Với mức giá vịt trời thương phẩm giao động từ 140 -160 ngàn đồng/kg khi xuất bán. Kết hợp với thời gian nuôi ngắn, cách chăm sóc đơn giản, là loài ít bệnh tật, dễ nuôi. Đồng thời nhu cầu thị trường rất cao, thương lái thường tới tận trang trại để thu mua, thì chăn nuôi vịt trời là sự lựa chọn an toàn với những nông hộ đang có ý định lựa chọn vật nuôi để phát triển kinh tế. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật nuôi vịt trời hiệu quả, thu lãi lớn thông qua bài viết dưới đây nhé!
-
Cách chọn vịt trời giống
Khâu lựa chọn vịt trời giống quyết định tới 30% hiệu quả chăn nuôi loại gia cầm này. Bà con cần lưu ý lựa chọn con giống có những phẩm chất sau đây cho đàn vịt nhà mình:
- Vịt giống phải lựa chọn những con có bố mẹ to lớn, khả năng tăng trọng cao, phẩm chất tốt để vịt con thừa hưởng được những đặc tính di truyền tốt.
- Không lựa chọn vịt trời thương phẩm làm giống.
- Lựa chọn mua vịt con tại những cơ sở chăn nuôi uy tín, đảm bảo cung cấp giống sạch bệnh, nguồn gốc rõ ràng.
- Lựa chọn những con vịt mới nở có các đặc điểm: lông mượt, rốn khô, chân mỏ đều, cơ thể cân đối, nhanh nhẹn và nặng từ 45g trở lên để làm giống nuôi thương phẩm.
- Loại bỏ những con bị dị tật, 2 chân không cân đối, lông bết, ủ rũ hoặc chậm chạp.
-
Cách làm chuồng trại chăn nuôi vịt trời
Tùy vào điều kiện cụ thể để làm chuồng trại nuôi vịt trời cho phù hợp. Có thể lát nền bằng xi măng hoặc để nền đất lót lớp phủ như: trấu, rơm rạ đều được. Nên nuôi nhốt vịt tại các lứa tuổi khác nhau vào riêng từng ô để tiện chăm sóc và quản lý đàn. Vịt con mới nở nên úm trong ô riêng với mật độ từ 150 -200 con/ô hoặc nhốt vào lồng có đèn sưởi để giữ nhiệt. Sau khi vịt đã cứng cáp hơn, có thể chăn thả theo phương thức nuôi đang được áp dụng.
Nuôi vịt trời thương phẩm cần đảm bảo chuồng trại có sân chơi. Bố trí máng ăn máng uống đầy đủ và giữ máng chứa luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh phát sinh mầm bệnh. Đặt máng ăn trong chuồng ở góc riêng đảm bảo không làm ướt chỗ vịt nằm. Cần vệ sinh chuồng trại chăn nuôi hàng ngày, sát khuẩn định kì hạn chế lây lan và phát sinh dịch bệnh.
-
Vịt trời ăn gì?
3.1 Các loại thức ăn cho vịt trời
Trong cách nuôi vịt trời nói riêng và các gia cầm khác nói chung, bà con cần đảm bảo cân đối đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn. Nguồn thức ăn cho vịt trời khá đa dạng có thể lấy từ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn tổng hợp… và chia thành 4 nhóm chính như sau:
– Nhóm năng lượng: cung cấp nguồn năng lượng chính để vịt hoạt động và phát triển, bao gồm các loại ngũ cốc, tinh bột như: thóc, ngô, cám, tấm, khoai, sắn…
– Nhóm chất đạm: bà con có thể bổ sung đạm thực vật cho vịt trời ăn bằng các sản phẩm nông nghiệp như: đậu tương, vừng, lạc, khô dầu… hoặc đạm động vật như: tôm, cá, giun đất, cua, ốc,…
– Nhóm chất khoáng: sử dụng các khoáng chất có trong tự nhiên chủ yếu tới từ vỏ các loài giáp xác như: cua, trai, ốc, hến, tôm, trứng… được cho vào máy băm nghiền đa năng nghiền nát nhuyễn để tăng cường khả năng hấp thu và tránh làm hóc nếu vịt còn nhỏ, thúc đẩy quá trình phát triển xương, cơ, cho chất lượng thịt thơm ngon hơn.
– Nhóm vitamin: giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bà con bổ sung thêm: rau xanh, cỏ, lá cây, quả quả… Nếu nguồn cung cấp từ tự nhiên khan hiếm, bà con có thể bổ sung vitamin công nghiệp vào thức ăn như: oremix vitamin, B- complex…
3.2 Thức ăn cho vịt trời theo từng giai đoạn
– Vịt từ 1- 3 ngày tuổi: giai đoạn sơ sinh này vịt còn khá nhỏ, chưa có nhu cầu ăn cao, bà con chỉ nên tập cho vịt ăn một số thức ăn dễ hấp thu như tinh bột: bột gạo, bột ngô. Ngày thứ 2,3 có thể cho vịt ăn thêm cám viên dạng nhỏ và bổ sung thêm chất điện giải, B complex và vitamin C vào nước uống. Nếu trang trại nhà bà con có qui mô chăn nuôi vịt trời lớn, nên sử dụng máy ép cám viên chăn nuôi hỗ trợ tạo hình cám viên theo các kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi của vịt trời, vừa tiết kiệm chi phí thức ăn, vừa đảm bảo vịt hấp thu tốt nhất. Bổ sung khoảng 21g thức ăn/con/ngày.
– Vịt từ 4 -10 ngày tuổi: ngoài thức ăn giàu năng lượng, bà con có thể bổ sung thêm các thức ăn giàu đạm như: ốc, giun băm nát nhuyễn và trộn với cơm, rồi mới thay thế từ từ cho ăn thức ăn riêng rẽ. Giai đoạn này vịt đã có thể bơi xuống nước từ 5 -10 phút /ngày và tăng dần lên cho đến ngày thứ 10 có thể để vịt trời con bơi tự do. Bổ sung khoảng 56g thức ăn/con/ngày.
– Vịt từ 11 -20 ngày tuổi: ngoài thức ăn giàu tinh bột và đạm, bà con cần bổ sung thêm khoáng chất hỗ trợ quá trình phát triển cơ –xương diễn ra tốt hơn bằng các động vật giáp xác như: tôm, cua, cá và trộn thêm với các loại thức ăn khác. Đến ngày 20 có thể cho vịt trời tập ăn thóc. Từ ngày thứ 15 trở đi, bà con có thể kết hợp hình thức chăn thả tự nhiên để vịt trời phát huy tập tính hoang dã, tự kiếm ăn. Bổ sung khoảng 100g thức ăn/con/ngày.
– Vịt từ 20 -80 ngày tuổi: từ ngày thứ 30 trở đi, bà con có thể cho vịt trời ăn đầy đủ các nhóm thức ăn như vịt trưởng thành kết hợp với chăn thả tự nhiên. Bổ sung khoảng 140g thức ăn/con/ngày.
– Sau 70 ngày cần tiến hành phân loại vịt và chọn ra những con có phẩm chất tốt để làm giống hoặc vịt đẻ trứng. Số còn lại chờ đủ 80 ngày tuổi là có thể bán vịt trời thịt.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cách nuôi vịt trời thu hiệu quả cao nhất. Dù bà con lựa chọn mô hình nuôi nào cũng cần giữ vệ sinh chuồng trại và tiêm vacxin định kì để phòng tránh một số bệnh cúm gia cầm, bệnh đường ruột, tụ huyết trùng… có thể xảy ra và ảnh hưởng tới chăn nuôi. Chúc bà con có đàn vịt trời lớn nhanh, khỏe mạnh, lãi lớn.