Bật mí cách trồng hoa hồng leo trong chậu đơn giản

0
1665
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mang nét đẹp nền nã và quyến rũ, hoa hồng là giống cây được rất nhiều người yêu thích. Bên cạnh những giống hồng thân gỗ thì hồng leo cũng được không ít gia đình chọn lựa để trồng trong vườn nhà. Nếu biết cách, hồng leo hoàn toàn có thể sinh trưởng và phát triển rất tốt dù chỉ được trồng trong chậu. Cách trồng hoa hồng leo trong chậu cũng khá đơn giản nếu bạn nắm được kỹ thuật cơ bản sau.

Nội dung chính

Chuẩn bị chậu trồng

Chậu trồng hồng leo không cần phải quá lớn. Bạn có thể chọn chậu có kích cỡ, kiểu dáng tùy thích. Điều quan trọng là chậu trồng phải thoát nước tốt, không để cây bị ngập úng. Tốt nhất nên kê chậu cao hơn mặt sàn ít nhất 5mm để tránh nước đọng khi trời mưa hay tưới quá nhiều làm úng rễ. Cần xử lý sơ chậu bằng vôi trước khi trồng để tránh lây mầm bệnh cho cây.

Chuẩn bị chậu với kích thước phù hợp để cây phát triển
Chuẩn bị chậu với kích thước phù hợp để cây phát triển

Chọn cây con

Hồng leo thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Cách làm này vừa giúp cây nhanh lớn, thừa hưởng được đặc tính khỏe mạnh của cây mẹ lại ít tốn thời gian hơn nhiều so với gieo hạt.

Cây hồng leo con nên chọn những cây khỏe mạnh, cành to khỏe và chưa ra hoa. Tốt nhất nên chọn mua ở địa chỉ uy tín, không sử dụng thuốc kích thích.

Đất trồng hồng leo

Vì phải trồng trong chậu nên hồng leo cần đất trồng hồng leo cần phải được trộn đúng kỹ thuật. Theo đó, đất trồng hồng leo cần đạt những tiêu chuẩn như:

– Đất phải có độ tơi xốp tốt, giúp giữ ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho rễ phát triển.

– Đảm bảo lượng dinh dưỡng trong đất đủ cho thân hồng phát triển tối đa. Có thể trộn đất theo tỷ lệ 2 tro trấu : 1 phân chuồng : ½ phân vi sinh. Hỗn hợp dinh dưỡng cần được trộn thật đều và kỹ lưỡng trước khi cho vào chậu.

Trồng hồng leo trong chậu

Trước khi trồng hồng leo trong chậu, bạn cần lót một lớp sỏi hoặc than dưới đáy. Cách làm này sẽ đảm bảo khả năng thoát nước của chậu được tốt hơn. Tiếp theo mới cho đất trồng đã chuẩn bị vào chậu. Lượng đất chỉ cần ngập 2/3 chậu là vừa đủ.

cách trồng hoa hồng leo trong chậu
Nên bỏ lớp than hoặc sỏi nhỏ nhằm giảm khả năng thoát nước

Cây hồng leo con mang về cần lấy ra khỏi chậu cũ một cách nhẹ nhàng, tránh làm đứt rễ hay tổn thương cây rồi mới đặt vào chậu mới. Sau khi đặt cây con vào chậu mới thì chỉ cần lấp đất thêm vào là dược.

Sau khi cây hồng leo được thay qua chậu mới thì phần rễ sẽ dễ tổn thương hơn do bị tác động quá nhiều. Bạn cần cắm thêm một đến hai cây cọc rồi cột cố định vào cây hồng.

Tưới nước cho hồng leo

Cây hồng leo không cần quá nhiều nước. Bạn chỉ cần tưới nhẹ vào mỗi buổi sáng, tốt nhất nên sử dụng vòi phun chuyên dụng. Nếu thời tiết quá nắng và nóng thì bạn cần tưới thêm một lần nữa vào buổi chiều. Tuy nhiên, không nên tưới lên phần lá. Nước đọng ở lá về đêm sẽ làm cây hồng dễ bị sâu bệnh xâm nhập.

Thường xuyên tưới nước để hồng leo phát triển tốt
Thường xuyên tưới nước để hồng leo phát triển tốt

Mặc dù vậy, vì được trồng trong chậu nên khả năng giữ ẩm của hồng leo sẽ rất hạn chế, bạn cần phải tưới cây mỗi ngày. Lượng nước không nhiều nhưng tưới thường xuyên sẽ giúp cây nhận đủ nước để sinh trưởng và phát triển.

Bón phân cho hồng leo trồng trong chậu

Cây con sau khi thay chậu khoản 5 ngày cần nhận thêm dinh dưỡng để phát triển. Bạn có thể sử dụng một số loại phân bón lá như ba lá xanh, HPV, rong biển, phân cá, …. Những loại phân này vừa tốt lá lại vừa kích thích rễ phát triển.

Khoảng nửa tháng sau cây đã bắt đầu ra lá non nên cần bổ sung thêm một số loại phân hạ như phân dơi, NPK, DAP, … Cách bón phân trong giai đoạn này cũng khá đơn giản. Chỉ cần rải phân quanh gốc rồi lấp đất lại. Để tránh làm cây bị cháy lá hay thừa dinh dưỡng, tốt nhất bẹn nên sử dụng một lượng phân vừa phải. Hãy nhớ tưới nước sau khi bón phân để cây dễ hấp thu dinh dưỡng hơn nhé.

Tỉa cành cho cây hồng leo

Cũng giống như nhiều loại cây cảnh khác, hồng leo cũng cần cắt tỉa thường xuyên. Những cành khô, cành ốm yếu, lá vàng, lá bị sâu bệnh, … đều cần được cắt tỉa gọn gàng. Cắt tỉa đúng cách sẽ giúp cây khỏe mạnh, ít bệnh và có bề ngoài tươm tất hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

Hồng leo là loại cây có thể gặp khá nhiều loại sâu bệnh. Thường gặp nhất là bệnh nấm cây. Nấm cây khá nguy hiểm vì khả năng lây lan nhanh, cây sau khi mắc bệnh mà không được can thiệp kịp thời sẽ nhanh chóng bị chết. Ngoài ra hồng leo còn có thể gặp các loại sâu bệnh phổ biến như nhện đỏ, bọ trĩ, sâu, ốc sên, rệp sáp…

Bạn nên thường xuyên bắt sâu hoặc phun thuốc diệt côn trùng
Bạn nên thường xuyên bắt sâu hoặc phun thuốc diệt côn trùng

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa và quan sát cây mỗi ngày để tiêu diệt mầm bệnh sớm. Ví dụ nếu gần ngọn cây và dưới lá có chấm trắng thì cây đã bị rệp sáp tấn công. Bạn cần ngay lập tức loại bỏ những lá đó để tránh bệnh bị lây lan.

Với các loại bỏ trĩ, ốc sên, … bạn hoàn toàn có thể dùng tay không để bắt hàng ngày. Nhưng thực tế, khi cây hồng leo đã phát triển rậm rạp thì mọi loại sâu bệnh đều rất khó để điều trị thủ công. Tốt nhất hãy tìm mua thuốc hóa học tại các cửa tiệm uy tín để phun cho cây.

Hồng leo là loại cây không khó để trồng trong chậu. Bạn chỉ cần chuẩn bị đất trồng đúng tiêu chuẩn, trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật đã hưỡng dẫn là có thể thực hiện được ngay. Hy vọng với cách trồng hồng leo trong chậu mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ nhanh chóng có được một chậu hồng leo tươi tốt, nhiều hoa như ý muốn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây