Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Khỏe Mạnh – Cho Hoa Nhiều

0
1166
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hoa Hồng được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loài hoa bởi vẻ đẹp kiêu sa đầy khí chất, đại diện cho phái đẹp. Đó cũng là lý do nhiều phụ nữ yêu thích loài hoa với đủ mọi màu sắc, kiểu dáng độc đáo này. Thị trường tiêu thụ hoa hồng chưa bao giờ hết sôi động, các nhà nông cũng thu nhập được nguồn kinh tế ổn định nhờ trồng loại hoa này. Vậy kỹ thuật trồng Hoa Hồng có điểm gì đặc biệt đáng để chú ý hay không? Nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp bà con hiểu thêm về chủ đề này.

Nội dung chính

Chọn chậu trồng

Hoa hồng thông thường sẽ được trồng trong chậu để thuận tiện cho việc chăm sóc, vận chuyển. Việc chọn chậu trồng Hoa Hồng thông thường sẽ phụ thuộc vào kích thước và độ tuổi của cây hoa.

Kích thước của chậu trồng quá lớn hay quá nhỏ đều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường của cây.

Lựa chọn chậu trồng hoa hồng cần đảm bảo phù hợp với kích thước và giống hoa
Lựa chọn chậu trồng hoa hồng cần đảm bảo phù hợp với kích thước và giống hoa

Một lưu ý nhỏ khi chọn chậu trồng Hoa Hồng là chọn những chậu có chân và có lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu. Vì Hoa Hồng là loại cây không ưa ngập úng.

Khám phá ngay: Các loại chậu trồng hoa hồng được yêu thích hiện nay

Đất trồng

Cây Hoa Hồng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu muốn cây cho nhiều hoa, cành cây sum suê và to khỏe thì nên trồng cây bằng loại đất tơi xốp, mỗi ngày nhận được ánh sáng mặt trời từ 6 – 8 tiếng.

Loại đất trồng Hoa Hồng chuyên dụng được cung cấp bởi các vườn ươm. Nếu như bà con không tiện mua thì có thể tiến hành trộn đất trồng Hoa Hồng thủ công. Bà con tiến hành đào xới tơi đất và trộn cùng phân chuồng đã ủ hoai mục, phân trùn quế, phân gà, than bùn, xơ dừa, mùn hữu cơ…

Để đảm bảo cây Hoa Hồng không bị sâu bệnh tấn công, đất trồng hoa sau khi trộn cần được xử lý mầm bệnh với vôi tôi, phơi ải khoảng 10 ngày.

Cách trồng chi tiết

Khi bà con trồng cây hoa hồng rễ trần thì cần ngâm cây trong nước khoảng 3 giờ rồi mới đem trồng. Nếu là cây Hoa Hồng mua trong chậu trồng, trước khi cho ra luống, cây hoa cần được tưới đẫm nước để thuận tiện cho việc lấy cây ra khỏi chậu.

Khi trồng cây, bà con nên cho một lớp than hoa và xơ dừa xuống dưới đáy chậu để tạo độ thông thoáng cho rễ. Không những vậy, lớp xơ dừa còn giúp rễ cây thoát nước nhanh hơn, giữ lại độ ẩm cung cấp cho rễ cây trong mùa nắng nóng.

Lớp đất đầu tiên cho xuống chậu cần được nén chặt, giữa chậu đào một lỗ nhỏ để có thể đặt vừa rễ cây Hoa Hồng vào. Sau đó tiếp tục phủ một lớp đất bao trùm lên toàn bộ rễ cây.

Cây Hoa Hồng sau khi trồng cần được bón hoặc phun thêm thuốc kích rễ. Trồng cây xong bà con lưu ý phải tưới nước thật nhiều cho cây. Khoảng 1 tuần sau, quan sát đất trồng nếu thấy thiếu độ ẩm thì mới cần tưới nước lần thứ 2. Nếu tưới nước quá nhiều và thường xuyên thì rễ con chưa bén đã bị úng và làm chết cây.

Chi tiết cách trồng hoa hồng trồng chậu

Hoa hồng sau khi trồng có thể sử dụng thuốc kích rễ để tăng tỷ lệ sống cho cây
Hoa hồng sau khi trồng có thể sử dụng thuốc kích rễ để tăng tỷ lệ sống cho cây

Cách chăm sóc hoa hồng

– Tưới nước

Với cây Hoa Hồng đã được trồng ở môi trường đất bên ngoài, mỗi ngày duy trì tưới cho cây 1 lần. Nếu cây được trồng trong chậu, mỗi ngày tưới cho cây lượng nước vừa đủ 2 lần sáng sớm và chiều tối.

Bà con cần chú ý quan sát đất trồng hoa, nếu bề mặt đất thật sự khô thì mới cần cung cấp thêm nước. Cây Hoa Hồng thiếu nước sẽ dễ bị nhện tấn công và làm hại cây xuất hiện tình trạng vàng và rụng lá. Thời điểm không nên tưới nước cho cây Hoa Hồng chính là vào buổi tối, lá còn đọng ước sẽ là nguồn dẫn đến nấm bệnh.

– Thay đất

Cây Hoa Hồng su khoảng 5 tháng trồng sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như: lá vàng nhạt, héo úa và rụng dần. Đồng thời bà con sẽ thấy cây mọc chồi ít hơn. Đây chính là biểu hiện của đất trồng đã cạn kiệt nguồn dinh dưỡng. Đây là lúc bà con cần tiến hành thay đất cho cây Hoa Hồng

Lúc này kích thước của cây Hoa Hồng cũng đã lớn hơn so với lúc mới trồng. nếu cây đang được trồng trong chậu thì bà con có thể nghĩ đến việc thay sang chậu có kích thước lớn hơn. Sau khi thay đất trồng bà con nên kết hợp tỉa lá vàng, lá già và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.

Hoa hồng sau khoảng 5 tháng trồng có thể thay đất để tạo môi trường sống tốt nhất cho cây
Hoa hồng sau khoảng 5 tháng trồng có thể thay đất để tạo môi trường sống tốt nhất cho cây

– Ánh sáng

Hoa Hồng là loại cây ưa sáng và thoáng gió. Nếu mỗi ngày cây Hoa Hồng nhận đủ 8 tiếng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cây sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh hại tấn công. Không chỉ vậy, khi cây Hoa Hồng nhận đủ ánh sáng sẽ ra hoa đều, màu sắc đẹp hơn.

Tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc hoa hồng trồng chậu

Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh

Những loại sâu bệnh gây hại cho cây Hoa Hồng thường do nấm gây ra. Bệnh phấn trắng và bệnh gỉ sắt thường xuyên xuất hiện ở loại hoa này.

Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh hại của cây Hoa Hồng là thường xuyên kiểm tra và phun thuốc phòng trừ định kỳ.

Trong trường hợp nấm bệnh lây lan nhanh thì bà con cần ngắn bỏ, cắt những phần bị bệnh của cây.

Sâu bệnh hại trên cây hoa hồng cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời để cây phát triển khỏe mạnh
Sâu bệnh hại trên cây hoa hồng cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời để cây phát triển khỏe mạnh

Những loại côn trùng, sâu hại như nhện đỏ, bọ trĩ, sâu ăn lá và ốc sên cũng là nguyên nhân sẽ tàn phá cây Hoa Hồng. Những loại côn trùng này có thể phát hiện bằng mắt thường và loại bỏ ngay sau đó.

Đây là nội dung liên quan đến kỹ thuật trồng hoa hồng mà Agri.vn muốn chi sẻ đến bà con. Mong rằng khi áp dụng những kỹ thuật này, bà con sẽ có được những chậu hoa hồng khỏe mạnh và ra hoa đẹp nhất. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.  

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây