Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

0
3258
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Câu lộc vừng được trồng rất phổ biến ở nước ta. Hiện nay, loại cây này không chỉ là cây thuốc bình thường mà còn được nhiều gia đình trồng để làm cảnh vì có dáng đẹp và mang ý nghĩa tốt lành. Tuy nhiên, cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để có thể trồng cây lộc vừng đúng cách và giúp cây phát triển tốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung sau đây.

Cây lộc vừng sẽ phát triển tốt và cho hoa lá đẹp nếu được trồng và chăm sóc đúng cách
Cây lộc vừng sẽ phát triển tốt và cho hoa lá đẹp nếu được trồng và chăm sóc đúng cách  

Nội dung chính

Đặc điểm của cây lộc vừng

Cây lộc vừng là một trong những cây tứ quý trong phong thủy (Sanh, sung, tùng, lộc). Đây là loại cây có thân gỗ, khi trưởng thành có đường kính khá lớn. Thậm chí đường kính của những cây cổ thụ có thể bằng một vòng ôm. Cây lộc vừng có tuổi thọ khá cao, có thể sống đến trăm năm nếu chăm sóc tốt.

Lá cây lộc vừng khá nhiều có hình bầu dục màu xanh thẩm. Đường vân của lá cũng khá rõ ràng. Các nhành hoa lộc vừng mọc theo chùm dài màu đỏ tươi đẹp mắt. Nhất là khi dưới ánh mặt trời, nhụy hoa lộc vừng màu vàng nhạt càng lắp lánh hơn.

Điểm đặc biệt thu hút ở lộc vừng là cành lá cây xum xuê. Lá cây hình bầu dục, màu xanh thẫm đẹp mắt, đường gân lá rõ ràng. Lộc vừng thường có nhiều loại nhưng được trồng phổ biến nhất là loại có hoa màu đỏ.

Trồng lộc vừng như thế nào?

Trồng lộc vừng khá dễ dàng nhưng bạn cần lưu ý 2 điều sau:

  1. Nhân giống

Thật ra trồng lộc vừng không quá khó nếu bạn thực hiện đúng cách. Có hai cách trồng lộc vừng phổ biến nhất là trồng lộc vừng bằng cách chiết cách và trồng lộc vừng bằng cách gieo hạt giống.

Tuy nhiên, do hoa lộc vừng thường rất khó đậu quả nên người ta thường nhân giống cây lộc vừng bằng cách chiết cành. Chiết cành giúp cây trồng nhanh phát triển, tỷ lệ sống khá cao.

Lộc vừng thường được nhân giống bằng cách chiết cành
Lộc vừng thường được nhân giống bằng cách chiết cành

Người ta thường thực hiện chiết cành vào mỗi mùa hè (vào đầu tháng 6 đến cuối tháng 7). Lúc này thời tiết có đầy đủ ánh nắng, thích hợp để nhân giống cây non. Những cây khỏe mạnh, nhiều cành sẽ được chọn làm cây mẹ để lấy cành giống. Cành sau khi tách sẽ được ngâm trong nước thuốc kích rễ.

  1. Chậu và đất trồng

Bạn nên chọn loại đất có nhiều dưỡng chất để trồng cây con. Cần phải xới đất, và ủ thêm phân chuồng (Phân bò là lý tưởng nhất) trước khi trồng cây. Phương pháp này sẽ giúp tăng dưỡng chất và tạo điều kiện tốt nhất cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng để phát triển.

Đất trồng cây lộc vừng con phải xốp, đầy đủ dưỡng chất
Đất trồng cây lộc vừng con phải xốp, đầy đủ dưỡng chất

Trường hợp muốn trồng trong chậu thì hãy chọn loại chậu bằng sành, đất nung và có phần lỗ thoát nước bên dưới. Để tránh vi khuẩn gây hại thì bạn hãy vệ sinh chậu sạch sẽ trước khi cho đất vào và trồng cây.

Chăm sóc cây lộc vừng như thế nào?

Cây lộc vừng có sức sinh trưởng mạnh, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc cẩn thận cây sẽ phát triển tốt tươi, cho dáng đẹp và nhiều hoa hơn.

  1. Vị trí

Những vị trí nhiều nắng sẽ hợp để cây lộc vừng sinh trưởng vì đây là loại cây ưa nắng. Nếu gặp điều kiện phù hợp, cây sẽ lớn đẹp, nhiều lá, nhiều hoa mà không cần phải tác động bằng bất kỳ loại phân thuốc nào. Nếu trồng ở nơi thiếu ánh sáng, cây sẽ chậm lớn, không ra hoa và còi cọc hơn rất nhiều.

Nếu trồng cây trong chậu và muốn làm đẹp trong nhà thì cần chú ý phơi nắng cây. Có thể phun thêm ít thuốc kích thích để cây nở hoa đẹp khi đến mùa.

Tham khảo Chăm sóc cây lộc vừng trồng trên chậu và bài viết Ban công xanh mát với cây lộc vừng

  1. Tưới nước

Không cần phải tưới quá nhiều nước cho lộc vừng. Khi trồng cây lộc vừng bạn cần phải đảm bảo khả năng thoát nước để tránh cây bị đọng nước, úng rễ.

Theo đó, cây mới trồng chỉ lên tưới khoảng 2 lần trong ngày. Tuy nhiên, lượng nước tưới còn phải phụ thuộc vào thời tiết. Nếu trời quá nắng bạn có thể tưới thêm 1 lần hoặc nếu trời mưa thì tưới ít lại hoặc ngưng tưới. Đến lúc cây trưởng thành thì số lần tưới này có thể giảm dần mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần tùy thời tiết.

Cần cẩn thận khi chăm sóc cây lộc vừng
Cần cẩn thận khi chăm sóc cây lộc vừng

Tham khảo: Thiết bị tưới cảnh quan

  1. Một vài điều cần lưu ý khác khi chăm sóc cây lộc vừng

– Cây lộc vừng vừa mang về trồng thường khá yếu. Để đảm bảo cây không bị tổn thương bạn nên làm thêm rào chắn xung quanh để tránh gió lớn hay động vật.

– Nếu muốn cây ra hoa đúng mùa và rút ngắn thời gian phát triển, bạn có thể định kỳ tưới thêm phân NPK cho cây. Việc pha phân với nước tưới sẽ giúp rễ cây dễ hấp thụ và đạt hiệu quả tốt nhất.

– Trường hợp cây trồng trong chậu thì bạn hãy định kỳ thay đất trong khoảng ít nhất là 4 năm. Nhờ đó, môi trường dưỡng chất trong đất sẽ luôn đảm bảo cho cây phát triển.

Cây lộc vừng mặc dù dễ sinh trưởng nhưng cũng cần phải lưu ý khi trồng và chăm sóc để có được điều kiện phát triển tốt nhất. Hy vọng với nội dung trong bài bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cho để chăm sóc cho cây lộc vừng của mình.

Tham khảo

Mùa hoa lộc vừng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây