Bệnh ở cây hoa hồng leo sẽ khó chữa trị nếu không bắt được 3 nguyên do sau

0
2304
Nguyên do và cách chữa bệnh cho cây hoa hồng leo
Cây hoa hồng leo bị bệnh do nguyên nhân nào, chữa trị ra sao?
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Một trong những vấn đề nhức nhối nhất của những người yêu cây hoa hồng leo là làm thế nào để phòng và chữa các loại sâu bệnh hại cho cây nhà mình. Nếu ai đang xoay sở không biết làm cách nào để cứu cây hoa hồng leo khỏi vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Nội dung chính

Cách chữa bệnh cho cây hoa hồng leo do thiếu chất

Bệnh của cây hoa hồng leo không phải 100% là do sâu bọ tấn công mà phần lớn là do thiếu chất, thiếu dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân ít ai phát hiện ra vì các bạn đôi khi sẽ không có kinh nghiệm để phát hiện ra các bệnh này và thường đổ cho cây thiếu nước hoặc sâu hại do đó sẽ có cách chữa trị sai và khiến cây thêm phần tệ hại.

Các loại bệnh do cây hoa hồng leo bị thiếu chất
Các loại bệnh do cây hoa hồng leo bị thiếu chất

Tuy nhiên, khi rõ nguyên nhân thực gây bệnh cho cây hoa hồng leo nhà bạn thì cây thiếu chất nào mình chỉ cần bón thêm chất đó. Không cần cắt tỉa hay chăm sóc, chữa trị quá cầu kì. Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết cây hoa hồng leo mắc bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:

Cây hoa hồng leo bị bệnh do thiếu Phốt-pho

Cây hoa hồng leo bị thiếu Phốt pho là những cây có lá màu xanh sẫm, đậm hơn so với màu lá cây thường. Lá mọc chậm, gân vàng, cuống tím. Phần cuống dễ rụng.

Cây hoa hồng leo bị bệnh do thiếu Ka-li

Cây hoa hồng leo bị thiếu Kali là những cây mà phía dưới lá của chúng có đốm. Ở phần đầu lá và phía mép lá có dấu hiệu đã bị khô, úa vàng, thậm chí là ngả màu nâu và quăn. Lá bắt đầu rụng nhiều và rụng chủ yếu ở phần dưới.

Cây hoa hồng leo bị bệnh do thiếu Ma-giê

Cây hoa hồng leo bị thiếu Magie có dấu hiệu nhận biết có nét tương đồng với Cây hoa hồng leo bị thiếu Phốt pho và Kali. Tuy nhiên cuống lá của cây thiếu Magie sẽ không tím và gân lá sẽ không vàng như cây thiếu Photpho mà chỉ có phần nằm giữa gân lá sẽ có dấu hiệu bị vàng khô.

Cây thiếu Mg cũng sẽ có đốm và phần mép lá cũng cuốn quăn như thiếu Kali nhưng khi cây thiếu Magie thì mép lá sẽ quăn ngược lên.

Bạn nên chú ý để phân biệt rõ các loại bệnh nhất là khi chúng có những nét tương đồng như thế này để bón đúng loại phân. Chỉ cần bón sai một ly là đi cả một dặm!

Cây hoa hồng leo bị bệnh do thiếu Sắt

Cây hoa hồng leo thiếu sắt
Cây hoa hồng leo thiếu sắt

Cây hoa hồng leo bị thiếu Sắt sẽ khó phát hiện nếu bạn không để ý kĩ. Bởi lẽ, cây dù thiếu Sắt vẫn có gân lá màu xanh nhưng đầu lá khô và đặc biệt lan nhanh, rộng hơn những bệnh đã kể trên. Lá mới mọc lại có hiện tượng rụng vàng.

Cây hoa hồng leo bị bệnh do thiếu Man-gan

Tương tự với cây hoa hồng leo bị thiếu Sắt, cây bị thiếu Man-gan cũng sẽ có những lá mới bị vàng, và đặc biệt gây khó dễ cho người chăm sóc hoa là gân của cây khi bị bệnh này cũng màu xanh.

Vậy là thế nào để phân biệt cây bị thiếu Man-gan hay cây bị thiếu Sắt? Cây hoa hồng leo bị thiếu Man-gan ngoài 2 dấu hiệu nhận biệt chung với thiếu Sắt thì sẽ xuất hiện một mạng lưới nhỏ các đốm bệnh nằm đầy trên lá. Đặc biệt, với những ai hay ngắm hoa nếu thấy hoa nhỏ bất thường thì đích thị cây của bạn đang bị thiếu Mangan.

Cây hoa hồng leo bị bệnh do thiếu Sun-phu-rít (Sunfuric)

Cây hoa hồng leo bị thiếu Sunfuric mặc dù lá cây sẽ không khô nhưng lá mới sẽ có màu xanh nhạt hơn so với lá của các cây khác, đặc biệt ở những vùng càng sát với gây lá và thịt lá thì sẽ càng nhạt hơn so với những vùng khác. Một vài trường hợp khác thì lá sẽ có đốm nhưng thường chỉ cần dựa vào màu sắc lá mới bạn sẽ dễ phán đoán bệnh hơn.

Cách chữa bệnh cho cây hoa hồng leo do điều kiện chăm sóc

Trong lúc chăm sóc cho cây, nếu tưới cây không để ý, tưới hẳn lên lá và hoa hoặc để hoa trong môi trường ẩm mốc, không đủ ánh sáng. Đồng thời, cũng có thể do quá trình làm đất trồng cây chưa xử lí hết mầm bệnh nên sau khi cây lớn lên thì mắc một số bệnh thường thấy như sau:

Cây hoa hồng leo bị bệnh phấn trắng

Cây hoa hồng leo nhiễm bệnh
Cây hoa hồng leo nhiễm bệnh phấn trắng

Dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm: Lá của cây bị bệnh phấn trắng sẽ có một lớp màng mịn như bột phấn, có màu trắng bọc phía trên.  Bệnh này lan nhanh, tấn công toàn bộ cây, làm hoa bị biến dạng, không nở hoặc khó đâm chồi. Thân cây hoa hồng leo sẽ khô. Nặng hơn là gây chết cây.

Cách chữa trị: Sử dụng thuốc SCORE 250 EC, VIETEAM 80 WP, EFIGO 480 SC.

Cây hoa hồng leo bị bệnh đốm đen

Dấu hiệu nhận biết: Lá của cây bị bệnh đốm đen sẽ có những chấm tròn, ở giữa xám, rìa ngoài đen. Bệnh này khiến lá vàng, rụng hàng loạt khiến cây không thể quang hợp.

Cách chữa trị: Chữa trị bằng các loại thuốc tương tự với bệnh phấn trắng.

Cây hoa hồng leo bị bệnh mốc sương

Dấu hiệu nhận biết: Có các dấu hiệu nhận biết tương tự cây bị bệnh đốm đen nhưng đốm của cây bị bệnh mốc sương sẽ có đốm màu vàng. Bệnh này sẽ bắt đầu tấn công những lá già và lây lan lên những lá non hơn.

Cách chữa trị: Bạn có thể dùng thuốc tương tự như bệnh phấn trắng hoặc sử dụng thuốc BENDAZOL 50WP, RIDOMIL GOLD.

Cây hoa hồng leo bị bệnh gỉ sắt

Dấu hiệu nhận biết: Lá cây bị bệnh gỉ sắt có những ổ màu cam hoặc màu cánh gián, màu như màu gỉ sắt. Những ổ này thường xuất hiện ở mặt dưới lá cây nên khó phát hiện. Do đó khi chăm sóc cây bạn phải thường xuyên kiểm tra lá cây kĩ càng.

Khi bệnh dần chuyển biến xấu, cây nhà bạn sẽ ra những bông hoa nhỏ và tệ hơn là hầu như không ra hoa. Cây bị suy dinh dưỡng, ốm yếu.

Cách chữa trị: Khi mắc bệnh này bạn bắt buộc phải phun thuốc cho cây. Có thể sử dụng thuốc ANVIL 5 SC, SEE 12 WP,…

Cách chữa bệnh cho cây hoa hồng leo sâu bọ gây hại

Cây hoa hồng leo bị rệp gây bệnh

Rệp gây hại cho cây
Rệp gây hại cho cây

Dấu hiệu nhận biết: Ở những phần như ngọn, nụ hoa và chồi non thường xuất hiện rệp. Chúng có màu xanh nhạt, đỏ, hoặc xám, kích thước nhỏ.

Cách chữa trị: Sử dụng nước sạch, tẩm bông lau những nơi có rệp. Kiên trì thực hiệu một tuần sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Cây hoa hồng leo bị nhện đỏ tấn công

Bệnh trên cây hoa hồng leo
Nhện đỏ gây hại cho cây

Dấu hiệu nhận biết: Loài nhện nhỏ màu đỏ khiến lá có màu vàng, quăn (dấu hiệu tương tự cây hồng leo thiếu Kali).

Cách chữa trị: PEGANUS 500 SC 7-10 hoặc ORTUS 5 SC

Cây hoa hồng leo bị sâu ăn lá

Đây là loại bệnh dễ xuất hiện nhất ở mỗi cây vì thức ăn ưu thích của sâu là lá. Thường nhiều bà con dùng thuốc trừ sâu nhưng thực ra chỉ cần tìm kiếm ổ sâu trên lá, ngắt bỏ lá để triệt tiêu mầm sâu bệnh hại.


Xem thêm: Cách chăm sóc hoa hồng leo hiệu quả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây