GE là gì? Những phương pháp làm GE đơn giản nhất

0
2815
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Sử dụng chế phẩm từ thiên nhiên, sinh học trong nông nghiệp và đời sống dần trở thành xu hướng. Phong trào này ngày càng lan tỏa khắp mọi miền đất nước. Nổi trội nhất trong đó, chính là GE. Vậy GE là gì? Công dụng GE như thế nào? Và cách dùng ra sao?

Nội dung chính

1. GE là gì?

GE là tên gọi viết tắt của Garbage Enzyme. Đây là một giải pháp hữu cơ do Tiến sĩ Rosukon (Thái Lan) dành hơn 30 năm nghiên cứu và phát minh. Nhờ vào quá trình lên men các nguyên liệu hữu cơ với đường (mật rỉ đường, đường phên, nước mía, …) và nước sạch.

2/ Công dụng đa năng của GE

Đối với nhiều nhà vườn, GE được xem là phân bón, thuốc trừ sâu lành tính và hiệu quả. Bên cạnh đó, GE còn được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình.

* Đối với cây trồng

– Kích rễ, chồi mọc chi chít với các kích thích tốt sinh học.

– Giúp cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh khi được cung cấp đầy đủ đa – trung lượng tự nhiên.

– Vi lượng dễ hấp thụ trong GE giúp bền màu, tăng hương thơm hoa và tăng độ ngọt cho quả.

– Hạn chế các tác nhân gây hại nhờ vào các chất dẫn xuất xua đuổi côn trùng.

– Giúp ngăn ngừa, loại trừ các nấm bệnh gây hại nhờ vào các chất kháng sinh học.

– Nâng cao sức đề kháng cho cây trồng nhờ vào enzyme và hệ VSV có ích phong phú.

– Giúp diệt trừ cỏ dại hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.

* Đối với con người

– Nước rửa chén, giặt đồ, lau sàn… lành tính, an toàn và vô cùng sạch chất bẩn.

– Nước rửa tay diệt khuẩn.

– Làm sạch không khí thêm thoáng đãng, giảm ô nhiễm môi trường.

3/ Công thức ủ GE

Theo đúng công thức ủ của Tiến sĩ Rosukon, thì GE là thành phẩm của quá trình lên men của 3 phần nguyên liệu hữu cơ : 1 phần đường : 10 phần nước sạch.

Trong đó, đường chính là thức ăn cho vi sinh vật sử dụng trong suốt thời gian lên men. Có thể sử dụng nước mía, đường phên hay mật rỉ đường. Nên lựa chọn sử dụng mật rỉ đường để cung cấp thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật.

4/ Cách làm GE cho lan và hồng

4.1 Cách làm GE chuối

Bước 1: Chuẩn bị

– Mật rỉ đường: sản phẩm phụ của quá trình nấu đường, chứa nguồn dinh dưỡng chất lượng cao cung cấp cho vi sinh vật và rút ngắn thời gian ủ.

– Chuối: sử dụng chuối chín, rửa sạch và cắt/thái thành lát mỏng. Có thể dùng chuối sứ hoặc chuối già.

– Nước sạch: có thể sử dụng nước máy hay nước mưa. Nhưng tốt nhất là sử dụng nước mưa đã lắng đọng.

– Dụng cụ chứa: chỉ chọn bình/hũ bằng nhựa có nắp đậy kín. Nên chọn bình/hũ có miệng nhỏ.

– Vị trí ủ: chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp gây hư hỏng mẻ ủ.

Bước 2: Tiến hành làm GE chuối

– Khuấy đều các thành phần đã chuẩn bị (chuối, mật rỉ đường và nước sạch) theo tỉ lệ 3:1:10 vào dụng cụ chứa.

– Cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần. Vào mỗi lần kiểm tra, phải vặn nắp dụng cụ chứa để xả bớt khí phát sinh trong suốt thời gian ủ và lắc đều.

Sau khoảng 90 ngày đã sử dụng được. Tiến hành lọc và đựng thành phẩm trong chai/hũ nhựa.

4.2 Cách làm GE quế

Bước 1: Chuẩn bị

– Mật rỉ đường: sản phẩm phụ của quá trình nấu đường, chứa nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật và giúp rút ngắn thời gian ủ.

– Quế: vỏ quế tươi đã rửa sạch và xay nhuyễn. Nếu không có vỏ quế tươi, có thể sử dụng bột quế thay thế.

– Thơm (dứa): cắt/ thái nhỏ vỏ thơm đã được rửa sạch.

– Nước sạch: có thể sử dụng nước máy, nước mưa. Nhưng tốt nhất là sử dụng nước mưa đã lắng đọng.

– Dụng cụ chứa: chỉ chọn bình/hũ bằng nhựa có nắp đậy kín. Nên chọn bình/hũ có miệng nhỏ.

– Vị trí ủ: chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp gây hư hỏng mẻ ủ. Tốt nhất chọn nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong suốt thời gian ủ.

– Ngoài ta, để giúp tăng thêm hoạt tính phòng nấm bệnh cũng như giúp quế được phân hủy tốt nhất nên thêm vỏ thơm (dứa) đã rửa sạch và cắt/thái nhỏ.

Bước 2: Tiến hành ủ

– Khuấy đều các thành phần đã chuẩn bị (quế, mật rỉ đường và nước) theo tỉ lệ 3:1:10 vào dụng cụ chứa.

– Cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần. Vào mỗi lần kiểm tra, phải vặn nắp dụng cụ chứa để xả bớt khí phát sinh trong quá trình ủ ra ngoài và lắc đều. Đây cũng chính là lý do vì sao không sử dụng loại dụng cụ chứa bằng thủy tinh, sành hay sứ.

Sau 90 ngày, thành phẩm khi có mùi thơm nhẹ và màu nâu vàng. Tiến hành lọc lấy nước để sử dụng.

4.3 Cách làm GE thơm

Bước 1: Chuẩn bị

– Mật rỉ đường: sản phẩm phụ của quá trình nấu đường, chứa nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật và giúp rút ngắn thời gian ủ.

– Vỏ thơm: vỏ thơm đã rửa sạch và cắt/thái nhỏ.

– Nước sạch: có thể sử dụng nước máy, nước mưa. Nhưng tốt nhất là sử dụng nước mưa đã lắng đọng.

– Dụng cụ chứa: chỉ chọn bình/hũ bằng nhựa có nắp đậy kín. Nên chọn bình/hũ có miệng nhỏ.

– Vị trí ủ: chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp gây hư hỏng mẻ ủ.

Bước 2: Tiến hành ủ

– Khuấy đều các thành phần đã chuẩn bị (vỏ thơm, mật rỉ đường và nước) theo tỉ lệ 3:1:10 vào dụng cụ chứa.

– Cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần. Vào mỗi lần kiểm tra, phải vặn nắp dụng cụ chứa để xả bớt khí phát sinh trong quá trình ủ ra ngoài và lắc đều. 

Sau 90 ngày, thành phẩm khi có mùi thơm và màu nâu sẫm. Tiến hành lọc lấy nước để sử dụng.

4.4 Cách làm GE gừng

Bước 1: Chuẩn bị

– Mật rỉ đường: sản phẩm phụ của quá trình nấu đường, chứa lượng lớn nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật và giúp rút ngắn thời gian ủ.

– Gừng: rửa sạch để tránh bám bụi bẩn ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm. Đặc biệt, cần cắt nhỏ và xay nhuyễn gừng để quá trình diễn ra hiệu quả hơn.

– Nước: chọn loại nước sạch, tốt nhất là nước mưa. Nếu sử dụng nước máy, nên cần làm clo bay hơi rồi mới sử dụng.

– Dụng cụ chứa: chỉ chọn bình/hủ bằng nhựa có nắp đậy kín.

– Vị trí ủ: chọn nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp gây hư hỏng quá trình ủ.

Bước 2: Tiến hành ủ

– Khuấy đều các thành phần đã chuẩn bị (gừng, mật rỉ đường và nước) theo tỉ lệ 3:1:10 vào dụng cụ chứa.

– Cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần. Vào mỗi lần kiểm tra, phải vặn nắp dụng cụ chứa để xả bớt khí phát sinh trong quá trình ủ ra ngoài. Đây cũng chính là lý do vì sao không sử dụng loại dụng cụ chứa bằng thủy tinh, sành hay sứ.

Sau 90 ngày có mùi thơm nhẹ, màu nâu vàng và có lớp màng màu trắng hoặc không có lớp màng là đã sử dụng được.

4.5 Cách làm GE nha đam

Bước 1: Chuẩn bị

– Mật rỉ đường: sản phẩm phụ của quá trình nấu đường, chứa nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật và rút ngắn thời gian ủ.

– Nha đam: rửa sạch và cắt nhỏ thành từng đoạn ngắn.

– Nước sạch: có thể sử dụng nước máy, nước mưa. Nhưng tốt nhất là sử dụng nước mưa đã lắng đọng.

– Dụng cụ chứa: chỉ chọn bình/hũ bằng nhựa có nắp đậy kín. Nên chọn bình/hũ có miệng nhỏ.

– Vị trí ủ: chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp gây hư hỏng mẻ ủ. 

Thành phần làm GE nha đam

Thành phần làm GE nha đam

Bước 2: Tiến hành ủ

– Khuấy đều các thành phần đã chuẩn bị (nha đam, mật rỉ đường và nước) theo tỉ lệ 3:1:10 vào dụng cụ chứa.

– Cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần. Vào mỗi lần kiểm tra, phải vặn nắp dụng cụ chứa để xả bớt khí phát sinh trong suốt quá trình ủ và lắc đều.

Sau khoảng 90 ngày đã sử dụng được. Tiến hành lọc và đựng thành phẩm trong chai/hũ nhựa.

4.6. Cách làm GE tỏi ớt gừng

Bước 1: Chuẩn bị

– Mật rỉ đường: sản phẩm phụ của quá trình nấu đường, chứa nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật và rút ngắn thời gian ủ.

– Tỏi, ớt, gừng: rửa sạch và giã nhuyễn.

– Nước sạch: có thể sử dụng nước máy, nước mưa. Nhưng tốt nhất là sử dụng nước mưa đã lắng đọng.

– Dụng cụ chứa: chỉ chọn bình/hũ bằng nhựa có nắp đậy kín. Nên chọn bình/hũ có miệng nhỏ.

– Vị trí ủ: chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp gây hư hỏng mẻ ủ.

Bước 2: Tiến hành ủ

– Khuấy đều các thành phần đã chuẩn bị (tỏi ớt gừng, mật rỉ đường và nước) theo tỉ lệ 3:1:10 vào dụng cụ chứa.

– Cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần. Vào mỗi lần kiểm tra, phải vặn nắp dụng cụ chứa để xả bớt khí phát sinh trong suốt quá trình ủ và lắc đều.

Sau khoảng 90 ngày đã sử dụng được. Tiến hành lọc và đựng thành phẩm trong chai/hũ nhựa.

5/ Cách làm GE bồ hòn – Nước rửa chén thiên nhiên

Bước 1: Chuẩn bị

– Mật rỉ đường: sản phẩm phụ của quá trình nấu đường, chứa lượng lớn nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật và giúp rút ngắn thời gian ủ.

– Bồ hòn: chuẩn bị bồ hòn già chín tới, đã tách hạt sau đó rửa sạch để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm.

– Nước sạch: có thể sử dụng nước máy, nước mưa. Nhưng tốt nhất là sử dụng nước vo gạo hay nước cám gạo.

– Dụng cụ chứa: chỉ chọn bình/hủ bằng nhựa có nắp đậy kín.

– Vị trí ủ: chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp gây hư hỏng mẻ ủ. Tốt nhất chọn nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong suốt thời gian ủ.

– Ngoài ra, bạn muốn tăng hương thơm, hoạt tính sát khuẩn cho enzyme bồ hòn nên bổ sung thêm vỏ trái cây chứa nhiều tinh dầu như thơm, cam, chanh, bưởi, sả,… Bạn đừng quên cắt nhỏ những nguyên liệu này để tiến trình ủ diễn ra nhanh hơn.

Bước 2: Tiến hành ủ

– Khuấy đều các thành phần đã chuẩn bị (bồ hòn, mật rỉ đường và nước) theo tỉ lệ 3:1:10 vào dụng cụ chứa.

– Cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần. Vào mỗi lần kiểm tra, phải vặn nắp dụng cụ chứa để xả bớt khí phát sinh trong quá trình ủ ra ngoài. Đây cũng chính là lý do vì sao không sử dụng loại dụng cụ chứa bằng thủy tinh, sành hay sứ.

Sau 90 ngày, thành phẩm enzyme bồ hòn khi có mùi thơm nhẹ, màu nâu vàng và lớp màng dày màu trắng. Tiến hành lọc lấy nước để sử dụng. Còn phần bả có thể ủ tiếp hoặc dùng để bón cho cây giúp cải tạo đất trồng.

6/ Lưu ý khi ủ GE tại nhà

Cách làm GE đơn giản với nguyên liệu dễ tìm và tiết kiệm chi phí. Nhưng để có thành phẩm đạt chất lượng cao và an toàn trong thời gian ủ. Cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Bình/hũ chứa tuyệt đối không sử dụng bình/hũ bằng thủy tinh, sành hay sứ. Vì trong thời gian lên men, vi sinh vật hoạt động phân giải nguyên liệu hữu cơ sẽ sinh ra khí làm căng phồng bình/hũ.

– Nên đặt bình/hũ ủ tại nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong suốt quá trình lên men. Vì ánh nắng trực tiếp hay nhiệt độ cao có thể sinh ra vi sinh vật có hại nhiều hơn vi sinh vật có lợi. Gây hư hỏng mẻ ủ.

– GE có thời gian sử dụng là vô hạn. Nên đựng thành phẩm trong bình/chai nhựa. Vì sau khi thu hoạch, vi sinh vật trong đó vẫn còn với mật độ thấp hơn và tiếp tục hoạt động.

7/ Nhận biết mẻ ủ thành công

Mẻ ủ thành công khi không xuất hiện mùi hồi và có màu nâu cánh dán đặc trưng của mật rỉ đường. Nếu sau 4-5 ngày ủ, bốc mùi hôi khó chịu cần khắc phục ngay bằng cách cho lượng rỉ đường vào đúng như ban đầu. Và đợi sau 4-5 ngày nếu hết mùi hồi thì tiếp tục ủ đến 90 ngày rồi thu hoạch.

8/ Cách sử dụng GE

* Đối với cây trồng

– Đối với lan, hồng: khi sử dụng cần pha loãng 2-3 ml/ lít nước sạch và tưới quanh cây. Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì nên tưới 1-2 tuần/lần.

– Đối với cây trồng đất: pha loãng 5-7ml/lít nước sạch và tưới quanh gốc cây. Nên tưới 1-2 lần/tuần cho cây.

* Đối với con người

– Lau nhà: pha loãng 200 ml enzyme bồ hòn với 2 – 5 lít nước sạch.

– Giặt quần áo: pha loãng 100 – 200 ml với nước sạch dùng cho máy giặt 7kg

– Phun xịt cho cây trồng: pha loãng theo tỉ lệ 1:10.

Riêng khi sử dụng làm nước rửa tay hay tẩy rửa dụng cụ bếp, bạn không pha loãng để phát huy tối đa hoạt tính tẩy rửa. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây