉnh thoảng thì cho chúng ăn thêm đậu hà lan hay các loại đậu khác. Chúng rất thích món ăn này đấy! Ngoài thức ăn sống và rau thì bạn có thể cho chúng ăn hoa quả. Mình thấy nhiều người hay cho rùa ăn chuối với dâu tây lắm! Và có vẻ như chúng thích nên ăn nhiều và cũng khỏe mạnh nữa.

Theo mình tìm hiểu thì công thức pha đồ ăn cho rùa nên là củ quả, rau xanh chiếm 50%. 25% thì cho chúng ăn tôm tép, các loại thức ăn tươi sống. Phần còn lại thì tìm thức ăn chế biến sẵn cho chúng. Mình thấy công thức này rùa vừa đủ chất lại khỏe mạnh nữa.

Thức ăn cho rùa khá đa dạng vì chúng là loài ăn tạp
Thức ăn cho rùa khá đa dạng vì chúng là loài ăn tạp

Dù nói là giống ăn tạp nhưng có 1 số đồ ăn rùa không ăn được đâu. Tiêu biểu như cơm hay rau diếp cá này. Những loại thức ăn cho mèo hay chó đương nhiên chúng cũng không ăn được rồi. Vì thế mình khuyên các bạn đừng thử cho rùa ăn cơm nhé! Còn các loại thức ăn khác loại kể trên thì bạn đem thái nhỏ ra cho rùa dễ ăn là được. vì chúng là loại không có răng đâu.

Rùa rất thích được cho ăn hoa quả
Rùa rất thích được cho ăn hoa quả

Chăm sóc khi rùa bước vào thời kỳ ngủ đông

Khi miền Bắc rơi vào mùa đông với những ngày nhiệt độ thấp thì cũng là lúc rùa ngủ đông. Lúc này nhiệt độ của nước tầm 12 độ nên chúng sẽ thôi không hoạt động nữa. Bạn cần để em ý ở nơi yên tĩnh và ít ánh sáng 1 chút. Sau đó vẫn phải duy trì nhiệt độ nước cho em ý. Theo mình nên để từ 8 đến 12 độ là được.

Kể cả ngày nào có nắng đẹp cũng đừng cao hứng mang em nó ra phơi nắng nhé! Rùa không những không khỏe hơn mà còn vì đánh thức mà bị yếu đi nữa. Thậm chí em nào sức đề kháng kém còn lăn đùng ra chết khi xuân chưa sang đấy!

Ngược lại vào mùa hè thì cần tránh nơi nào nắng trực tiếp thì hơn. Có thể chúng sẽ mất nước và khô mai đi đấy. Do đó nếu nuôi ngoài vườn hay ể cả trong nhà thì cần che chắn cẩn thận. Cố gắng để nước đừng quá 37 độ là được. Xung quanh bể thì trồng thêm cây cối cho thông thoáng và mát mẻ.

Những sai lầm hay gặp khi chăm sóc rùa

Mình trước đây khi nuôi rùa hay gặp những sai lầm mà bản thân cho là đúng lắm. Mình tin nhiều bàn cũng đã và đang gặp phải. Dưới đây là 1 vài tình trạng và hướng giải quyết của mình.

Mình hay dùng luôn nước máy cho rùa mà không lọc hay phơi cho hết mùi clo gì cả. Sau này thì mình hay phơi nước hoặc đầu tư 1 bộ lọc nước.

Vì sợ nước bẩn nên mình hay thay nước lắm. Ban đầu tưởng đó là sạch nhưng thật ra là đang hại chúng. Rùa thích nghi chậm với môi trường mới nên hay ốm. Theo mình chỉ tầm 2 ngày bạn thay nước 1 lần là được rồi. Còn khi mình dùng máy lọc thì mình lười hơn, 1 tuần thay 1 lần thôi. Khi thay nước mình chỉ thay tối đa 50% nước trong bể thôi. Chứ không thay đổi quá nhiều vì sợ rùa sốc nhiệt. Theo mình thì nên duy trì chu kỳ đều đặn.

Thực ra mình vẫn chưa đong đếm được rùa ăn bao nhiêu là đủ trong 1 ngày. Vì thế mình rút kinh nghiệm cứ 2 ngày cho nó ăn 1 lần thôi. Khi cho nó ăn thì thả từng chút thức ăn vào 1. Thường thì tốn thời gian lắm. Tầm 20p cơ. Nhưng đó là con rùa của mình. \

Bạn biết đấy thay đổi môi trường nước thường xuyên đã khiến chúng sốc nhiệt. Vậy trong môi trường điều hòa thì còn tệ hại hơn. Nên đừng nuôi rùa trong môi trường đó nhé!

Bạn nên thường xuyên cho rùa ra tắm nắng để cải thiện sức đề kháng của chúng
Bạn nên thường xuyên cho rùa ra tắm nắng để cải thiện sức đề kháng của chúng

Con gì thì cũng cần ánh mặt trời cả. Vì thế hãy mang em nó ra tắm nắng đều đều nhé! Như vậy em nó mới lớn và khỏe mạnh được. Còn nếu không có thời gian ít nhất cũng phải cho em nó trong phòng có đèn UVB. Mình phát hiện ra rùa mà không có vitamin D của ánh mặt trời sẽ giống như trẻ em suy dinh dưỡng vậy.

Trên đây là thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi rùa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng với thông tin này, bạn sẽ giảm thiểu sự lúng túng trong qáu trình chăm sóc chú rùa của mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây