Kỹ Thuật Trồng Hoa Dơn Đảm Bảo Tỷ Lệ Sống Cao

0
1261
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hoa Dơn (Gladiolus communins Lin) nguồn gốc ban đầu từ vùng Địa Trung Hải và các nước Châu Phi. Đặc điểm nổi bật nhất của loài hoa này đó là lâu tàn, màu sắc đa dạng và kiểu dáng đẹp. Tuy nhiên để có vụ mùa bội thu thì việc nắm rõ kỹ thuật trồng hoa Dơn là điều rất cần thiết. Nội dung bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bà con hiểu thêm về kỹ thuật trồng loài hoa này. Bà con đừng vội bỏ qua nội dung thú vị này nhé.

Nội dung chính

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Điều kiện môi trường thuận lợi nhất để trồng hoa Dơn

Nhiệt độ

Hoa Dơn ưa sinh trưởng trong điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ phù hợp nhất là từ 15 – 27 độ. Nếu để cây sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ quá cao thì chất lượng hoa kém, dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

Ánh sáng

Loại hoa này rất ưa sáng, khi cây bị thiếu ánh sáng sẽ dễ bị vóng, kích thước hoa nhỏ, tỷ lệ hoa mù khá cao. Cường độ ánh sáng phù hợp nhất để cây hoa Dơn sinh trưởng là 20.000-25.000 lux.

Đất

Loại đất phù hợp để hoa Dơn phát triển là đất thịt nhẹ với độ ph phù hợp là từ 6 – 7. Loại hoa này rất kỵ muối kim loại nặng, đặc biệt là với Chì.

Nước

Hoa Dơn ưa ẩm nhưng không thể chịu được môi trường ngập úng. Khi cây thiếu nước khiến quá trình phân hóa hoa bị ảnh hưởng. Trái lại, nếu cây bị ngập úng thì bộ rễ sẽ tổn thương, củ thối và cây dễ bị vàng úa, chết. Độ ẩm thích hợp nhất để cây hoa Dơn phát triển là từ 70 – 75%, nồng độ Clo trong nước dưới 600mg/lít.

Không khí

Hoa  khá mẫn cảm với không khí, nhất là khí Flo. Nếu như nồng độ Flo quá cao thì cây hoa  dễ bị khô đầu lá. Những địa điểm trồng hoa  không được gần lò gạch hay khu công nghiệp.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây Dơn
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây Dơn  

Kỹ thuật trồng và chăm sóc


  1. Giống hoa Dơn

Trên thị trường hiện nay có nhiều giống hoa Dơn khác nhau. Bà con có thể tùy theo môi trường trồng để lựa chọn loại hoa Dơn phù hợp nhất cho mình.

Hoa Dơn thường được trồng từ củ
Hoa Dơn thường được trồng từ củ

Trong mỗi lần bón phân, bà con nên kết hợp thêm thao tác làm cỏ, xới tơi đất và tưới nước.

Khi cây giống được từ 2 – 6 lá thì bà con có thể phun thêm các chất kích thích sinh trưởng.


  1. Chăm sóc

* Tưới nước

Khi tưới nước cho cây hoa Dơn, bà con nên chú ý giữ độ ẩm phù hợp để cây phát triển đó là từ 70 – 75%. Cây hoa Dơn không thể chịu được ngập úng nên phương pháp tưới tốt nhất là sử dụng phương pháp tưới rãnh.

Phương pháp tưới rãnh nên được áp dụng cho mô hình trồng hoa Dơn
Phương pháp tưới rãnh nên được áp dụng cho mô hình trồng hoa Dơn

* Kỹ thuật vun xới, tỉa mầm

Hạt giống hoa Dơn sau khi trồng được từ 7 – 10 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện những lá mầm đầu tiên. Trong giai đoạn này bà con nên tiến hành loại bỏ những chồi phụ chỉ để 1 chồi chính duy nhất để cây phát triển mạnh mẽ. Chú ý trong quá trình loại bỏ chồi phụ, không làm lay phần gốc cây.

Khi cây bắt đàu có từ 2 – 3 lá thật thì bà con nên tiến hành lên luống lần đầu tiên. Chỉ cần vun nhẹ một lớp đất mỏng vào cạnh gốc cây là được. Cây hoa Dơn cao khoảng 40 – 50cm thì bắt đùa lần vun gốc thứ 2, vun cao gốc để cây có thể vững chắc hơn, tao điều kiện để cây sinh ra củ con.

Việc cắm cọc làm giàn cho hoa Dơn sẽ diễn ra sau khi vun gốc đợt 2. Bà con nên thực hiện cắm cọc theo mép luống, mỗi cọc cách nhau khoảng 1,5m.

Phòng trừ sâu bệnh chính

  1. Sâu hại

Những loại sâu hại thường tấn công cây hoa Dơn là:

– Dơn thường bị một số loại sâu hại chính như: Sâu xám, sâu khoang ăn lá và bọ trĩ.

– Cách phòng trừ

+ Sâu xám

Biện pháp phòng trừ sâu xám tốt nhất đó là dùng tay bắt, thời điểm là chiều tối từ 6 – 7 giờ. Để tránh sâu xám tấn công, trước khi trồng hoa bà con cũng có thể xử lý đất trồng cây bằng Basudin. Nếu mật độ sâu tăng quá cao, bà con có thể sử dụng thuốc FM-tox 50 EC (nồng độ 15ml/16 lít nước), Trebon 10ND (nồng độ 10ml/16 lít nước, thời điểm phun thuốc thích hợp là từ 5 – 6 giờ chiều.

Cây Dơn không được phòng trừ bệnh sẽ rất dễ bị tấn công
Cây Dơn không được phòng trừ bệnh sẽ rất dễ bị tấn công

+ Sâu khoang ăn lá

Để xử lý loại sâu khoang ăn lá này, bà con có thể dùng loại thuốc  FM-tox 50EC hoặc Fastox 50EC.

+ Bọ trĩ

Với bọ trĩ phá hoại cây hoa Dơn, những loại thuốc có thể dùng để khắc phục đó là: Marshal 200SC, Pegasus 500SC, Regent 800WG, Suprathion 40EC.

  1. Bệnh hại

Những loại bệnh gây hại chính cho cây hoa Dơn là: Bệnh héo vàng, bệnh trắng lá, bệnh đốm nâu. Nguyên nhân gây ra những loại bệnh này là do nấm.

– Cách phòng trừ

 + Bệnh trắng lá

Hoa Dơn khi bị bệnh trắng lá có thể điều trị bằng những loại thuốc sau: Topsin-M70NP, Antracol 75WP, Validacin 500, Anvil 5SC, Score 250EC.

+ Bệnh héo vàng

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh héo vàng ở cây hoa Dơn là xử lý đất trồng cây với Trichoderma, Benlat C, Anvil 5SC, Aliette 800WG.

+ Bệnh đốm nâu

Khi cây hoa Dơn bị bệnh đốm nâu, có thể loại bỏ bệnh bằng cách sử dụng Zineb 80BTN, Score 250 EC.

Nội dung bài viết vừa rồi chính là thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con về kỹ thuật trồng hoa Dơn. Bà con có thể lưu lại thông tin để áp dụng vào mô hình trồng hoa Dơn thực tế nhằm mang lại năng suất cao nhất. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây