Phân Lân là gì? Một số cách sử dụng phân lân hiệu quả

0
2632
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bón phân là việc vô cùng cần thiết để giúp cây trồng phát triển và đạt năng suất cao. Trong đó, phân lân là một trong 3 nguyên tố đa lượng rất cần thiết đối với cây trồng, có vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng của cây. Cùng Agri tìm hiểu xem phân lân là gì? Một số cách sử dụng phân lân giúp nâng cao hiệu quả trồng trọt.

  1. Nội dung chính

    Phân lân là gì?

Phân lân là một trong những loại phân bón vô cơ phổ biến cho cây trồng có công dụng riêng bên cạnh việc kết hợp với phân đạm, phân kali tạo thành hỗn hợp cùng lúc cung cấp các yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng.

Phân lân có chứa nguyên tố dinh dưỡng photpho dưới dạng ion phốt phát, dùng bón cho cây trồng. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỷ lệ % khối lượng P205 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó. Quặng apatit, photphorit thường là nguyên liệu để sản xuất phân lân.

Phân Lân rất quan trọng đối với các loại cây trồng
Phân Lân rất quan trọng đối với các loại cây trồng
  1. Vai trò của phân lân đối với cây trồng

Ở thời kỳ sinh trưởng phân lân rất cần thiết cho cây, nó có công dụng thúc đẩy các quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả/củ to. Cụ thể:

  • Phân lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh. Giúp cây trồng chống nóng, chống lạnh. Bên cạnh đó còn tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi khác như hạn hán, sâu bệnh, úng,….
  • Rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, kết trái.
  • Phân lân còn có tác dụng đệm giúp cây chịu được chua kiềm.
  • Tham gia vào quá trình hô hấp, quang hợp và phát triển bộ rễ của cây.
  • Hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.
  1. Biểu hiện cây trồng khi thiếu lân

Khi thiếu lân cây trồng bị ảnh hưởng đáng kể dẫn đến năng suất thấp và chất lượng kém.

  • Cành lá sinh trưởng kém, rụng nhiều, lá ban đầu xanh đậm sau đó chuyển vàng và chuyển sang tím đỏ (bắt đầu từ các lá phía dưới trước và từ mép lá vào trong).
  • Thiếu lân làm giảm khả năng tổng hợp chất bột, quả ít, chín chậm, hoa khó nở, quả thường có vỏ dày xốp, nấm bệnh dễ tấn công và dễ bị thối.
  • Gây hạn chế trong quá trình quang hợp và hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình đậu quả, giảm tính chống chịu ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.
  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng ra hoa, quả, củ.
  • Rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của cây.
  • Trở ngại cho việc tổng hợp protein do thiếu lân dẫn đến tích lũy đạm dạng Nitrat.
  • Lá bị nhỏ lại, bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng do quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ.
Phân lân giúp tạo rễ và cây sinh trưởng tốt hơn
Phân lân giúp tạo rễ và cây sinh trưởng tốt hơn
  1. Biểu hiện cây trồng khi thừa lân

So với khi cây trồng bị thiếu lân thì biểu hiện thừa lân của cây trồng lại khó phát hiện hơn. Việc cây trồng bị thừa lân dễ kéo theo cây bị thiếu kẽm và đồng.

Bón nhiều phân lân sẽ gây ức chế sinh trưởng cây trồng dẫn đến thừa sắc tố. Khi thừa lân cây sẽ có biểu hiện:

  • Cây bị chín quá sớm, không kịp tích lũy được vụ mùa năng suất cao.
  • Lân thuộc loại nguyên tố linh động, nên có thể di chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non và nhất là ở các bộ phận sinh trưởng.
  1. Kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân

  • Bón phân lân theo đất: Tùy thuộc vào tính chất, độ chua ít hay nhiều của đất mà lựa chọn loại phân cho thích hợp. Dùng phân thiên nhiên đối với đất chua nghèo lân, dùng phân lân nung chảy đối với đất bạc màu, đất nhẹ nghèo Mg và dùng super lân cho đất kiềm trung tính. Theo thành phần cơ giới của đất: đất thịt, thịt nặng khi bón phân lân thường bị giữ lại nên phải bón theo hàng và loại lân cây nhanh hấp thụ.
  • Bón phân lân theo cây: Lúa nên bón phân lân nung chảy hay phân lân thiên nhiên. Ưu tiên bón phân lân cho các loại cây có nhu cầu cao, cây trồng cạn đặc biệt là các cây ngắn ngày nên bón super lân.
  • Phân lân chủ yếu nên dùng để bón lót, dễ tiêu như Super lân thì có thể dùng để bón thúc.
  • Nên bón phân lân kết hợp với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu, bón quá nhiều phân lân có thể khiến cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng.
  • Bón phân lân vào thời kỳ cây trồng có nhu cầu lân cao (ruộng mạ, vườn ươm, lúc cây mới trồng)
  • Đối với cây trồng cạn thường bón hàng theo hốc, bón càng rễ cây càng tốt.
  • Nên bón kết hợp với phân chuồng theo tỷ lệ so với phân chuồng, 2% đối với supe lân, 3 – 5% đối với photphorit.
  • Phối hợp supe lân với các loại lân khác trong sử dụng để tăng hiệu quả sử dụng phân lân.

Bên cạnh đó, người canh tác cần phải theo dõi canh tác tình hình cây trồng của mình để có những biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế sử dụng phân hóa học thay vào đó khuyến khích nên sử dụng phân vi sinh và phân hữu cơ nhiều hơn.

Với những chia sẻ từ bài viết này hy vọng sẽ mang lại những thông tin này hữu ích cho bạn đọc. Giúp dễ dàng và hiệu quả hơn trong việc bón phân lân cho cây trồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây