Tác dụng của phân bón đối với cây trồng và đất

0
11708
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bạn đang tìm hiểu về phân bón. Tác dụng của phân bón đến năng suất cây trồng như thế nào? Phân bón được chia như thế nào và tác dụng của mỗi loại phân bón. Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về phân bón.

Nội dung chính

Khái niệm về phân bón

  • Khái niệm cơ bản: Phân bón là những chất, hợp chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.
Phân bón là gì? Vai trò của phân bón đối với cây trồng
Phân bón là gì? Vai trò của phân bón đối với cây trồng   
  • Khái niệm theo Nghị định quản lý nhà nước về phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.

Phân bón được chia thành những loại gì?

Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại phân bón. Mỗi cách phân loại dựa trên từng đặc tính khác nhau của phân bón.

  1. Phân loại phân bón theo nguồn gốc và quy trình sản xuất

Theo cách phân loại này, phân bón thường được chia thành 3 nhóm chính:

  • Phân hữu cơ: Lá các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…
  • Phân hóa học: Là các loại phân bón đã được qua chế biến công nghiệp. Như: Phân ure, phân lân nung chảy, phân hỗn hợp NPK…
  • Phân vi sinh: Là các loại phân bón được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân. Trong phân có đưa vi sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời giải quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do…

Sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.

Tác dụng của phân bón ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng
Tác dụng của phân bón ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng
  1. Phân loại phân bón theo phương pháp bón

Ngoài phân loại qua nguồn gốc, phân bón có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Điển hình là dựa theo cách bón phân.

– Bón qua rễ: Đây là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.

– Bón qua lá: Là các loại phân bón được sử dụng được tưới, hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới vào gốc. Cây hấp thụ chát dinh dưỡng thông qua thân lá.

  1. Phân loại theo trạng thái vật lý

Đây là cách phân loại dựa theo trạng thài vật lý của phân. Và nó được chia thành 2 loại chính:

  • Phân bón dạng lỏng: Phân bón ở dạng dung dịch thường được sử dụng để phun lên lá và thân.
  • Phân bón dạng rắn: phân bón ở dạng hợp chất, dạng viên hay dạng tinh thể và dạng bột
  1. Phân loại theo thành phần dinh dưỡng

Đây cũng là một cách phân loại phân bón được khá nhiều người dân sử dụng. Dựa theo thành phần dinh dưỡng, phân bón được chia thành 3 loại:

  • Phân đa lượng: Đây là phân bón chứa các hợp chất đa lượng cung cấp cho cây trồng ở dạng hấp thu được. Các hợp chất này gồm đạm (N), lân (P) và Kali (K).
  • Phân trung lượng: Loại phân bón này có chứa các hợp chất trung lượng cung cấp cho cây. Hợp chất trung lượng bao gồm các loại: canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Si).
  • Phân vi lượng: Cũng giống các loại phân trên, loại phân này cung cấp các hợp chất diinh dưỡng vi lượng ở dạng cây trồng dễ hấp thu. Hợp chất này bao gồm: bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn)
Phân bón chứa nhiều vi lượng và khoáng chất cần thiết cho cây
Phân bón chứa nhiều vi lượng và khoáng chất cần thiết cho cây
  1. Phân loại theo thành phần phân bón

Dựa theo thành phần phân bón, ta chia thành 2 nhóm chính:

– Phân đơn: Đây là loại phân bón vô cơ, trong thành phần chỉ chứa một nguyên tố đa lượng (đạm, lân hoặc kali)

– Phân hỗn hợp: Loại phân này trong thành phần chứa từ 2 nguyên tố đa lượng trở lên hoặc ít nhất 1 nguyên tố đa lượng kết hợp với 2 nguyên tố trung lượng nhớ các liên kết hóa học.

  1. Phân loại theo hợp chất

Dựa vào các hợp chất, phân bón được chia thành 2 loại:

Phân vô cơ: Loại phân bón này được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Phân hữu cơ: Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.

Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng như thời tiết, đất, giống cây, nước,… Trong đó phân bón đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong trồng trọt.

Phân bón đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong trồng trọt
Phân bón đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong trồng trọt

Cây trồng khi được bón phân đầy đủ sẽ đạt được hiệu quả cao:

  • Giúp cây cối tươi tốt, khỏe mạnh.
  • Làm tăng độ phì nhiêu của đất
  • Tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
  • Cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng
  • Bón phân hợp lý, cân đối sẽ giúp năng suất cây trồng tăng cao, phát triển tốt, hạn chế sâu bênh hại, nâng cao chất lượng nông sản.

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây.

Ngoài các ưu điểm chung của việc sử dụng phân bón, mỗi loại phân bón cung cấp các nguyên tố đa, trung vi lượng cho cây trồng. Những nguyên tố mặc dủ cây sử dụng khá ít những lại vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cây.

Một số nguyên nhân khiến phân bón bị thất thoát

Sử dụng phân bón giúp đạt được năng suất cao trong trồng trọt. Tuy nhiên, cây trồng không thể sử dụng hết phân sau khi bón. Một phần không nhỏ lượng phân bón vào sẽ bị thất thoát, khiến cây không thể hấp thụ được

Cây trồng không thể sử dụng hết phân sau khi bón
Cây trồng không thể sử dụng hết phân sau khi bón

Sau đây là một số nguyên nhân gây ra sự thất thoát phân bón trong sử dụng:

  • Bị bốc hơi: Phân bón bị bốc hơi có thể do các phản ứng hóa học, vi sinh vật.. Nhất là đối với các loại phân bón phun trên lá.
  • Bị rửa trôi: Lượng phân bón bị rửa trôi phụ thuộc vào lượng mưa, kết cấu đất, địa hình, loại phân bón sử dụng. Trong trường hợp lượng mưa lớn, cấu trúc đất không tốt, địa hình dốc không có lớp che phủ sẽ khiến lượng phân bón dễ bị rửa trôi.
  • Bị giữ chặt: Phân bón khi bón vào đất có thể bị giữ chặt làm cây không thể hấp thụ được.

Từ các nguyên nhân gây thất thoát phân bón này, bà con nên sử dụng các biện pháp làm giảm sự thất thoát phân bón, tránh tình trạng lãng phí phân bón mà không đem lại hiệu quả cao.

Phân bón có những tác động gì đến môi trường

Ngoài những tác dụng của phân bón đối với trồng trọt, việc sử dụng phân bón cũng tác động không nhỏ đến môi trường.

  • Bón phân quá nhiều sẽ gây dư thừa phân bón trong đất, nhất là phân bón vô cơ. Các chất độc có trong các loại phân bón sẽ theo nguồn nước thấm sâu vào đất, gây ô nhiễm đất, nguồn nước
  • Ô nhiễm từ các nhà máy chế biến phân bón. Do công nghệ chế biến thô sơ, các chất thải ra môi trường không được xử lý đảm bảo gây nên mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, đất, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
  • Ngày nay lượng phân bón quá lớn được bón trong trồng trọt gây ảnh hưởng lớn đến giá trị, chất lượng cây trồng, gây hại cho người sử dụng.
  • Lượng phân bón thất thoát bị nước rửa trôi, dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Một lượng nhỏ bay hơi gây ô nhiễm không khí

Việc sử dụng phân bón quá liều lượng, bón phân không hợp lý gây ra khá nhiều ảnh hưởng xấu đến với môi trường. Bà con nên biết cách sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp nhiều loại phân lại với nhau, sử dụng với liều lượng phù hợp tránh gây ra hiện tượng thất thoát, gây ô nhiễm và tốn kinh phí.

Một trong những giải pháp cốt lõi của vấn đề này là sử dụng phân bón hữu cơ. Điều này giúp cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng một cách hợp lý.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây