Kỹ thuật trồng rau mồng tơi cho lá xanh tươi, nhanh thu hoạch

0
3546
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Ăn nhiều rau mồng tơi rất có lợi cho những người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc biệt là tốt cho người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Mồng tơi vừa dễ ăn, giá rẻ và lại rất dễ trồng, không cần tốn thời gian chăm sóc, tưới bón nên rất được nhiều người ưa chuộng trồng, đặc biệt là trồng tại nhà trong thùng xốp, xô chậu rất dễ dàng. Tại bài viết này Agri sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng rau mồng tơi chất lượng và hiệu quả.

Nội dung chính

Một số điều cần biết khi trồng rau mồng tơi

Rau mồng tơi hiện nay có 3 loại giống, loại phổ biến nhất là rau mồng tơi trắng có thân mảnh, lá nhỏ và có màu xanh nhạt. Loại thứ 2 là rau mồng tơi tía có lá nhỏ, thân và gân lá màu tím đỏ. Loại thứ 3 là giống rau mồng tơi có thân mập, lá to, dày, màu xanh đậm, ít nhớt, loại giống này thì được nhiều nông dân trồng với diện tích lớn để buôn bán trên thị trường.

Rau mồng tơi rất dễ sống và phát triển tốt, có thể trồng quanh năm và không cần phải chăm sóc nhiều, thời điểm thích hợp nhất để trồng rau mồng tơi là vào mùa xuân hè và hè thu. Cây mồng tơi không chịu được ngập úng vào điều kiện đất úng nước hay mưa nhiều.

Rau mồng tơi xanh tốt nếu được trồng đúng kỹ thuật
Rau mồng tơi xanh tốt nếu được trồng đúng kỹ thuật

Mồng tơi là loại cây ưa sáng vì vậy nếu trồng tại nhà thì nên chọn những nơi có nhiều ánh nắng để giúp mồng tơi phát triển tốt. Địa điểm trồng cây mồng tơi có thể trồng trực tiếp ở đất ruộng với diện tích lớn, hoặc trồng tại nhà trong các thùng xốp, xô chậu.

Rau mồng tơi là loại cây thân leo, vậy nếu trồng tại nhà thì nên chọn những nơi sát tường, hoặc cần phải làm giàn để cây leo bám. Việc làm giàn rất đơn giản, chỉ cần dùng những thanh tre hay gỗ cao khoảng 1 – 1,5m rồi cắm sát vào thân cây để cây mồng tơi bám vào.

Làm đất trồng rau mồng tơi

Cây mồng tơi có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên rau sẽ phát triển tốt nếu trồng ở các loại đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất tơi xốp.

Tiến hành làm đất cày xới cho đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ rác. Dùng vôi rải lên mặt ruộng phơi ải để diệt mầm bệnh. Trước khi gieo hạt giống 10 ngày thì cần phải bón lót các loại phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ gồm đạm, lân và kali để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Làm đất lên luống cao 20 – 25cm và rộng 1 – 1,2m. Nếu trồng ở thùng xốp, xô chậu thì xới đất cho tơi xốp rồi san phẳng mặt đất.

Gieo hạt mồng tơi

Hạt mồng tơi dễ nảy mầm nên bạn có thể bỏ qua bước ngâm hạt và chỉ cần dùng hạt giống gieo trực tiếp vào đất.

Tưới nước tạo độ ẩm cho đất. Rạch từng hàng thẳng để gieo hạt cho thẳng hàng hoặc để tiết kiệm thời gian hơn thì chỉ cần rắc đều hạt giống xuống đất với mật độ không quá dày. Sau đó lấp một lớp đất mỏng trộn với tro trấu hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lên hạt. Có thể rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất ăn hạt.

Sau khi gieo hạt thì tưới phun nước cho hạt để giữ ẩm. Trong 1 tuần đầu gieo hạt nên phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm và tránh nắng cho hạt mọc mầm nhanh, sau 1 tuần thì dở tấm đậy ra để rau đón ánh sáng.

Chăm sóc rau mồng tơi

Tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát, nếu vào mùa mưa thì nên hạn chế tưới nước và chú ý che chắn, kiểm tra giữ đất không được bị ngập úng nước vì sẽ khiến cây mồng tơi bị thối rễ.

Hạt mồng tơi sau khi gieo khoảng 1 tuần thì sẽ nảy mầm và sau 2 tuần sẽ mọc cây con có 2 – 3 lá, vào thời điểm này thì cần bón thúc thêm phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân xanh để rau phát triển.

Giai đoạn chăm sóc rau mồng tơi rất quan trọng
Giai đoạn chăm sóc rau mồng tơi rất quan trọng

Khi cây mồng tơi con được 3 – 4 lá, nếu cây con mọc quá dày thì có thể tỉa bớt để ăn rau non. Sau khi tỉa thưa thì bón thêm tro trấu hoặc trùn quế, và sử dụng 1 lượng nhỏ phân ure hòa loãng với nước tưới cho rau khi chiều mát để kích thích rau phát triển tốt trong giai đoạn này.

Thời điểm cây mồng tơi cao 20 – 25cm thì bắt đầu làm giàn để cây leo. Bón bổ sung 1 lượng phân Urê pha loãng với nước để tưới cho cây.

Một điểm lưu ý là rau mồng tơi sinh trưởng tự nhiên, ít sâu bệnh, vì vậy trồng rau mồng tơi thì không nên tưới nhiều phân bón hoặc các loại thuốc kích thích hay thuốc trừ sâu. Chỉ cần chú ý bón phân chuồng ủ mục, tro trấu, tro mùn, phân xanh, tưới nước, thường xuyên bắt sâu, ngắt bỏ những lá vàng úa. Lưu ý tránh để rau mồng tơ tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt hay mưa quá nhiều là được.

Thu hoạch

Rau mồng tơi sau khi trồng được 3 – 4 tuần sẽ cho thu hoạch lá và đọt non. Lưu ý sau mỗi đợt thu hoạch thì bón thúc phân chuồng, đạm, ure, phân NPK để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây mọc lá và nhánh mới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây