Các giống ớt hiện nay trên thị trường khá đa dạng, mang đến nhiều sự lựa chọn cho nhà nông. Bà con đang muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về các giống ớt để triển khai mô hình trồng ớt thương phẩm? Vậy bà con đừng vôi lướt qua bài viết của Agri.vn chúng tôi nhé!
-
Ớt Thóc Siêu Cay (Ớt Chỉ Thiên)
Đặc điểm:
- Thông thường ớt mọc rủ xuống, riêng với ớt chỉ thiên thì quả mọc ngược lên trời. Trong Đông Y, rễ, thân, lá của ớt chỉ thiên còn được sử dụng làm thuốc.
- Trái ớt nhỏ, vị khá cay nồng. Cây dễ trồng, không kén đất, chiều cao trung bình khoảng 30-50cm. Cây chịu nhiệt khá tốt từ 18-30oC.
- Do màu sắc đẹp mắt, nhiều màu nên thường được trồng làm cảnh.
- Thời điểm gieo hạt: Quanh năm, thu hoạch sau 80 ngày trồng. Xuất xứ: Việt Nam.
-
Ớt hoa hồng
Đặc điểm:
- Đây là giống ớt có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mới được du nhập vào Việt Nam.
- So với các loài ớt khác, hình dáng của ớt hoa hồng khá độc đáo, kì lạ. Với hình dáng đẹp mắt này mà ớt hoa hồng thường được trồng làm cảnh.
- Cây trưởng thành có chiều cao từ 3-5 m, năng suất ra quả khá cao. Thích hợp trồng làm giá trị kinh tế cho người trồng.
- Thời điểm gieo hạt: Thích nghi với điều kiện khí hậu nhiều vùng, Thường được gieo hạt vào tháng 3 – 4. Thu hoạch chỉ sau 4 tháng.
-
Ớt Xiêm Xanh Rừng (Ớt Sẻ, Ớt Rừng)
Đặc điểm:
- Ra quả to, hương vị ngon hơn so với ớt thông thường. Thường mọc ở những khu vực đồi núi nên số lượng bán ớt xiêm rừng này khá ít.
- Cây mọc cao đến 1m5, ra trái quanh năm, sử dụng để trồng làm kinh tế rất hiệu quả. Tuổi thọ cây ớt xiêm xanh cao từ 2-3 năm.
- Cây sinh trưởng nhanh, ra trái nhiều, có mùi thơm, vị cay thanh.
- Thời điểm gieo hạt: Gieo trồng quanh năm, thu hoạch chỉ sau 45 ngày.
-
Ớt Chỉ Địa Hàn Quốc
Đặc điểm:
- Giống ớt được biết đến cho lượng năng suất mỗi lần thu hoạch tới 20-21 tấn/ha. Nhờ đặc điểm tán lá dày và rộng, nên tỉ lệ sai trái rất cao.
- Với chiều dài trung bình từ 14-18cm, thịt quả dày. Sức kháng sâu bệnh của ớt chỉ địa rất tốt.
- Tốc độ sinh trưởng nhanh, khi chín có màu đỏ đậm.
- Thích hợp trồng nơi có nhiệt độ từ 25-30oC, ớt không kén đất trồng.
- Thời điểm gieo hạt: Trồng được quanh năm, thu hoạch sau 90-100 ngày.
-
Ớt Sừng Trâu
Đặc điểm:
- Giống ớt này chưa được nhiều người trồng nên giá bán khá cao. Cây dễ trồng, khả năng thích nghi tốt với nhiều đất trồng.
- Trái rất to, nhưng đây lại là giống ớt không cay, ngọt. Thường được ăn sống hoặc trang trí món ăn.
- Ra trái màu xanh, khi chín sẽ chuyển thành màu đỏ đậm. Trái thường chín rộ, đồng loạt nên thuận lợi khi thu hoạch.
- Đây cũng là loại ớt khi làm trồng kinh tế sẽ cho năng suất rất cao.
- Thời điểm gieo hạt: Khoảng trung tuần tháng 6, ớt thu hoạch vào tháng 9. Khoảng 90-120 ngày cây bắt đầu cho ra trái.
-
Ớt Ngũ Sắc
Đặc điểm:
- Khi bạn nhìn cây giống ớt này sẽ bị thu hút ngay lập tức bởi màu sắc rực rỡ, đẹp mắt. Cùng một cây nhưng lại có nhiều màu sắc từ xanh, đỏ, vàng, tím,… Tỷ lệ màu sắc có sự thay đổi ở những nơi có khí hậu khác nhau.
- Cây thường có chiều cao từ 50 – 60cm, được nhiều người ưa chuộng để làm cảnh.
- Bên cạnh đó, ớt ngũ sắc còn ý nghĩa mang may mắn tới gia chủ.
- Cây ưa ánh sáng, càng nắng nhiều màu sắc quả càng đẹp. không chịu được ngập úng.
- Thời điểm gieo hạt: Trồng được quanh năm, sau 50 – 70 ngày thì cho thu hoạch. Xuất xứ: Nga.
-
Ớt Đậu Đũa (Ớt Dài Khổng Lồ)
Đặc điểm:
- Với chiều dài quả từ 25 – 30cm vượt trội hơn rất nhiều so với giống ớt còn lại.
- Mới được phát triển ở Việt Nam nhưng đã nhanh chóng được nhiều nông dân ưa chuộng. Do đặc tính phát triển nhanh, mật độ quả cao và năng suất rất cao.
- Có độ cay nồng thường xuất hiện trong món ăn của Hàn Quốc, Trung Quốc,… Ớt đậu đũa còn có màu tím, vàng, xanh.
- Thời điểm gieo hạt: quanh năm, Sau khi ra hoa khoảng 35 – 40 ngày, tiến hoạch thu hoạch trái kéo dài tận 2 tháng.
-
Ớt Bi
Đặc điểm:
- Quả tròn, nhỏ hình dáng giống quả cà chua. Lượng quả trên cây nhiều với màu sắc bắt mắt nên được dùng làm cây bonsai.
- Mang ý nghĩa phong thủy giúp thu hút tài lộc, may mắn chó sự hưng thịnh gia chủ.
- Thuộc cây trồng ngắn ngày, cho thu hoạch nhanh và nhiều trái.
- Làm gia vị giúp các món ăn thơm ngon cay nồng, chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe.
- Thời điểm gieo hạt: Thích hợp trồng vào mùa hè. Thu hoạch sau 70 ngày.
-
Ớt Bàn Đào (Ớt Đào Tiên)
Đặc điểm:
- Đúng với tên gọi ớt có hình dáng trái đào bé, màu sắc sặc sỡ từ đỏ, vàng, cam,…
- Cây cao khoảng 30 – 50 cm, nhiều nhánh. Mỗi đợt thu hoạch cho ra nhiều trái, trồng làm kinh tế năng suất cao.
- Cách trồng và chăm sóc không đòi hỏi nhiều kĩ thuật. Cây có thể trồng trong chỗ râm, không ưa nắng mạnh.
- Thời điểm gieo hạt: Nhiệt độ từ 20 – 25oC, sau khoảng 80 ngày đã có thể thu hoạch được lứa đầu tiên.
-
Ớt Chuông (Ớt Ngọt)
Đặc điểm:
- Nguồn gốc từ Trung Nam Mỹ, được ưa chuộng với màu sắc đẹp mắt làm trang trí món ăn.
- Quả hình khối vuông, to thịt dày vị ngọt. Có thể đạt tới kích thước với đường kính 5 – 8 cm, to bằng quả ổi.
- Loại ớt ngọt thích hợp với khí hậu của Đà lạt, thường có 3 màu xanh, đỏ, vàng.
- Chứa nhiều vitamin A, C tốt cho sức khỏe được nhiều gia đình trồng tại nhà do cây không kén đất, năng suất cao.
- Khi trồng bạn cần lưu ý tưới nước nhiều cho cây ớt chuông do cây ưa ẩm.
- Thời điểm gieo hạt: Quanh năm, khi thấy vỏ quả bóng, ấn vào cứng tay, nghe có tiếng “pop” là bạn đã thu hoạch được nhé.
-
Ớt Trinidad Moruga Scorpion
Đặc điểm:
- Đây được coi là loại ớt cay nhất trên thế giới, với vị cay rất độc. Lọt top hạt giống quý hiếm tại Mỹ.
- Cần cẩn thận nếu như bạn ăn loại ớt này, do độ cay được ví như “quả cầu lửa” tàn phá lưỡi và dạ dày. Độ cay có thể gây uy hại đến sức khỏe nếu như bạn ăn nhiều.
- Tuy vậy độ ngon khi ăn ớt này được nhiều người mê ăn cay đánh giá cao với hương vị tuyệt vời.
-
Ớt Naga Viper
Đặc điểm:
- Độ cay của giống ớt có xuất xứ từ Anh có thể khiến người bình thường bỏng niêm mạc đường tiêu hóa.
- Với độ cay “kinh khủng” này mà ớt Naga Viper còn được ứng dụng trong quốc phòng. Chế tạo vũ khí chống bạo động hiệu quả bởi vị cay và nồng.
Agri.vn mong rằng với nội dung bài viết này, bà con nông dân sẽ không còn bỡ ngỡ khi nhắc đến những giống ớt hiện nay được trồng nhiều ở nước ta. Bà con đừng quên theo dõi chúng tôi để câp nhật thêm những tin tức mới nhất về nông nghiệp nhé!