Thật là may mắn khi nước ta lại dược ưu ái có sự xuất hiện của cây gấc. Loại cây tưởng chừng dân dã nhưng đã được chứng minh là chưa đựng rất nhiều loại dinh dưỡng quý giá. Với người nước ngoài ví cây gấc như loại cây đến từ thiên đường không sai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng gấc trong bài viết hôm nay nhé.
Đặc điểm của cây gấc
Gấc có tên khoa học là Momordica cochinesis. Chúng thuộc nhóm cây thân thảo dây leo thuộc họ mướp và có kĩ thuật trồng khá dễ. Cây trưởng thành có thể mọc lan dài đến hơn 15m. Lá gấc có hình chân vịt nhẵn chia làm 3-5 thùy. Hoa gấc khi nở có màu vàng nhạt khá đẹp. Qủa gấc có dạng tròn dài và nhiều gai nhỏ. Khi chin quả sẽ có màu đỏ tươi đến cam. Khi bổ ra bên trong sẽ là phần thịt quả đỏ rực cùng những hạt gấc màu đen tròn dẹt. Cây gấc thường cho ra quả mỗi năm một vụ và cây thường ra hoa từ mùa hè cho tới mùa thu.
Công dụng của gấc
Gấc được xem như một loại quả giàu giá trị dinh dưỡng. Thành phần dưỡng chất có trong gấc có nhiều Vitamin A và E cùng hàm lượng khoáng chất cực tốt cho cơ thể. Điểm khiến gấc trở thành loại quả thiên đường chính là hàm lượng Beta Carotene dồi dào . Đây là tiền chất của vitamin A giúp cơ thể tăng cường được hệ miễn dịch và giúp sáng mắt cũng như chống lại oxy hóa cực cao.
Hàm lượng chất lycopene trong quả gấc có nhiều hơn trong cà chua gấp 70 lần. Không những tốt cho sức khỏe mà người ăn thường xuyên gấc sẽ có làn da mịn màng và tươi trẻ hơn. Chính vì những đặc tính vượt trội của loại quả này mà gấc được sử dụng làm thức ăn, làm đẹp và chiết xuất thành dầu gấc cực kì bổ dưỡng.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây gấc
Hiện nay việc trồng gấc không quá khó và ngược lại dễ trồng và chăm sóc. Gấc chỉ cần cung cấp đủ nước và làm giàn là đã có thể phát triển xanh tốt được rồi.
Tiêu chuẩn chọn giống
Hiện nay việc trồng và nhân giống cây gấc được thực hiện bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành. Việc gieo hạt sẽ cho thời gian lâu hơn, cây lớn chậm và thu hoạch quả từ đó cũng lâu hơn. Việc trồng bằng việc giâm cành chiết cho cây nhanh lớn và nhanh thu hoạch.
Cách trồng bằng hom
Việc trồng bằng hom sẽ giúp cho cây nhanh phát triển và làm cho cây nhanh thu hoạch. Khi trồng bạn chọn những dây gấc bánh tẻ và cắt thành từng đoạn dài khoảng 40cm. Với mỗi hom bạn phải có từ 2-3 đốt trở lên.
Sau đó bạn bôi vôi vào hai đầu dây gấc già đó và đem giâm trong bầu chứa giá thể đất, mùn cưa, phân và trấu. Chú ý cắm đầu gấc xuống đất khoảng 10cm và đặt nằm nghiên. Lấy tay nén quanh gốc cho chặt rồi đầu ngọn hướng lên trên.
Trong quá trình giâm cành để nơi thoáng mát và giữ ẩm cho bầu đất thường xuyên. Khoảng 2-3 tuần sau đó thì chồi non sẽ mọc lên từ dây bánh tẻ già đó.
Trồng cây con vào hố
Khi cây con giống đạt chiều cao khoảng 70cm và tua cuốn đã bắt đầu xuất hiện thì bạn tiến hành mang cây con ra trồng ở vườn cố định trước đó. Đất trồng cây cần phải được trộn thêm một lượng vôi bột ở đáy và trước khi bón phân hữu cơ, bạn tiến hành đào hố sâu khoảng 50cm và khoảng cách giữa mỗi hố trồng tương đương với khoảng cách giữa các cây từ 3m trở lên.
Hố trồng nên bón trước một lượng phân chuồng hoai mục và vôi bột ủ trước đó 1 tháng sau đó mới trồng cây mới vào. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức. Sau khoảng 1 tuần trồng thì cây gấc sẽ phát triển mạnh và cho ra rễ khá nhiều. Lúc này cần bón thêm phân hữu cơ và xới nhẹ đất quanh gốc để kích thích gốc rễ phát triển.
Chăm sóc cây gấc
Giống như những loại cây dây leo khác. Cây gấc có nhu cầu nước khá cao nên trong giai đoạn mới trồng, lúc cây ra hoa và tạo quả cần phải tưới đủ ẩm cho đất tuy nhiên không được để cây bị gấm nước lâu sẽ gây thối rễ.
Thời kì gấc ra hoa tạo quả nếu thiếu nước sẽ khiến cho hoa dễ bị rụng và quả sẽ bị héo và giảm năng suất.
Chú ý: Dây gấc leo càng cao thì càng ít quả vì vậy nên chỉnh dây cho gấc leo ngang thì mới cho quả nhiều hơn.
Phòng trừ sây bệnh trên cây gấc
Cây gấc là loại cây thân leo tương dối khỏe mạnh tuy nhiên cũng hay bị một số loại sâu bệnh hại tấn công như bọ cánh cứng, sâu ăn lá, bọ dừa vv. Việc này có thể do nguyên nhân từ việc bón phân và tưới nước không hợp lý dẫn đến sâu bệnh hại cây. Để phòng trừ cần chăm sóc thăm vườn thường xuyên sẽ giúp phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để từ đó có hướng xử lý kịp thời. Cây cần phun một số loại thuốc xịt phòng trừ sâu hại hoặc bắt bằng tay sâu cho cây được khỏe mạnh hơn.
Thu hoạch gấc
Gấc là giống chín dần dần chứ không chín đồng loạt. Chính vì thế cho ta thời gian thu hoạch dài ngày. Khi quả gấc chín vỏ sẽ mỏng hơn, mềm hơn và chuyển sang đỏ rực rỡ. Bạn thu hái dần dần cho đến khi hết. Sau thu hoạch mỗi vụ cắt tỉa dây và chỉ để lại 50cm gốc cây đến vụ sau chúng sẽ lại vươn cành lên xanh tốt. Cây gấc là cây lâu năm nên sau khi trồng đến năm thứ 2-3 trở đi thì sẽ cho thu hoạch ngày càng nhiều.
Trên đây là những công dụng và cách trồng gấc đơn giản mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Chúc các bạn thành công.